Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại huyện đảo phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 32 - 38)

6. Kết cấu của đề tài

1.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu

vốn lưu động và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

Trong phần này, luận văn trình bày một số các nghiên cứu thực nghiệm điển hình về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đã được thực hiện trong thời gian qua ở nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển.

Tại châu Âu, nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của công ty đã được thực hiện bởi một số tác giả. Chẳng hạn:

 Shin và Soenen (1998) sử dụng một mẫu gồm 58.985 công ty ở Mỹ giai đoạn 1975-1994, nhóm tác giả đã phát hiện một mối quan hệ nghịch chiều (–) giữa

chu kỳ thương mại ròng (NTC) và hiệu quả hoạt động của các công ty. Cũng tại Mỹ,

Gill và cộng sự (2010) đã điều tra mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả của 88 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán New York giai đoạn 2005-2008. Nhóm tác giả phát hiện một mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, nhóm tác giả cho rằng các nhà quản lý có thể tạo ra lợi nhuận cho công ty bởi việc xử lý đúng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và bằng cách giữ cho các khoản phải thu ở mức tối ưu.

 Deloof (2003) sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng trên một mẫu gồm 1.009 công ty phi tài chính ở Bỉ giai đoạn 1992-1996, tác giả đã tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều (–) giữa kỳ chuyển đổi các khoản phải thu, kỳ chuyển đổi

với hiệu quả hoạt động của công ty. Các biến kiểm soát như tăng trưởng doanh thu và cấu trúc tài sản có quan hệ thuận chiều (+) với hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, tỷ số nợ có quan hệ nghịch chiều với hiệu quả hoạt động công ty.

 Lazaridis và Trifonidis (2006) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của 131 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của Hy Lạp giai đoạn 2001-2004. Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, nhóm tác giả đã phát hiện mối quan hệ nghịch chiều (–) giữa CCC và hiệu quả hoạt động trên một mẫu gồm. Tuy nhiên, trong các thành phần vốn lưu động, chỉ có kỳ chuyển đổi các khoản phải thu có tác động nghịch chiều (–) với hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, các biến kiểm soát như cấu trúc tài sản, cấu trúc vốn và quy mô doanh nghiệp không phải là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

 Pedro và cộng sự (2007) đã điều tra tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của 8.872 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Tây Ban Nha giai đoạn 1996-2002. Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, nhóm tác giả đã phát hiện một mối quan hệ nghịch chiều (–) giữa kỳ chuyển đổi các khoản phải thu, kỳ chuyển đổi hàng tồn kho, kỳ chuyển đổi các khoản phải trả, chu kỳ chuyển đổi

tiền mặt (CCC) với hiệu quả hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn

cho thấy quy mô và cơ hội tăng trưởng là các biến kiểm soát có tác động thuận chiều (+) với hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên biến kiểm soát cấu trúc vốn có tác động nghịch chiều (–) với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

 Garcia và công sự (2011) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của 2.974 công ty niêm yết trên 11 Sở Giao dịch Chứng khoán châu Âu giai đoạn 1998-2009. Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC), chu kỳ chuyển đổi các khoản phải thu (RP), chu kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (IP) và chu kỳ chuyển đổi các khoản phải trả (PP) có ảnh hưởng nghịch chiều (–) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhóm tác giả cho rằng các công ty có thể tăng lợi nhuận bằng cách rút ngắn thời gian thu nợ, hàng tồn kho và các khoản phải trả. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy quy mô là biến kiểm soát có tác động thuận chiều

(+) với hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên các biến kiểm soát như cấu trúc vốn và tính thanh khoản có tác động nghịch chiều (–) với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Tại châu Phi, nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của công ty đã được thực hiện bởi một số tác giả. Chẳng hạn:

 Falope và Alijore (2009) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của 50 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Nigeria giai đoạn 1999-2005. Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC), chu kỳ chuyển đổi các khoản phải thu (RP), chu kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (IP) và chu kỳ chuyển đổi các khoản phải trả (PP) có ảnh hưởng nghịch chiều (–) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

 Richard và cộng sự (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của 13 doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán của Ghana giai đoạn 2005-2009. Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ nghịch chiều (–) đáng kể giữa hiệu quả hoạt động và kỳ chuyển đổi các khoản phải thu bình quân của công ty. Trong khi đó, giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và hiệu quả hoạt động lại có mối quan hệ thuận chiều.

Tại châu Á, nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của công ty đã được thực hiện bởi một số tác giả. Chẳng hạn:

 Afza và Nazir (2009) đã điều tra tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của 204 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Pakistan giai đoạn 1998-2005. Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, nhóm tác giả đã tìm thấy một mối quan hệ nghịch chiều (–) giữa hiệu quả hoạt động và mức độ đầu tư vốn lưu động, đồng thời mối quan hệ này có sự khác biệt đáng kể giữa các ngành công nghiệp.

