Phương pháp kiểm định độ vững chắc của mô hình

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại huyện đảo phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 50)

6. Kết cấu của đề tài

2.6.Phương pháp kiểm định độ vững chắc của mô hình

2.6.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity)

Để phát hiện vấn đề đa cộng tuyến, quy tắc kinh định là khi hệ số tương quan giữa các biến độc lập > 0,9 hoặc hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF, variance – inflating factor) > 10 thì mức độ đa cộng tuyến được xem là cao (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005)) . Hệ số nhân tử phóng đại phương sai được tính toán theo công thức sau:

Trong đó, là hệ số xác định của mô hình hồi qui phụ Xj theo các biến giải thích khác còn lại.

2.6.2. Kiểm định tự tương quan (Autocorrelation)

Để kiểm tra hiện tượng tự tương quan, trong luận văn này tác giả sử dụng thủ tục kiểm định Lagram-Multiplier với lệnh xtserial1 trong phần mềm STATA. Phương pháp kiểm định được thực hiện như sau:

- Giả thuyết H0: “Không có hiện tượng tự tương quan”

- Giả thuyết H1: “Có hiện tượng tự tương quan trong bảng dữ liệu”

Nếu (Prob > F) > 5%: Có thể chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là không có hiện tượng tự tương quan trong bảng dữ liệu, ngược lại có hiện tượng tự tương quan trong bảng dữ liệu.

Nếu hiện tượng tự tương quan xảy ra, để khắc phục hiện tượng tự tương quan, phương pháp ước lượng xtreg với tham số cluster() trong STATA được áp dụng trong luận văn này.

1

2.6.3. Kiểm định phương sai thay đổi (Heterokedasticity)

Để kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi, trong luận văn này tác giả sử dụng thủ tục kiểm định Wald với lệnh xttest32 trong phần mềm STATA. Phương pháp kiểm định được thực hiện như sau:

- Giả thuyết H0: “Không có hiện tượng phương sai thay đổi”

- Giả thuyết H1: “Có hiện tượng phương sai thay đổi”

Nếu (Prob > F) > 5%: Có thể kết luận không có hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình, ngược lại kết luận có hiện tượng phương sai thay đổi. Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, phương pháp ước lượng xtreg với tham số cluster()3 trong STATA được áp dụng trong luận văn này.

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã trình bày mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, đo lường các biến, dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp ước lượng và kiểm định mô hình. Với phương pháp đã được trình bày sẽ vận dụng để phân tích dữ liệu và kiểm định các mô hình và các giả thuyết nghiên cứu trong chương 3.

2

Xem xttest3 tại trang tại trang http://www.princeton.edu/~otorres/Panel101.pdf

3

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Như đã trình bày trong mục 2.3, dữ liệu được thu thập cho phân tích là các báo cáo tài chính của 70 doanh nghiệp đang hoạt động tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2008-2014 thuộc các ngành dịch vụ, sản xuất, thương mại và xây dựng.

3.1. Tình hình số lượng doanh nghiệp tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên giang trong mẫu khảo sát giang trong mẫu khảo sát

Số lượng các doanh nghiệp được phân bố theo ngành nghề kinh doanh qua từng năm được thể hiện qua bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1. Số lượng doanh nghiệp phân theo ngành nghề qua các năm Ngành nghề 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng quan sát Dịch vụ 7 11 17 17 17 17 17 103 Sản xuất 14 22 27 27 27 27 27 171 Thương Mại 10 19 19 19 19 19 19 124 Xây dựng 5 7 7 7 7 7 7 47 Tổng số DN 36 59 70 70 70 70 70 445

Nguồn: Tính toán của tác giả

Qua bảng 3.1 cho thấy, mẫu nghiên cứu gồm 70 doanh nghiệp giai đoạn 2010–2014. Trong đó có 27 doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất, 19 doanh nghiệp thuộc ngành thương mại, 17 doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ và 7 doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng. Những ngành nghề này là chủ yếu tại huyện đảo Phú Quốc. Nếu xét năm, có 36 doanh nghiệp thuộc năm 2008, năm 2009 có 59 doanh nghiệp và 70 doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014. Đặc điểm của các doanh nghiệp này là có đầy đủ báo cáo tài chính trong vòng 5 năm (2010-2014). Tổng số lượng quan sát có thể thu thập được trong mẫu nghiên cứu là 445 quan sát.

