Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại huyện đảo phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 67 - 70)

6. Kết cấu của đề tài

3.8.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Bảng 3.2 dưới đây trình bày thống kê mô tả các biến đại diện cho quản trị vốn lưu động, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và các biến kiểm soát trong các mô hình hồi quy (phụ lục 1).

Bảng 3.2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình Biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị trung vị Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROA 0.04 0.20 0.02 -2.69 0.97 RP 40.02 93.92 3.53 0.00 888.27 IP 203.44 273.45 77.84 0.00 1669.80 PP 35.32 96.66 0.06 0.00 771.63 CCC 208.13 287.19 92.66 -426.11 1669.80 NTC 185.27 266.15 80.04 -429.27 2005.16 SIZE 9.55 0.56 9.57 7.43 11.18 SDTA 0.26 0.26 0.20 0.00 1.24 CATA 0.67 0.28 0.74 0.00 1.00

Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm STATA

Kết quả thống kê mô tả ở bảng 3.2 cho thấy:

 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản (ROA) của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014 có giá trị trung bình khoảng 4%. Nghĩa là bình quân một đồng tài sản mà các doanh nghiệp đầu tư đã mang lại cho các doanh nghiệp khoảng 0,04 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Với khả năng sinh lời nay, nếu doanh nghiệp đi vay trong giai đoạn này không thể trang trải được lãi vay. Giá trị nhỏ nhất là -269% và giá trị lớn nhất là 97%. Như vậy khả năng sinh lời trên tài sản có sự chênh lệch tương đối lớn với độ lệch chuẩn bình quân khoảng 20%.

 Chu kỳ chuyển đổi các khoản phải thu (RP) của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014 có giá trị trung bình khoảng 40 ngày. Nghĩa là từ lúc bán hàng đến lúc thu tiền bình quân mất khoảng 40 ngày. Giá trị nhỏ nhất là 0 ngày, nghĩa là các doanh nghiệp bán thu tiền ngay, và giá trị lớn nhất là 888 ngày. Như vậy chu kỳ chuyển đổi các khoản phải thu có sự chênh lệch tương đối lớn với độ lệch chuẩn bình quân khoảng 90 ngày.

 Chu kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (IP) của các doanh nghiệp giai đoạn 2008- 2014 có giá trị trung bình khoảng 203 ngày. Nghĩa là lượng hàng tồn kho bình quân

mất khoảng 203 ngày mới được xuất kho. Giá trị nhỏ nhất là 0 ngày, nghĩa là các doanh nghiệp mua về sử dụng ngay hoặc bán ngay mà không lưu kho, và giá trị lớn nhất là 1.669 ngày. Như vậy chu kỳ chuyển đổi hàng tồn kho có sự chênh lệch quá đối lớn với độ lệch chuẩn bình quân khoảng 274 ngày.

 Chu kỳ chuyển đổi các khoản phải trả (PP) của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014 có giá trị trung bình khoảng 35 ngày. Nghĩa là từ lúc mua hàng đến lúc trả tiền bình quân mất khoảng 35 ngày. Giá trị nhỏ nhất là 0 ngày, nghĩa là các doanh nghiệp mua hàng trả tiền ngay, và giá trị lớn nhất là 772 ngày. Như vậy chu kỳ chuyển đổi các khoản phải trả có sự chênh lệch tương đối lớn với độ lệch chuẩn bình quân khoảng 97 ngày.

 Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) của các doanh nghiệp giai đoạn 2008- 2014 có giá trị trung bình khoảng 208 ngày. Nghĩa là từ lúc bỏ tiền ra đến lúc thu tiền về bình quân mất khoảng 208 ngày. Giá trị nhỏ nhất là -426 ngày và giá trị lớn nhất là 1.669 ngày. Như vậy chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có sự chênh lệch tương đối lớn với độ lệch chuẩn bình quân khoảng 287 ngày.

 Chu kỳ thương mại ròng (NTC) của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014 có giá trị trung bình khoảng 185 ngày. Nghĩa là từ lúc mua hàng đến lúc bán hàng bình quân mất khoảng 185 ngày. Giá trị nhỏ nhất là -429 ngày và giá trị lớn nhất là 2.005 ngày. Như vậy chu kỳ thương mại ròng có sự chênh lệch tương đối lớn với độ lệch chuẩn bình quân khoảng 266 ngày.

 Quy mô tài sản của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014 có giá trị trung bình khoảng 3,55 tỷ đồng4. Giá trị nhỏ nhất là 30 triệu đồng và giá trị lớn nhất là 153 tỷ đồng. Quy mô tài sản của các doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và vừa.

 Tỷ số nợ ngắn hạn (SDTA) của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014 có giá trị trung bình khoảng 26%. Giá trị nhỏ nhất là 0% và giá trị lớn nhất là 124%. Độ lệch chuẩn bình quân khoảng 26%. Doanh nghiệp có giá trị lớn nhất là 124% đó là doanh nghiệp tư nhân Tài Tây Nam. Theo báo cáo tài chính năm 2014, doanh

4

nghiệp này có lỗ 0,74 tỷ đồng dẫn đến nguồn vốn chủ sở hữu -0,86 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ phải trả ngắn hạn chiếm 3,04 tỷ đồng trong tổng nợ phải trả là 3,31 tỷ đồng. Kết quả này làm cho tỷ số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là 124% (3,04/(3,31-0,86)).

 Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản (CATA) của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014 có giá trị trung bình khoảng 67%. Giá trị nhỏ nhất là 0% và giá trị lớn nhất là 100%. Độ lệch chuẩn bình quân khoảng 28%.

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại huyện đảo phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)