Gv giải thích thêm về môi trường sống: Giếng được đào sâu trong lòng đất theo phương thẳng đứng khoảng

Một phần của tài liệu giáo án PPDH văn THCS (Trang 39 - 41)

đào sâu trong lòng đất theo phương thẳng đứng khoảng 10 -> 20m có miệng và đáy bằng nhau có thể xây bằng gạch xung quanh hoặc đất để cung cấp nước sinh hoạt cho con người gọi là giếng khơi hay giếng đất...Ngày nay giếng khoan là chủ yếu nên còn rất ít giếng khơi được sử dụng trong các gia đình.

CH3: Em có nhận xét gì về môi trường sống của ếch? Ếch đã sống trong môi trường đó bao lâu và có những hành động, suy nghĩ như thế nào?

CH4: Theo em, sự suy nghĩ ấy của ếch đúng hay sai? Từ đó nhận xét gì về tính cách và sự hiểu biết của con ếch.

- GV giải thích thêm: Thực tế bầu trời rộng lớn, bao la vô cùng. Vậy mà ếch ta lại tưởng tượng trời chỉ bé bằng cái vung. Đó là 1 sự tưởng tượng chủ quan. Bởi lẽ nó đã ở trong không gian chật hẹp ấy đã quá lâu rồi.

- GV dẫn : Với cách kể hết sức ngắn gọn, phần 1 đã giới thiệu 1 chú ếch sống lâu trong một không gian chật hẹp tầm nhìn hạn chế dẫn đến hiểu biết hạn hẹp. Nó chưa bao giờ sống thêm, biết thêm 1 thế giới, 1 môi trường nào khác ngoài cái không gian giếng chật hẹp của nó. Nó ít hiểu biết, 1 sự ít hiểu biết kéo dài lâu ngày cho nên quá chủ quan, kiêu ngạo. Sự chủ quan kiêu ngạo đó đã thành thói quen, thành bệnh của nó. Vậy khi không còn ở trong môi trường ấy thì Ếch sẽ sống ra sao ? Chúng ta sang phần 2.

CH5 : Ếch đã sống rất lâu trong giếng, vậy nguyên

 Môi trường chật hẹp. - Thời gian sống: lâu ngày.

- Hành động: kêu ồm ộp  mọi vật hoảng sợ.

- Suy nghĩ: tưởng trời bé bằng cái vung và oai như 1 vị chúa tể

-> Đó là 1 sự tưởng tượng chủ quan.

-> Hiểu biết hạn hẹp nên kiêu ngạo, huênh hoang.

(mưa to  nước tràn  ếch ra ngoài).

(Hoàn cảnh đưa đẩy chứ Ếch chưa có ý định ra khỏi giếng ấy- hoàn cảnh khách quan)

CH6: Khi ra ngoài, môi trường sống, thái độ và hành động của ếch có thay đổi không? được diễn tả như thế nào?

CH: Em hiểu đi lại nghênh ngang là thế nào (Không coi ai ra gì, không cần tránh ai)

CH7 thảo luận: Theo em, tại sao nó có thái độ và hành động như vậy? Và cái kết của thái độ ấy là gì

- Sv trình bày theo nhóm.

- Gv giải thích: Do sự hiểu biết hạn hẹp cùng với tính chủ quan kiêu ngạo, coi trời bằng vung và mình vẫn là chúa tể - có nghĩa là nó vẫn giữ thói quen cũ không chịu đổi thay cho dù môi trường đã thay đổi.

CH8 Liên hệ: Chắc chắn đến tận lúc nằm bẹp tắc thở dưới móng chân trâu, ếch không hiểu nổi tai họa do đâu? Vậy là ếch đáng giận hay đáng thương?

-> Vừa giận vừa đáng thương. Giận vì Ếch hiểu biết quá hạn hẹp mà không chịu học hỏi , mở rộng tầm hiểu biết để dẫn đến cái chết. Thương vì đến chết Ếch cũng không hiểu lí do vì sao mình lại bị trâu giẫm bẹp.

CH9: Câu chuyện có dừng lại ở việc của Ếch không? Qua đó, em học được bài học gì cho bản thân?

Gv chốt: Đây là câu chuyên ngụ ngôn mượn hình ảnh chú Ếch để nói bóng gió chuyện con người. Nói về hạng người hiểu biết hạn hẹp nhưng lại chủ quan, kiêu ngạo huênh hoang, ra vẻ ta đây. Khuyên chúng ta phải luôn biết học hỏi mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chủ quan, kiêu ngạo, phải học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.

Từ ý nghĩa sâu sắc đó mà nhan đề của truyện đã trở thành một thành ngữ là: “ếch ngồi đáy giếng”.

CH9: Nhắc lại ý nghĩa của thành ngữ ?

=> Môi trường sống thay đổi.

- Hành động & thái độ:

+ Nghênh ngang đi lại khắp nơi. + Kêu ồm ộp, nhâng nháo.

+ Chẳng thèm để ý đến xung quanh. - Hậu quả: bị trâu giẫm bẹp

=> kết cục tất yếu.

3. Ý nghĩa.

- Mượn truyện của Ếch – h/ả ẩn dụ nói về con người (đây là mục đích của truyện ngụ ngôn).

=> Phê phán kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng lại huênh hoang.

=> Dù hoàn cảnh khó khăn vẫn phải mở rộng hiểu biết, nhìn xa trông rộng.

-> Chỉ người có sự hiểu biết hạn hẹp nhưng lại ra vẻ ta đây, huênh hoang, kiêu ngạo, chủ quan.

Hoạt động 3: Tổng kết Hoạt động 4: Luyện tập

- Làm bài tập SGK

- Nêu 1 hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “ếch ngồi....”

VD: Bạn A là Hs giỏi lớp 6C và tự coi mình là học giỏi nhất trường, không ai sánh kịp, lúc nào cũng cho là mình hơn mọi người về mọi mặt

* Lời kết: Các em đang được sống trong 1 môi trường giáo dục, được các thầy cô giáo dạy bảo nên người & khi có được những hiểu biết mỗi c.ta lại càng phải khiêm tốn không ngừng học hỏi nâng cao nhận thức về mọi mặt của đ/s xã hội để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ sau này lớn lên làm được nhiều điều có ích cho đất nước.

Một phần của tài liệu giáo án PPDH văn THCS (Trang 39 - 41)