6. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Giới thuyết khái niệm
Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng có hình tượng không gian. Không gian là nền cảnh biểu hiện cho một bức tranh xã hội, găn liền với quan điểm nghệ thuật và cách thể hiện của nhà văn. Không gian nghệ thuật là sự sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan điểm nhất định về cuộc sống. Từ điển thuật ngữ văn học do nhóm tác giả Lê Bá Há – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi chủ biên quan niệm “không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quãng tính, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ không gian, nên mang tính chủ quan” [26, tr180]. Khảo sát không gian nghệ thuật
trong Bão táp triều Trần từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi nêu thêm một số luận điểm về không gian văn hóa để thấy được sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa và văn chương, giữa lịch sử và tiểu thuyết.
Trong lĩnh vực văn hóa khái niệm không gian được hiểu với một hàm nghĩa có phần rộng hơn: “Văn hóa thường có địa chỉ phát sinh ban đầu rất rõ rệt, càng về sau càng có xu hướng mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Mức độ mở rộng phạm vi ảnh hưởng tùy thuộc vào hai yếu tố chính: một là sức sống nội thân ban đầu của những giá trị văn hóa được tạo ra. Hai là khả năng thích ứng của những giá trị văn hóa ấy tại những địa chỉ được truyền bá tới. Nếu có sự tương hợp cả hai yếu tố này thì không gian ảnh hưởng của các hệ thống giá trị văn hóa sẽ càng ngày càng rộng lớn” [74, tr18]
Cách hiểu trên đây về hình tượng không gian nghệ thuật và không gian văn hóa là cơ sở để chúng tôi khảo sát không gian nghệ thuật trong Bão táp triều Trần từ góc nhìn văn hóa.