Đặc trưng của kịch?

Một phần của tài liệu giáo án PPDH văn THCS (Trang 90 - 92)

C. Nội dung bài dạy: I Khái niệm kịch

1. Đặc trưng của kịch?

1.1. Xung đột kịch

Xung đột là động lực thúc đẩy sự phát triển của hành động kịch nhằm xác lập lên những quan hệ mới giữa các nhân vật vốn được coi là kết thúc tất yếu của tác phẩm kịch. Thiếu xung đột, tác phẩm kịch sẽ mất đi đặc trưng cơ bản đầu tiên của thể loại, sẽ là những “vở kịch tồi”.

Nới tới xung đột kịch ta cần chú ý đến vai trò tư tưởng của người viết. Phản ánh những xung đột trong đời sống người viết muốn gửi gắm một ý nghĩa tư tưởng nào đó tới khán giả.

1.2. Hành động kịch

Theo Arixtốt “Hành động là đặc trưng của kịch”. Nếu xung đột được coi là điều kiện cần thiết làm nảy sinh tác phẩm, thì hành động lại là yếu tố duy trì sự vận hành của tác phẩm. Trong mối giao lưu đó, xung đột là nơi quy tụ, chọn lọc và tổ chức hành động kịch. Tính kịch của tác phẩm nằm trong xung đột nhưng xung đột lại là yếu tố để giải toả nằm trong xung đột ấy. Hành động kịch thường phát triển theo hướng thuận chiều với xung đột kịch. Xung đột càng căng thẳng thì thiên hướng hành động càng trở nên quyết liệt, vì thế sức hấp dẫn của tác phẩm tăng lên.

Hành động kịch cần được hiểu trong tình huống thống nhất vẹn toàn của nó. Hành động kịch không phải là những hành động đơn lẻ, ngắt quãng mà là một chuỗi hành động liên tục xoay quanh trục xung đột. Hành động kịch ở đây chính là cốt truyện kịch được tổ chức một cách thống nhất, chặt chẽ trong khuôn khổ của một chính thể nghệ thuật. Các cốt truyện bằng hành động ấy xoáy vào trung tâm xung đột bằng sự liên kết theo một quy luật riêng: quy luật nhân quả. Mọi hành động trong tác phẩm kịch dù trực tiếp hay gián tiếp đều dựa trên luật nhân quả.

Hình thức nhân quả trực tiếp là hình thức mà hành động thứ nhất là nguyên nhân sinh ra hành động thứ 2 và có thể cho đến hết.

Trong thực tế: Hình thức nhân quả trực tiếp thường được dùng trong các kịch bản ca kịch dân tộc như Tuồng, Chèo, viết theo lối tự sự, có tuyến kịch rõ ràng. Còn hình thức nhân quả gián tiếp lại được dùng trong các kịch bản kịch nói, viết thành nhiều tuyến kịch, chồng chéo lên nhau, cùng song song phát triển.

Mối quan hệ giữa hành động và nhân vật kịch là trục chính để xác định tính cách nhân vật. Dù ở dạng nào, nhân vật kịch cũng khẳng định bản chất của mình bằng hình động.

1.3. Ngôn ngữ kịch

* Ngôn ngữ nhân vật: Đây là hình thái tồn tại duy nhất của ngôn ngữ kịch. So với hệ thống ngôn ngữ tự sự đây là điểm khác biệt rất rõ. Ngôn ngữ tác giả, biểu hiện trong các lời chỉ dẫn về hoàn cảnh, về nhân vật... chỉ có giá trị hướng dẫn người đọc, diễn viên, đạo diễn, hoạ sĩ trong khi đọc kịch bản, còn khi dựng trên sân khấu chúng sẽ biến mất và nhường chỗ cho tiếng nói của hoạ sĩ trong các cảnh trí, cho ngôn ngữ hành động của diễn viên. Ngôn ngữ nhân vật bao gồm hai hình thức chủ yếu là đối thoại và độc thoại.

* Ngôn ngữ đối thoại: Là sự đối đáp qua lại giữa các nhân vật ngôn ngữ đối thoại được coi là dấu hiệu đầu tiên của ngôn ngữ kịch. Ngôn ngữ độc thoại là tiếng nói của nhân vật chỉ nói với chính mình. Để nhân vật tự nói lên những uẩn khúc bên trong, các tác giả kịch nhằm khai thác chiều sâu tâm lý cho các nhân vật. Khi trình diễn trên sân khấu, người ta có thể thay đổi màu sắc, ánh sáng, sử dụng tiếng vọng, hoặc tái hiện những hình bóng đã lùi vào quá khứ. Sân khấu hiện đại còn sử dụng thủ pháp đồng hiện. Từ những “Lời ăn tiếng nói” riêng của mình, nhân vật kịch “phải biểu hiện ở mức chính xác tối đa một cái gì đó điển hình” (Gorki). Sự chính xác tối đa theo yêu cầu Gorki chính là ở chỗ: Mỗi nhân vật với một nguồn gốc xuất thân, bản chất xã hội là một đặc điểm cá tính riêng phải có tiếng nói riêng thật phù hợp. Đó là một đòi hỏi tất yếu, bởi vì bản chất của nhân vật kịch chỉ có thể được bộc lộ qua chính lời lẽ của chính họ mà thôi.

- Những đặc điểm của ngôn ngữ kịch. * Ngôn ngữ mang tính hành động:

* Ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ hội thoại gần gũi với đời sống.

Ngôn ngữ kịch súc tích, dễ hiểu và ít nhiều mang tính chất khẩu ngữ. Ngôn ngữ kịch vừa gần với tiếng nói hàng ngày lại vừa có tính chất văn học. Trong kịch thơ và ca kịch dân tộc ngôn ngữ giàu tính ước lệ, cách điệu phù hợp với âm nhạc.

Một phần của tài liệu giáo án PPDH văn THCS (Trang 90 - 92)