Thực hành soạn và giảng 1 hoạt động trong văn bản Kịch Soạn giáo án có sự chuẩn bi ở nhà

Một phần của tài liệu giáo án PPDH văn THCS (Trang 87 - 90)

C. Nội dung bài dạy: I Khái niệm kịch

2. Thực hành soạn và giảng 1 hoạt động trong văn bản Kịch Soạn giáo án có sự chuẩn bi ở nhà

- Giáo án mẫu:

Trích ngang giáo án tiết 165 – 166 “ Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt

Hỏi: Em hình dung không khí của cuộc họp tại phòng giám đốc Hoàng Việt như thế nào? Mục đích của cuộc họp đó là gì? Học sinh: tường tượng hình dung khung cảnh trên sân khấu

II. Đọc – hiểu văn bản 1. Nhân vật Hoàng Việt

- Họp tại phòng giám đốc rất khẩn trương, dân chủ.

- Trình bày kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn sản xuât của xí nghiệp. Hỏi: Đề án có điểm mới

nào nổi bật? Em có nhận xét gì về đề án đó?

Học sinh: Suy nghĩ trả lời

- Mở rộng tối đa quy mô sản xuất về mức sản xuất và số lượng công nhân.

-> ý tưởng táo bạo có mục đích và kế hoạch rõ ràng. Thực hiện công bằng trong lao động; chú ý đến quyền của người lao động. Hỏi: Giám đốc Hoàng

Việt có phản ứng gì khi thấy Lê Sơn hoài nghi, phân vân trước quan điểm kế hoạch sản xuất của cấp trên? Học sinh: Tìm chi tiết trả lời. - Khẳng định “ chúng ta sẽ thực hiện, từ nay chúng ta sẽ chủ động đặt ra kế hoạch của chính chúng ta” -> Hoàng Việt đã dùng lý lẽ để bác bỏ. Hỏi: Những phản ứng đó cho thấy Hoàng Việt là người như thế nào?

Học sinh: trả lời, ghi chép.

- Giám đốc dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong công việc.

Hỏi: Quan niệm làm ăn mới của Hoàng Việt bị chống đối đó là P.GĐ Nguyễn Chính, trưởng phòng tài vụ, quản đốc phân xưởng Trương. Theo em nguyên nhân của sự chống đối đó là gì?

Học sinh: hoạt động, nghiên cứu.

- Cách chống đối chung của nhóm bảo thủ là đưa vào các quy định, nguyên tắc, luật lệ có sẵn.

+ Họ không nhận được yêu cầu đổi mới trong sản xuât.

+ Tin vào cơ chế cũ với nguyên tắc luật lệ an bài.

+ Lo sợ vì bị hạn chế hoặc mất quyền lực, quyền lợi cá nhân.

Hỏi: Trước đợt phản công của nhóm “bảo thủ”

Học sinh: suy nghĩ trả lời độc lập.

- Dùng quyền lực của giám đốc để miễn chức, bãi chức.

Hoàng Việt đã giải quyết vấn đề như thế nào?

- Dựa trên cơ sở đảm bảo đời sống công nhân và hiệu quả công việc.

-> Kịch tính đẩy lên cao độ. Hỏi: Nếu như trong các

cuộc đấu tranh trước đó là quan hệ công việc thì trong mối quan hệ với Nguyễn Chính còn là quan hệ con người có chức vụ khá gần gũi. Hoàng Việt đã phản ứng ra sao?

Học sinh: Tìm chi tiết phân tích.

- Trong cuộc đối thoại với Nguyễn Chính Hoàng Việt không mất bình tĩnh, lập luận sắc sảo. Khi Nguyễn Chính tung ra miếng đòn cuối cùng “ Tất cả những việc đồng chí định tiến hành không có trong nghị quyết của Đảng uỷ xí nghiệp. Đảng uỷ chưa quyết định”. Mặc dù vậy Hoàng Việt vẫn khẳng định đó là nghị quyết “đẩy mạnh sản xuất và ổn định đời sống công nhân”. Một lần nữa cái mới đã chiến thắng.

Hỏi: Em hãy nhận xét cách dàn cảnh của Lưu Quang Vũ.

Học sinh: Nhận xét và ghi chép.

- Khai thác các mối quan hệ khác nhau nhưng thực chất mâu thuẫn không thay đổi. Tác giả để cho nhân vật hoạt động theo các cách thức khách nhau. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cho vở kịch có được sức lôi cuốn liên tục.

-> Phong cách kịch của Lưu Quang Vũ Hỏi: Em cảm nhận gì về

nhận vật Hoàng Việt?

Học sinh: tự bộc lộ.

- Hoàng Việt là một giám đốc có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ, dám làm vì sự phát triển của xí nghiệp và quyền lợi của anh chị em công nhân. Anh cũng là người trung thực, thẳng thắn, kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lý. Trong cuộc sống hiện nay rất cần những con người như vậy.

Một phần của tài liệu giáo án PPDH văn THCS (Trang 87 - 90)