Hỗ trợ các học sinh yếu kém hoặc thực hành bài tập.

Một phần của tài liệu giáo án PPDH văn THCS (Trang 35 - 36)

NỘI DUNG SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU (01 tiết - Tiết 21) (01 tiết - Tiết 21)

Nội dung tự học: Phương pháp đọc sáng tạo văn bản văn học

Định hướng nội dung cần đạt:

- Khái niệm: Là PPDH sáng tạo” “tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần”. Là đọc không bị lôi cuốn theo mọi điều tp dẫn dắt. Hs phải hiểu hiện thực trong TP không phải nguyên si hiện thực đời sống, đọc tp phải nắm bắt được hiện thực ấy thông qua nghệ thuật giả định ht ấy

- Đọc sáng tạo là thấy được cái phản ánh, cái được biểu hiện bề sâu của văn bản từ đó nhận thức giá trị tác phẩm.

- Có hai hình thức: đọc thầm và đọc thành tiếng

- Vai trò của người thầy thể hiện ở năng lực tổ chức cho HS đọc-hiểu văn bản kết hợp với đọc sáng tạo. Tồn tại lớn nhất trong dạy học Ngữ văn hiện nay là GV vẫn cảm thụ thay, đọc thay văn bản, nói hộ cái hay của tác phẩm thay cho HS.

* Chú ý: Khi đọc thành lời khả năng sáng tạo của Hs thể hiện ở năng lực đọc diễn cảm: Ngoài việc đọc đúng quy tắc ngữ pháp, đúng đặc trưng thể loại thì mỗi tác phẩm có một giọng điệu riêng. Nắm bắt đúng giọng điệu của tác phẩm chính là nắm bắt đúng tư tưởng và tình cảm của tác giả. Tác phẩm trữ tình cần đọc khác với tác phẩm tự sự; đọc đoạn đối thoại khác đoạn độc thoại nội tâm; đọc văn tả khác đọc văn kể, văn tường thuật; đọc văn chính luận khác với đọc bài tùy bút… Tùy từng văn bản cụ thể mà giáo viên và HS có thể chọn cho mình một “tông giọng” phù hợp.

Có thể xem đọc diễn cảm là nghệ thuật của trình diễn. Đọc diễn cảm không phải là “khoe giọng” mà là sự thể hiện xúc động của trái tim. Diễn cảm ở đây hoàn toàn không phải là ở sự uốn éo đầu lưỡi mà thể hiện những cảm xúc nội tại của tâm hồn.

Bằng hình thức đọc diễn cảm, giáo viên có thể tạo cho HS những bất ngờ, hứng thú, giúp các em có cảm nhận mới mẻ về văn bản, kích thích khả năng liên tưởng, trí tưởng tượng để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của văn bản.

D. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

1. Nêu các PPDH Ngữ văn , Văn

2. Lựa chọn văn bản văn học trong CT SGK NV THCS, đọc và tìm hiểu văn bản. Sau đó thiết kế bài dạy (chuẩn bị cho tiết thực hành)

Tiết: 22 - 23 Ngày ký duyệt &3. THỰC HÀNH

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Nắm được các nguyên tắc, phương pháp và tiến trình dạy học TPVC ở THCS

2. Kĩ năng: Xây dựng được phương pháp, tiến trình một bài giảng cụ thể dựa trên các nguyên tác cơ bản khi dạy học TPVC.

3. Thái độ: Cần học tập nghiêm túc, trau dồi tu dưỡng để trở thành người dạy có kĩ năng và năng lực sư phạm.

B. Phương tiện / Tài liệu học tập* Giáo trình: * Giáo trình:

1. Nguyễn Thanh Hùng, PPDH Ngữ văn ở THCS, NXB ĐHSP HN, 2007

* Tài liệu tham khảo

2. Bộ sách giáo khoa Ngữ văn các lớp THCS, NXB GD, 2013. 3. Chương trình Ngữ văn THCS năm 2013

* Bảng phụ/ máy chiếu C. Nội dung thực hành

1. Nội dung: Thiết kế các hoạt động dạy học bài học “Ếch ngồi đáy giếng” (Ngữ văn 6, tập 1)

2. Nhiệm vụ:

Một phần của tài liệu giáo án PPDH văn THCS (Trang 35 - 36)