Thực trạng quản trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp trong mẫu

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại huyện đảo phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 54 - 58)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.2.Thực trạng quản trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp trong mẫu

khảo sát

Để đánh giá chính sách quản trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp tại huyện đảo Phú Quốc, luận văn sử dụng chỉ tiêu kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (IP). Xu

hướng kỳ chuyển đổi hàng tồn kho bình quân của các doanh nghiệp tại huyện đảo Phú Quốc giai đoạn 2008-2014 được thể hiện qua hình 3.3 sau đây.

Hình 3.3. Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho bình quân của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014

Nguồn: Tính toán và xử lý của tác giả bằng EXCEL

Qua hình 3.3 cho thấy, kỳ chuyển đổi hàng tồn kho bình quân của các doanh nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm (2008-2014). Cụ thể, năm 2008, bình quân khoảng 60 ngày lưu kho thì lượng hàng tồn kho mới được xuất kho để sản xuất hoặc tiêu thụ. Số ngày lưu kho bình quân có xu hướng tăng dần và đến năm 2014 khoảng 224 ngày. Đây là dấu hiệu cho thấy chính sách quản trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp có xu hướng không tốt.

Nếu xét theo ngành nghề kinh doanh, qua hình 3.4 cho thấy, kỳ chuyển đổi hàng tồn kho bình quân của toàn bộ các doanh nghiệp trong mẫu là  203 ngày. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất có kỳ chuyển đổi hàng tồn kho bình quân cao nhất ( 376 ngày), tiếp đến là ngành xây dựng ( 137 ngày), ngành dịch vụ ( 103 ngày) và thấp nhất là ngành thương mại ( 74 ngày). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi lẽ các ngành sản xuất thường phải dự trữ nguyên liệu để phục vụ sản xuất. Ngược lại, ngành thương mại luân chuyển hàng hóa thường nhanh hơn. Tuy nhiên số ngày lưu kho của các ngành vẫn ở mức khá cao. Điều này

cho thấy chính sách quản trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp thuộc các ngành đều chưa tốt.

Hình 3.4. Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho bình quân của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014 theo ngành nghề kinh doanh

Nguồn: Tính toán và xử lý của tác giả bằng EXCEL

3.2.3. Thực trạng quản trị các khoản phải trả của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát

Để đánh giá chính sách quản trị các khoản phải trả của các doanh nghiệp tại huyện đảo Phú Quốc, luận văn sử dụng chỉ tiêu kỳ chuyển đổi các khoản phải trả (PP). Xu hướng kỳ chuyển đổi các khoản phải trả bình quân của các doanh nghiệp tại huyện đảo Phú Quốc giai đoạn 2008-2014 được thể hiện qua hình 3.5 sau đây.

Qua hình 3.5 cho thấy, kỳ chuyển đổi các khoản phải trả bình quân của các doanh nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm (2008-2014). Cụ thể, năm 2008, bình quân khoảng 27 ngày kể từ lúc mua hàng các doanh nghiệp thanh toán cho nhà cung cấp một lần. Số ngày phải trả bình quân có xu hướng tăng dần và đến năm 2014 khoảng 40 ngày. Đây là dấu hiệu cho thấy thời gian chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp của các doanh nghiệp có xu hướng tốt hơn.

Hình 3.5. Kỳ chuyển đổi các khoản phải trả bình quân của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014

Nguồn: Tính toán và xử lý của tác giả bằng EXCEL

Nếu xét theo ngành nghề kinh doanh, kỳ chuyển đổi các khoản phải trả bình quân của các doanh nghiệp được thể hiện qua hình 3.6 sau đây.

Hình 3.6. Kỳ chuyển đổi các khoản phải trả bình quân của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2014 theo ngành nghề kinh doanh

Qua hình 3.6 cho thấy, kỳ chuyển đổi các khoản phải trả bình quân của toàn bộ các doanh nghiệp trong mẫu là  35 ngày. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất có kỳ chuyển đổi các khoản phải trả bình quân cao nhất ( 52 ngày), tiếp đến là ngành dịch vụ ( 36 ngày), ngành xây dựng ( 20 ngày) và thấp nhất là ngành thương mại ( 18 ngày). Điều này cho thấy các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp lâu hơn so với các doanh nghiệp thuộc các ngành khác. Trong khi đó, ngành thương mại có thời gian chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp là thấp nhất.

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại huyện đảo phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 54 - 58)