3.2. Thực trạng quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát Như đã trình bày ở chương 1 và 2, trong luận văn này chính sách quản trị Như đã trình bày ở chương 1 và 2, trong luận văn này chính sách quản trị vốn lưu động được đánh giá thông qua các chỉ tiêu kỳ chuyển đổi các khoản phải thu (RP), kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (IP), kỳ chuyển đổi các khoản phải trả (PP), chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và chu kỳ thương mại ròng (NTC).

3.2.1. Thực trạng quản trị các khoản phải thu của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát

Để đánh giá chính sách quản trị các khoản phải thu của các doanh nghiệp tại huyện đảo Phú Quốc, luận văn sử dụng chỉ tiêu kỳ chuyển đổi các khoản phải thu (RP). Xu hướng kỳ chuyển đổi các khoản phải thu bình quân của các doanh nghiệp tại huyện đảo Phú Quốc giai đoạn 2008-2014 được thể hiện qua hình 3.1 sau đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.1. Kỳ chuyển đổi các khoản phải thu bình quân của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014

Nguồn: Tính toán và xử lý của tác giả bằng EXCEL

Qua hình 3.1 cho thấy, kỳ chuyển đổi các khoản phải thu bình quân của các doanh nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm (2009-2014). Cụ thể, năm 2009, bình quân khoảng 20 ngày doanh nghiệp có một khoản thu từ việc bán hàng, số ngày thu tiền bình quân có xu hướng tăng dần và đến năm 2014 là 60 ngày. Điều này chứng tỏ, các doanh nghiệp tại huyện đảo Phú Quốc đã để cho khách hàng

chiếm dụng vốn có xu hướng gia tăng. Đây là dấu hiệu cho thấy chính sách quản trị các khoản phải thu của các doanh nghiệp có xu hướng không tốt.

Nếu xét theo ngành nghề kinh doanh, kỳ chuyển đổi các khoản phải thu bình quân của các doanh nghiệp được thể hiện qua hình 3.2 sau đây.

Hình 3.2. Kỳ chuyển đổi các khoản phải thu bình quân của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014 theo ngành nghề kinh doanh

Nguồn: Tính toán và xử lý của tác giả bằng EXCEL

Qua hình 3.2 cho thấy, kỳ chuyển đổi các khoản phải thu bình quân của toàn bộ các doanh nghiệp trong mẫu là  40 ngày. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng có kỳ chuyển đổi các khoản phải thu bình quân cao nhất ( 70 ngày), tiếp đến là ngành sản xuất ( 52 ngày), ngành dịch vụ ( 35 ngày) và thấp nhất là ngành thương mại ( 17 ngày). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi lẽ các ngành dịch vụ, thương mại thường bán và thu nợ nhanh hơn so với ngành xây dựng và sản xuất.

3.2.2. Thực trạng quản trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát khảo sát

Để đánh giá chính sách quản trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp tại huyện đảo Phú Quốc, luận văn sử dụng chỉ tiêu kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (IP). Xu

hướng kỳ chuyển đổi hàng tồn kho bình quân của các doanh nghiệp tại huyện đảo Phú Quốc giai đoạn 2008-2014 được thể hiện qua hình 3.3 sau đây.

Hình 3.3. Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho bình quân của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014

Nguồn: Tính toán và xử lý của tác giả bằng EXCEL

Qua hình 3.3 cho thấy, kỳ chuyển đổi hàng tồn kho bình quân của các doanh nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm (2008-2014). Cụ thể, năm 2008, bình quân khoảng 60 ngày lưu kho thì lượng hàng tồn kho mới được xuất kho để sản xuất hoặc tiêu thụ. Số ngày lưu kho bình quân có xu hướng tăng dần và đến năm 2014 khoảng 224 ngày. Đây là dấu hiệu cho thấy chính sách quản trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp có xu hướng không tốt.