 Mohamad và cộng sự (2010) cũng đã tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều (–) giữa hiệu quả hoạt động với chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) khi điều tra trên

một mẫu gồm 172 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia giai đoạn 2003-2007 bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng.

 VijayaKumar (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) đến khả năng sinh lời của các công ty thuộc ngành ô tô tại Ấn Độ giai đoạn 1996-2009. Bằng phương pháp hồi quy OLS, kết quả nghiên cứu cho thấy chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC), chu kỳ chuyển đổi các khoản phải thu (RP), chu kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (IP) có ảnh hưởng nghịch chiều (–) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó, chu kỳ chuyển đổi các khoản phải trả (PP) lại có quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy quy mô và tăng trưởng doanh thu là các biến kiểm soát có tác động thuận chiều (+) với hiệu quả hoạt động. Trong khi đó, cấu trúc vốn có tác động nghịch chiều (–) với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

 Mansoori và Muhammad (2012) đã điều tra tác động quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp Singapore trên một mẫu gồm 92 công ty giai đoạn 2004-2011. Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu thấy rằng công ty có thể nâng cao khả năng sinh lời bằng cách rút ngắn chu kỳ

chuyển đổi tiền mặt (CCC), số ngày phải thu (RP), số ngày lưu kho (IP) và số ngày phải trả (PP). Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy quy mô và tăng trưởng là các

biến kiểm soát có tác động thuận chiều (+) với hiệu quả hoạt động. Trong khi đó, cấu trúc vốn có tác động nghịch chiều (–) với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

 Napompech (2012) phân tích tác động quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Thái Lan. Dựa trên một mẫu gồm 255 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thái Lan giai đoạn 2007-2009, kết quả cho thấy một mối quan hệ nghịch chiều (–) giữa hiệu quả hoạt động với số ngày lưu kho

(IP), số ngày phải thu (RP) và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC).

 Wuryani (2015) đã phát hiện mối quan hệ tích cực (+) giữa vòng quay

vốn lưu động (Working Capital Turn offer, WCT) và hiệu quả hoạt động khi phân

tích một mẫu gồm 70 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Indonesia bằng phương pháp hồi quy OLS.

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây cũng đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Chẳng hạn:

 Huỳnh Phương Đông và cộng sự (2010) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa

chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và hiệu quả hoạt động trên một mẫu gồm 130

công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2006-2008. Nhóm tác giả đã tìm thấy một mối quan hệ mạnh mẽ giữa hiệu quả hoạt động và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Đồng thời chỉ ra rằng Hội đồng quản trị có thể làm tăng giá trị cổ đông bằng cách xác định chu kỳ chuyển đổi tiền mặt thích hợp và duy trì mỗi thành phần của chu kỳ này ở mức tối ưu.

 Ngô Lê Quân (2013) sử dụng một mẫu gồm 50 công ty thuộc ngành sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009- 2011, kết quả nghiên cứu đã phát hiện mối quan hệ tiêu cực (–) giữa số ngày

lưu kho (IP), số ngày phải trả (PP), chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, giữa số ngày phải thu (RP) và hiệu quả

hoạt động lại có mối quan hệ tích cực (+). Kết quả này hàm ý rằng các nhà quản lý có thể tăng tín dụng thanh toán cho khách hàng, giảm lượng hàng tồn kho hoặc trì hoãn thanh toán nợ để tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.

 Từ Thị Kim Thoa và Cộng sự (2014) đã điều tra mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động dựa trên một mẫu gồm 208 công ty niêm yết trên cả hai sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) giai đoạn 2006-2012. Kết quả nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tiêu

cực (–) giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC), số ngày phải thu (RP), số ngày lưu kho (IP) và số ngày phải trả (PP) với hiệu quả hoạt động của các công ty. Kết quả

này hàm ý rằng, Hội đồng quản trị có thể cải thiện lợi nhuận công ty bằng cách rút

ngắn thời gian phải thu (RP), số ngày lưu kho (IP) hoặc chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

(CCC) đến một mức độ thích hợp.

Qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu Quốc tế và tại Việt Nam cho thấy chưa có nghiên cứu nào về chủ đề này đối với các doanh nghiệp tại huyện đảo

Phú Quốc, tỉnh Kiên giang. Do đó, nghiên cứu của tác giả trong luận văn này có những điểm khác biệt về địa điểm và thời gian nghiên cứu.

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày tổng quan những vấn đề về lý thuyết quản trị vốn lưu động, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp của các tác giả trong và ngoài nước. Trên cơ sở này luận văn sẽ xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, cũng như đo lường các biến trong chương 2.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại huyện đảo phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 32 - 38)