Thơ trữ tình dân gian (ca dao dân ca) Thơ trữ tình trung đạ

Một phần của tài liệu giáo án PPDH văn THCS (Trang 54 - 58)

- Thơ trữ tình trung đại

- Thơ trữ tình hiện đại

- Văn xuôi trữ tình : bút kí, tùy bút.

II. Phương pháp dạy học văn bản biểu cảm trữ tình 1. Làm nổi bật được cảm xúc của cái tôi trữ tình

Tác phẩm trữ tình và ký nghệ thuật, tính cách con người được thể hiện qua cảm xúc, qua đời sống tình cảm của cái “tôi”. So với tự sự thì thơ trữ tình mang đậm dấu ấn chủ quan. Nó chú trọng biểu lộ những trạng thái nội tâm của con người. Thông thường trong tác phẩm trữ tình các hiện tượng thuộc thế giới hiện thực không mấy quan trọng bằng cảm xúc và ý tưởng riêng của chủ thể.

Câu hỏi quan trọng trong phương pháp dạy học tác ở phẩm trữ tình là câu hỏi về sự

trải nghiệm ban đầu của người đọc.

-> GV nên khuyến khích HS khi đọc thơ trữ tình cần phải ý thức được sự trải nghiệm đó với cảm xúc của mình và những ý nghĩa cá nhân để làm rõ hình thức tồn tại và diễn đạt nghệ thuật của tác phẩm.

Tác phẩm trữ tình xuất hiện trước mắt bạn đọc như là sự biểu hiện một cái nhìn, một nỗi niềm tâm trạng. Một suy tư từ sự nếm trải cuộc sống từng người.

-> Vì vậy khi dạy học tác phẩm trữ tình cần hướng dẫn HS nhận diện, theo dõi sự phát triển về mặt cảm xúc của cái tôi trữ tình.

Bản chất thể loại trữ tình nằm chủ yếu trong cái tôi trữ tình. Nó không chỉ bao hàm cái riêng tư cá nhân mà còn là những cung bậc tình cảm thẩm mỹ, kết nối với mọi cá nhân, với xã hội và cộng đồng nhân loại.

2. Đặt trong chủ thể thời đại

Điều cần hướng dẫn HS khi tiếp cận thơ trữ tình là phải đặt nó trong thời đại văn học: + Văn học Trung đại là cái tôi phi ngã, cái tôi ngoài cái tôi

+ Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xuất hiện cái tôi sử thi, cái tôi công dân. + Sau 75, thơ trữ tình Việt Nam nghiêng về cái tôi thế sự và đời tư. Nhà thơ nhân danh mình nói tiếng nói riêng về những điều ẩn khuất chìm trong số phận cá nhân:

Ôi đất nước, cái ngày xong dông bão Nắng mênh mông trong mắt chúng tôi cười Mái tóc bớt xanh, da bớt thắm - nửa đời Người con gái trở về làm mẹ

Người con gái trở về bằng vết thương đau xé Giữa mặt đời thường viên đạn núp sau lưng (Lê Thu – Văn nghệ 1998)

3. Cần lưu ý nhịp điệu và giọng điệu trong dạy học thơ trữ tình

- Từ nhịp điệu ngôn ngữ người đọc sẽ cảm nhận được nhịp điệu tâm hồn, nhịp điệu trái tim. Những yếu tố này sẽ làm nên sự rung cảm thẩm mỹ trong dạy học thơ

Ví dụ: Lối ngắt nhịp trong những câu thơ sau đã diễn tả được nỗi xúc đông mà cả dân tộc, Tổ quốc cùng hồi hộp chờ mong và sung sướng đến nghẹt thở.

Ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ...

(Tố Hữu - Theo chân Bác) + Giọng điệu ru vỗ về êm đềm:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều (Nguyễn Đình Thi) + Giọng điệu trầm thô, lạnh thinh của cảm xúc trí tuệ:

Ngỡ như quen như lạ với hoa rồi Cánh mỏng thế lại nhún nhường không nói

Nơi xa vắng đồng hoang nơi cỏ dại Bãi sông chiều, không một chút hương bay

Bỗng nghẹt ngào trong vùng lũ chiều nay Củ khoai cứa nửa làng tôi òa khóc

(Nguyễn Anh Thuấn)

- Ngôn ngữ, hình ảnh trong thơ trữ tình là ngôn ngữ hàm xúc, cô đọng nhưng lại có sức ngân vang. Ngôn ngữ, hình ảnh trong thơ quan trọng đến mức một câu thơ có thể biểu hiện được một ý nghĩa lớn. Một chữ, một hình ảnh có thể có thể biểu hiện được một tình cảm lớn. Một chi tiết có thể biểu hiện được cả một sự kiện. Khi dạy và học thơ trữ tình không thể bỏ qua phân tích ngôn ngữ, hình ảnh.

4. Đặc trưng thi pháp và phương thức tiếp cận

- Ca dao dân ca + Tính truyền miệng + Tính tập thể

+ Tính diễn xướng

+ Tính trữ tình và châm biếm hài hước - Thơ chữ Hán

+ Thể thơ Đường luật ngũ ngôn, thất ngôn + Ngôn từ cô đọng hàm súc

+ Tiếp cận văn bản qua bản dịch nghĩa và dịch thơ + Nghệ thuật đối (từ ngữ, hình ảnh, ý nghĩa)

- Thơ hiện đại

+ Đề tài liên quan đến đời sống hiện đại + Thể thơ tự do, phóng khoáng

+ Ngôn ngữ thơ gắn liền với đời sống

III. Thực hành (2 tiết)

1. Nhận diện văn bản biểu cảm trữ tình trong SGK Ngữ văn THCS

- Ngữ văn lớp 6 + Lượm

+ Cô tô

+ Cây tre Việt Nam + Lòng yêu nước - Ngữ văn lớp 7 + Ca dao - dân ca

+ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Bài ca Côn Sơn, Sau phút chia ly, Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Xa ngắm thác núi Lư, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng, Tiếng gà trưa, Một thứ quà của lúa non: Cốm, Mùa xuân của tôi.

Lớp 8 - 1:

Muốn làm thằng cuội, Hai chữ nước nhà

Lớp 8 - 2:

Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, Khi con tu hú, Tức cảnh Bác Pó, Ngắm trăng, Đi đường.

Lớp 9 - 1:

Đồng chí, Bài thơ tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Ánh trăng.

Lớp 9 - 2:

Con cò, mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con, Mây và sóng

- Thực hành giảng, gv và sv cùng nhận xét

- Yêu cầu có sự sử dụng phương hướng tích hợp và tích cực - 1 số giáo án định hướng

Tuần 10 - Tiết 38

Văn bản

NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ

( Hồi hương ngẫu thư )

Hạ Tri Chương I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

1. Kiến thức : Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng củanhà thơ. nhà thơ.

2. Kĩ năng: Phân tích và bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó.

3. Thái độ: Có tình cảm yêu mến với quê hương. II . Phương pháp và phương tiện dạy học

- Đàm thoại , diễn giảng - SGK + SGV + giáo án

Một phần của tài liệu giáo án PPDH văn THCS (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w