Nội dung kiểm tra

Một phần của tài liệu giáo án PPDH văn THCS (Trang 42 - 45)

Đề bài: 1. Trình bày nguyên tắc dạy học TPVC theo đặc trưng môn học. 2. Thiết kế hoạt động khởi động cho bài Ếch ngồi đáy giếng

Đáp án:

Câu 1. Nguyên tắc dạy học TPVC theo đặc trưng môn học. Thang điểm

1.1. Đặc trưng nghệ thuật

TPVC là một công trình được xây dựng bằng ngôn ngữ nghệ thuật nên cần chú ý tới đặc trưng bản chất của nó là sáng tạo nên hình tượng nghệ thuật về cuộc sống.

Lưu ý đến tính thẩm mỹ, đến bản chất nghệ thuật của môn học.

1.0

1.2. Đặc trưng khoa học:

Thông qua việc dạy học các văn bản trong SGK Ngữ văn THCS nhằm cung cấp cho HS những những kiến thức cơ bản, có hệ thống:

- Khoa học về sự hình thành phát triển của văn học dân tộc theo tiến trình nội tại của nó (văn học sử)

- Những vấn đề về lý luận văn học: + Khuynh hướng văn học

+ Phong cách nghệ thuật + Thể loại

+ Về tác giả, hoàn cảnh sáng tác

+ Về tác phẩm: đề tài, chủ đề, kết cấu, cảm hứng sáng tác, giọng điệu, yếu tố nội dung, yếu tố hình thức.

1.0

1.3. Đặc trưng giao tiếp

- Sử dụng công cụ ngôn ngữ để xây dựng nên cuộc đối thoại của nhà văn với bạn đọc, của các nhân vật giao tiếp.

- Rèn luyện cho người đọc, người học khả năng giao tiếp tốt.

1.0

Câu 2: Thiết kế hoạt động khởi động cho bài Ếch ngồi đáy giếng

1. Nêu được mục tiêu hoạt động 1.0

2. Phương tiện/ tài liệu học tập 1.0

3. Tiến trình tổ chức hoạt động

- Tổ chức phong phú, đa dạng 1.0

- Đáp ứng yêu cầu đổi mới trong phương tiện dạy học 1.0

- Phát huy được tính tích cực của học sinh 1.0

- Đạt được mục tiêu bài học 1.0

D. Hướng dẫn học tập

1. Ôn tập lại các kiến thức đã học

CHƯƠNG V: DẠY HỌC VĂN BẢN TRONG SGK THCS THEO ĐẶC TRƯNG LOẠI THỂ THEO ĐẶC TRƯNG LOẠI THỂ

(10 , 10 , 1)

Tiết: 25 - 28 Ngày ký duyệt&1. DẠY HỌC VĂN BẢN TỰ SỰ &1. DẠY HỌC VĂN BẢN TỰ SỰ

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Nắm được một số kiến thức cơ bản và phương pháp dạy học văn bản tự sự.

2. Kĩ năng: Thiết kế bài dạy văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn THCS

3. Thái độ: Tích cực học tập và nghiêm túc để trở thành người thầy có năng lực sư phạm và tư cách tốt.

B. Phương tiện / Tài liệu học tập* Giáo trình * Giáo trình

1. Nguyễn Thanh Hùng, PPDH Ngữ văn ở THCS, NXB ĐHSP HN, 2007

* Tài liệu tham khảo

2. Phan Trọng Luận, Phương pháp phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường, NXB GD, Hà Nội, 1997.

3. Nhiều tác giả Kỷ yếu Hội nghị khoa học “ Đổi mới phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt THCS”, Vụ Trung học phổ thông, Hà Nội, 1999.

4. Bộ sách giáo khoa Ngữ văn các lớp THCS, NXB GD, 2013. 5. Chương trình Ngữ văn THCS năm 2013.

6. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS chu kì III (2004 – 2007), quyển 2 * Bảng phụ/ máy chiếu:

C. Nội dung bài dạy:

Chúng ta đều biết có 6 phương thức biểu đạt chính ứng với 6 kiểu văn bản thường gặp : Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ. Với mỗi kiểu văn bản cần phải nắm vững được các phương pháp dạy học cụ thể.

Một phần của tài liệu giáo án PPDH văn THCS (Trang 42 - 45)