Kết quả hồi quy mô hình tác động của CCC đến ROA

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại huyện đảo phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 79 - 82)

6. Kết cấu của đề tài

3.8.3.4.Kết quả hồi quy mô hình tác động của CCC đến ROA

Bảng 3.7 dưới đây trình bày kết quả hồi quy mô hình tác động của chu kỳ chuyển đổi đổi tiền mặt (CCC) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (ROA) theo mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) (phụ lục 6). Kết quả ước lượng và kiểm định ở bảng 3.7 cho thấy:

 Thống kê F có giá trị là 17,25 trong mô hình FEM, trong mô hình REM Wald 2(4) có giá trị 48,89 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này hàm ý rằng giả thiết về các hệ số hồi quy đồng thời bằng không đều bị bác bỏ với mức ý nghĩa 1%. Nghĩa là các mô hình này phù hợp và có ý nghĩa thống kê.

 Hệ số xác định R2 là 0,1864 đối với mô hình FEM, trong mô hình REM là 0,1534. Kết quả này hàm ý rằng, trong mô hình FEM các biến độc lập giải thích được khoảng 18,64% sự thay đổi của ROA, trong mô hình REM các biến độc lập giải thích được khoảng 15,34% sự thay đổi của ROA.

Bảng 3.7. Kết quả hồi quy mô hình tác động của CCC đến ROA

Mô hình FEM Mô hình REM

Hệ số hồi quy Thống kê t Mức ý Nghĩa Hệ số hồi quy Thống kê t Mức ý Nghĩa CCC -0.00016 -3.13 0.002*** -0.00011 -3.09 0.002*** CATA 0.00612 0.06 0.951 0.16566 4.35 0.000*** SDTA -0.45154 -6.35 0.000*** -0.20189 -5.09 0.000*** SIZE 0.30932 5.47 0.000*** 0.10515 5.43 0.000*** _CONS -2.77440 -5.31 0.000*** -1.00114 -5.30 0.000*** Hệ số xác định (R2 within) 0.1864 0.1534 Thống kê F(4,301) 17.25*** Wald 2(4) 48.89***

Kết quả kiểm định tự tương quan

Thống kê F(1, 69) = 3.230 với Prob > F = 0.0767 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi

Thống kê chi bình phương 2(70) = 9.2E+05 với P_Value >2= 0.0000***

Kết quả kiểm định Hausman

Thống kê chi bình phương 2(4) = 31.58 với P_Value >2= 0.0000***

Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm STATA. ***, ** và * cho biết ý nghĩa 1%, 5% và mức 10% tương ứng.

Kết quả kiểm định tự tương quan cho thấy thống kê F(1, 69) = 3,230 với

(Prob > F = 0.0767) >5%. Kết quả này có thể chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là

không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

Kết quả kiểm định Hausman cho thấy giả thuyết H0: “Sự khác biệt trong các hệ

số hồi quy không có hệ thống” bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%, vì P_Value >2 = 0,0000.

 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi trong mô hình FEM cho thấy thống kê 2(70) = 9.2E+05 với (P_Value >2= 0.0000) <5%. Kết quả này có thể bác bỏ

giả thuyết H0, nghĩa là có hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình. Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, phương pháp ước lượng xtreg với tham số cluster() đã được sử dụng để điều chỉnh sai số chuẩn.

Theo mô hình tác động cố định (FEM), kết quả thực nghiệm cho thấy:

+ Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC): Hệ số hồi quy của CCC là -0.00016

và có nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này chấp nhận giả thuyết H4: “Chu kỳ

chuyển đổi tiền mặt (CCC) có quan hệ nghịch chiều (–) với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”. Kết quả này hàm ý rằng, việc rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

sẽ tác động làm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cao hơn. Phát hiện này phù hợp với lý thuyết quản trị vốn lưu động và kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Deloof (2003), Lazaridis và Trifonidis (2006), Pedro và cộng sự (2007), Garcia và công sự (2011), Falope và Alijore (2009), Mohamad và cộng sự (2010), Mansoori và Muhammad (2012), Napompech (2012), Từ Thị Kim Thoa và Cộng sự (2014) ,...

+ Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản (CATA): Hệ số hồi quy của biến này là 0.00612 và không có nghĩa thống kê. Kết quả này bác bỏ giả thuyết 7

(H7): Tỷ trọng tài sản ngắn hạn (CATA) có quan hệ thuận chiều (+) với hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp (ROA). Kết quả này hàm ý rằng, tỷ trọng tài sản ngắn

hạn không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

+ Tỷ số nợ ngắn hạn (SDTA): Hệ số hồi quy của biến này là -0.45154 và có

nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này chấp nhận giả thuyết 8 (H8): Tỷ số nợ ngắn

hạn (SDTA) có quan hệ nghịch chiều (–) với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (ROA). Kết quả này hàm ý rằng, doanh nghiệp có tỷ số nợ ngắn hạn càng lớn sẽ có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiệu quả hoạt động càng thấp hơn. Phát hiện này phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Deloof (2003), Lazaridis và Trifonidis (2006), Mohamad và cộng sự (2010),... và lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ.

+ Quy mô doanh nghiệp (SIZE): Hệ số hồi quy của biến này là 0.30932 và

có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này chấp nhận giả thuyết 6 (H6): Quy mô

doanh nghiệp (SIZE) có quan hệ thuận chiều (+) với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (ROA). Kết quả này hàm ý rằng, doanh nghiệp có quy mô càng lớn sẽ có

hiệu quả hoạt động càng cao. Phát hiện này phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Pedro và cộng sự (2007), Falope và Alijore (2009), Mansoori và Muhammad (2012),…

Một phần của tài liệu Tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại huyện đảo phú quốc, tỉnh kiên giang (Trang 79 - 82)