Nếu xét theo ngành nghề kinh doanh, qua hình 3.4 cho thấy, kỳ chuyển đổi hàng tồn kho bình quân của toàn bộ các doanh nghiệp trong mẫu là  203 ngày. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất có kỳ chuyển đổi hàng tồn kho bình quân cao nhất ( 376 ngày), tiếp đến là ngành xây dựng ( 137 ngày), ngành dịch vụ ( 103 ngày) và thấp nhất là ngành thương mại ( 74 ngày). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi lẽ các ngành sản xuất thường phải dự trữ nguyên liệu để phục vụ sản xuất. Ngược lại, ngành thương mại luân chuyển hàng hóa thường nhanh hơn. Tuy nhiên số ngày lưu kho của các ngành vẫn ở mức khá cao. Điều này

cho thấy chính sách quản trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp thuộc các ngành đều chưa tốt.

Hình 3.4. Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho bình quân của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014 theo ngành nghề kinh doanh

Nguồn: Tính toán và xử lý của tác giả bằng EXCEL

3.2.3. Thực trạng quản trị các khoản phải trả của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát

Để đánh giá chính sách quản trị các khoản phải trả của các doanh nghiệp tại huyện đảo Phú Quốc, luận văn sử dụng chỉ tiêu kỳ chuyển đổi các khoản phải trả (PP). Xu hướng kỳ chuyển đổi các khoản phải trả bình quân của các doanh nghiệp tại huyện đảo Phú Quốc giai đoạn 2008-2014 được thể hiện qua hình 3.5 sau đây.

Qua hình 3.5 cho thấy, kỳ chuyển đổi các khoản phải trả bình quân của các doanh nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm (2008-2014). Cụ thể, năm 2008, bình quân khoảng 27 ngày kể từ lúc mua hàng các doanh nghiệp thanh toán cho nhà cung cấp một lần. Số ngày phải trả bình quân có xu hướng tăng dần và đến năm 2014 khoảng 40 ngày. Đây là dấu hiệu cho thấy thời gian chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp của các doanh nghiệp có xu hướng tốt hơn.

Hình 3.5. Kỳ chuyển đổi các khoản phải trả bình quân của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014

Nguồn: Tính toán và xử lý của tác giả bằng EXCEL

Nếu xét theo ngành nghề kinh doanh, kỳ chuyển đổi các khoản phải trả bình quân của các doanh nghiệp được thể hiện qua hình 3.6 sau đây.

Hình 3.6. Kỳ chuyển đổi các khoản phải trả bình quân của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014 theo ngành nghề kinh doanh

Qua hình 3.6 cho thấy, kỳ chuyển đổi các khoản phải trả bình quân của toàn bộ các doanh nghiệp trong mẫu là  35 ngày. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất có kỳ chuyển đổi các khoản phải trả bình quân cao nhất ( 52 ngày), tiếp đến là ngành dịch vụ ( 36 ngày), ngành xây dựng ( 20 ngày) và thấp nhất là ngành thương mại ( 18 ngày). Điều này cho thấy các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp lâu hơn so với các doanh nghiệp thuộc các ngành khác. Trong khi đó, ngành thương mại có thời gian chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp là thấp nhất.

3.2.4. Thực trạng quản trị vốn lưu động nói chung của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát mẫu khảo sát

Để đánh giá chính sách quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp tại huyện đảo Phú Quốc, luận văn sử dụng chỉ tiêu chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và chu kỳ thương mại ròng (NTC). Xu hướng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và chu kỳ thương mại ròng bình quân của các doanh nghiệp tại huyện đảo Phú Quốc giai đoạn 2008-2014 được thể hiện qua hình 3.7 sau đây.

