Điểm nhìn trần thuật là cách kể, phương thức kể, là tình huống diễn ngôn Nó có mố

Một phần của tài liệu giáo án PPDH văn THCS (Trang 52 - 53)

quan hệ mật thiết với cấu trúc nghệ thuật, giọng điệu của tác phẩm, với cách cảm thụ thế giới, thái độ của nhà văn. Và chính điểm nhìn, chỗ đứng này chi phối cách miêu tả, đánh giá sự việc, câu chuyện và thành cơ sở để người đọc chúng ta cân nhắc, lựa chọn thái độ đối với hiện thực, nhân vật được phản ánh.

Văn học truyền thống thường chỉ sử dụng một điểm nhìn trần thuật từ người kể chuyện (có thể cứ trần thuật một cách khách quan hay xưng tôi). Ở đây, người kể chuyện là người toàn

thông, nắm rất rõ và biết tất cả về nhân vật, về nội dung câu chuyện. Trong khi kể, họ đưa ra những nhận định, đánh giá về nhân vật, sự kiện và thế là vô hình trung họ đã áp đặt cách nghĩ, cách đánh giá của mình lên độc giả.

Đến văn học hiện đại, nội dung trần thuật không chỉ diễn ra theo trình tự thời gian mà có sự xáo trộn, đan xen, không chỉ có một chủ thể trần thuật từ đầu đến cuối mà có sự trần thuật đa chủ thể, cùng với tác giả trần thuật còn có nhân vật tự kể, hoài niệm, còn có các nhân vật trần thuật, đánh giá cho nhau, về nhau (Trong văn học phương Tây, người đầu tiên hoàn thiện tính hiện đại trong cách kể, kết hợp linh hoạt nhiều điểm nhìn trần thuật là Kapka. Ở Việt Nam, những nhà văn đầu tiên có những cách tân đáng ghi nhận về phương diện này là Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học trong một số sáng tác ở những năm 20 của thế kỉ trước). Phân tích tác phẩm văn học hiện đại cần chú ý đến sự dịch chuyển, kết hợp linh hoạt nhiều điểm nhìn trần thuật. Lắm khi, nhà văn “trao bút” cho nhân vật, để nhân vật tự kể, tự nói về mình. Ở đây, nội dung nghệ thuật không chỉ được truyền đạt duy nhất từ người kể chuyện mà còn bởi các nhân vật khác, bằng cả những tiếng nói bên trong mang nhận thức, tình cảm của nhân vật.

Một phần của tài liệu giáo án PPDH văn THCS (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w