6. Kết cấu của đề tài
3.9. So sánh kết quả nghiên cứu của luận văn với các nghiên cứu trước
Kết quả phân tích hồi quy với mô hình tác động cố định (FEM) cho thấy rằng, chu kỳ chuyển đổi các khoản phải thu (RP), chu kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (IP), chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và chu kỳ thương mại ròng (NTC) có tác động nghịch chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, chu kỳ chuyển đổi các khoản phải trả (PP) có quan hệ thuận chiều và không có ý
nghĩa thống kê. Kết quả này cho thấy rằng việc rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, chu kỳ thương mại ròng, chu kỳ chuyển đổi các khoản phải thu và chu kỳ chuyển đổi hàng tồn kho có thể góp phần làm gia tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu còn phát hiện quy mô tài sản (SIZE) có tác động thuận chiều với với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và có ý nghĩa thống kê. Phát hiện này hàm ý rằng các doanh nghiệp có quy mô tài sản càng lớn sẽ có hiệu quả hoạt động càng cao hơn doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn phát hiện tỷ số nợ ngắn hạn (SDTA) có tác động nghịch chiều với với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hàm ý rằng việc gia tăng các khoản vay nợ ngắn hạn có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bảng 3.9 dưới đây trình bày tổng hợp so sánh kết quả nghiên cứu của luận văn với các nghiên cứu trước đây đã được thực hiện bởi những tác giả khác ở những quốc gia khác nhau.
Bảng 3.9. So sánh kết quả nghiên cứu của tác giả với các nghiên cứu trước Biến độc lập Nghiên cứu của tác giả Các kết quả nghiên cứu Quốc tế Các kết quả nghiên cứu Việt nam
Kỳ chuyển đổi các khoản phải thu (RP) – – –
Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (IP) – – –
Kỳ chuyển đổi các khoản phải trả (PP) K – –
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) – – –
Chu kỳ thương mại ròng (NTC) – – N/A
Cấu trúc tài sản (CATA) K + +
Cấu trúc vốn (SDTA) – – –
Quy mô doanh nghiệp (SIZE) + + +
Ghi chú: N/A là không nghiên cứu, K không có ý nghĩa thống kê, (+) có quan hệ thuận chiều, (–) có quan hệ nghịch chiều.
Phát hiện của tác giả trong luận văn này phù hợp với lý thuyết quản trị vốn lưu động cũng như một số các bằng chứng thực nghiệm của các tác giả trong và ngoài nước trước đây cũng như các giả thuyết đặt ra.
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3
Trong chương 3, luận văn đã phân tích thực trạng quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kỷ thuật phân tích hồi quy dữ liệu bảng cũng đã được sử dụng để điều tra tầm quan trọng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện chu kỳ chuyển đổi các khoản phải thu (RP), chu kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (IP), chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và chu kỳ thương mại ròng (NTC) có tác động nghịch chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy quy mô doanh nghiệp (SIZE) có tác động thuận chiều với với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tỷ số nợ ngắn hạn (SDTA) có tác động nghịch chiều với với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và có ý nghĩa thống kê.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC,
TỈNH KIÊN GIANG
Để có thể thực hiện các mục tiêu đặt ra trong định hướng phát triển huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp trên huyện đảo Phú Quốc là điều cần thiết. Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm của chương 3, trong chương này, luận văn đề xuất một số hàm ý chính sách quản trị vốn lưu động nhằm góp phần làm gia tăng hiệu quả hoạt động cho các các doanh nghiệp tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang sau đây.