6. Kết cấu của đề tài
2.1. Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan lý thuyết quản trị vốn lưu động, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và các bằng chứng thực nghiệm trước đây trên Quốc tế và tại Việt Nam như đã trình bày trong chương 1. Trong luận văn này, tác giả dựa trên mô hình của Shin và Soenen (1998), Pedro và cộng sự (2007), Falope và Alijore (2009), Mansoori và Muhammad (2012) để xây dựng mô hình tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên giang như hình 2.1 sau đây.
Hình 2.1. Mô hình mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên giang
Với mô hình tổng quát trên, các mô hình kinh tế lượng được đề xuất để kiểm định như sau: Mô hình 1: Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (ROA) Các biến kiểm soát
Quy mô doanh nghiệp (SIZE) Cấu trúc vốn (SDTA)
Cấu trúc tài sản (CATA)
Các biến đại diện cho quản trị vốn lưu động Kỳ chuyển đổi các khoản phải thu (RP)
Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho (IP)
Kỳ chuyển đổi các khoản phải trả (PP)
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC)
Mô hình 2:
Mô hình 3:
Mô hình 4:
Mô hình 5:
Trong các mô hình hồi quy trên, ROAit là biến phụ thuộc đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp i tại thời điểm t; RPit, IPit, PPit, CCCit, NTCit là các biến giải thích đại diện cho hiệu quả quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp i tại thời điểm t; SIZEit, CATAit, SDTAit là các biến kiểm soát đại diện cho quy mô, cấu trúc tài sản, cấu trúc vốn của doanh nghiệp i tại thời điểm t; uit là sai số ngẫu nhiên của mô hình đối với doanh nghiệp i tại thời điểm t có phân phối chuẩn (uit ~ iid (0, σ2)) thể hiện những khác biệt theo thời gian và các thực thể; k là hệ số hồi quy của biến giải thích thứ k trong mô hình.