Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại huyện đảo phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 30 - 32)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Nhiều nhà quản trị học cho rằng, hiệu quả hoạt động là một vấn đề phức tạp liên quan đến các yếu tố trong quá trình hoạt động SXKD. Vì vậy muốn đạt được hiệu quả cao phải có sự kết hợp giữa hai yếu tố: chi phí và kết quả.

- Nếu hiểu hiệu quả theo mục đích, thì hiệu quả hoạt động là hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Cách hiểu này đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo quan điểm này, hiểu quả được tính toán như sau:

Lợi nhuận hoạt động = Tổng thu nhập – Tổng chi phí

- Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố để xem xét, thì hiệu quả thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm này, hiểu quả được tính toán như sau:

Với khái niệm này, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được phản ánh qua các chỉ tiêu sau đây:

+ Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Chỉ tiêu đã được Warren và Reeve (2006), Ross và cộng sự (2010) đo lường như sau:

+ Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư thì sau quá trình hoạt động SXKD, chủ sở hữu sẽ thu lại được nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao. Chỉ tiêu đã được Warren và Reeve (2006), Ross và cộng sự (2010) đo lường như sau:

+ Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA): Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản bỏ vào đầu tư thì sau quá trình hoạt động SXKD sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp và được tính như sau:

Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao. Chỉ tiêu này đã được hầu hết các nhà nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp sử dụng (Shin và Soenen (1998) , Warren và Reeve (2006), Pedro và cộng sự (2007), Afza và Nazir (2009), Mohamad và cộng sự (2010), Ross và cộng sự (2010), Mansoori và Muhammad (2012), Wuryani (2015), ...).

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại huyện đảo phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 30 - 32)