Hình 3.7. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và chu kỳ thương mại ròng bình quân của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014

Qua hình 3.7 cho thấy, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và chu kỳ thương mại ròng bình quân của các doanh nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm (2008- 2014). Cụ thể, năm 2008, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt bình quân khoảng 134 ngày và chu kỳ thương mại ròng bình quân khoảng 134 ngày. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và chu kỳ thương mại ròng bình quân có xu hướng tăng dần và đến năm 2014 khoảng 244 ngày đối với chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và 234 ngày đối với chu kỳ thương mại ròng. Đây là dấu hiệu cho thấy chính sách quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp có xu hướng chưa tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu xét theo ngành nghề kinh doanh, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và chu kỳ thương mại ròng bình quân của các doanh nghiệp được thể hiện qua hình 3.8 sau đây.

Hình 3.8. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và chu kỳ thương mại ròng bình quân của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014 theo ngành nghề kinh doanh

Nguồn: Tính toán và xử lý của tác giả bằng EXCEL

Qua hình 3.8 cho thấy, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt bình quân của toàn bộ các doanh nghiệp trong mẫu là  208 ngày, chu kỳ thương mại ròng bình quân của toàn bộ các doanh nghiệp trong mẫu là  185 ngày. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất có chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và chu kỳ thương mại ròng bình quân

cao nhất (CCC  376 ngày, NTC  344 ngày), tiếp đến là ngành xây dựng (CCC  186 ngày, NTC  163 ngày), ngành dịch vụ (CCC  102 ngày, NTC  71 ngày) và thấp nhất là ngành thương mại (CCC  73 ngày, NTC  69 ngày). Điều này cho thấy các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất có chính sách quản trị vốn lưu động kém hơn so với các doanh nghiệp thuộc các ngành khác.

Qua việc phân tích thực trạng quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp tại huyện Phú Quốc cho thấy, chính sách quản trị vốn lưu động nói chung của các doanh nghiệp là chưa tốt, thời gian chu chuyển tiền mặt và thương mại ròng quá dài. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất và xây dựng có chính sách quản trị vốn lưu động kém hơn so với các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại và dịch vụ.

3.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát Như đã trình bày ở chương 1 và 2, trong luận văn này hiệu quả hoạt động của Như đã trình bày ở chương 1 và 2, trong luận văn này hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Xu hướng hiệu quả hoạt động bình quân của các doanh nghiệp tại huyện đảo Phú Quốc giai đoạn 2008-2014 được thể hiện qua hình 3.9 sau đây.

Hình 3.9. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản bình quân (ROA) của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014

Qua hình 3.9 cho thấy, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp có xu hướng tăng giảm không đồng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân đạt khoảng 6,67%, nhưng đến năm 2012 giảm mạnh xuống còn 2,86% và đã cải thiện dần đến năm 2014 đạt 4,24%. Nếu so sánh với lãi suất vay ngân hàng trong giai đoạn này, thì khả năng sinh lời của các doanh nghiệp là quá thấp. Hiệu quả thấp là do các chi phí đầu vào như chi phí điện rất cao, chi phí vận chuyển hàng hóa từ đất liền ra đảo cũng rất lớn, trong khi tình hình tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ phục vụ với số lượng khách hàng chưa nhiều.

Nếu xét theo ngành nghề kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp được thể hiện qua hình 3.10 sau đây.

Hình 3.10. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản bình quân (ROA) của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014 theo ngành nghề kinh doanh

Nguồn: Tính toán và xử lý của tác giả bằng EXCEL

Qua hình 3.10 cho thấy, ROA bình quân của toàn bộ các doanh nghiệp trong mẫu là 4,03%. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng có ROA bình quân cao nhất (7,3%), tiếp đến là ngành thương mại (5,54%), ngành sản xuất

(2,88%) và thấp nhất là ngành dịch vụ (2,58). Điều này cho thấy các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng có hiệu quả hoạt động cao hơn so với các doanh nghiệp thuộc các ngành khác. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế. Bởi lẽ, trong giai đoạn này, huyện đảo Phú Quốc chủ yếu là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khu du lịch, …Trong khi đó, các khu du lịch và khách sạn cũng chỉ mởi khởi động nên hiệu quả hoạt động thấp là hoàn toàn phù hợp với thực tế trên đảo Phú Quốc.

3.4. Thực trạng quy mô tài sản của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại huyện đảo phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 50)