C. Nội dung bài dạy: I Khái niệm kịch
c) Câu hỏi phân tích
Dùng năng lực cảm thụ văn học để giúp học sinh khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Loại câu hỏi này phù hợp với đối tượng học sinh trung bình và khá. Các em đỡ một số vấn đề kiến thức Ngữ văn. Khi giáo viên đặt câu hỏi phân tích, các em có thể trình bày những điều hiểu biết của mình về vấn đề đưa ra để giáo viên hướng dẫn đi vào những cảm nhận đúng, sâu sắc.
VD1: Đoạn trích “ Nỗi oan hại chồng”
Hỏi: Thị Kính kêu oan một cách đáng thương như thế nào? Em hãy lựa chọn chi tiết để phân tích.
Định hướng:
Cử chỉ: Bị xô ngã, khóc vật vã, rũ rượi.
Kêu oan: Không được trình bày sự việc, kêu oan 4 lần với Sùng Bà và Thiện Sĩ nhưng Thiện Sĩ dửng dưng.
Dồn dập bị mạt sát, không nói được một lời đối đáp, Thị Kính càng kêu oan, nỗi oan càng dày, nàng trở nên cô độc.
Đến lần thứ năm kêu oan với chú( Mãng Ông) Thị Kính mới nhận được một sự cảm thông. Nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực. Kết cục Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng.
VD2: Đoạn trích “ Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng.
Hỏi: Thơm đã có hành động cứu Thái và Cửu che mắt Ngọc, quyết định đó chứng tỏ có sự chuyển biến gì trong lòng cô?
Định hướng: Với hành động táo bạo, bất ngờ này Thơm đã thoát ra khỏi trạng thái day dứt, trù trừ để đứng hẳn vào hàng ngũ quần chúng cảm tình với cách mạng, hành động này không phải ngẫu nhiên, tuỳ hứng, tuỳ tiện hay xếp đặt mà có nguyên nhân hợp lý hợp tình. Lòng thương người, lòng kính phục Thái, cảm tình với cách mạng, nhớ đến cái chết của cha, con, hoàn cảnh gia đình và đặc biệt Thơm đã nhận ra bộ mặt thật của chồng.