Văn học, nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thế giới hình tượng trong bão táp triều trần từ góc nhìn văn hóa luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 84)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1.3.Văn học, nghệ thuật

Văn học là một thành tố quan trọng trong văn hóa một quốc gia, dân tộc. Cũng như các thành tố văn hóa khác, văn học dưới thời Trần cũng là quá trình chuyển tiếp từ nền văn học thời Lý. Bên cạnh đó, sự phát triển của giáo dục là cơ sở góp phần phát triển nền văn học, nghệ thuật.

Thời kì đầu văn học mang màu sắc, tư tưởng Phật giáo, sau đó những quan điểm tư tưởng Nho giáo chính thống lần luợt xuất hiện trong văn học thời Trần như một lẽ tự nhiên. Với lực lượng sáng tác tương đối hùng hậu, chủ yếu là quý tộc, nho sĩ và tăng lữ, trong đó nho sĩ ngày càng đông đảo. Theo thống kê của Đinh Gia Khánh (kể cả một số tác giả nhà Hồ) “Trong số khoảng 60 tác giả đời nhà Trần và Hồ mà ngày nay chúng ta được biết thì có vào khoảng trên bốn mươi tác giả thuộc lớp nho sĩ, tác giả tầng lớp tăng lữ non một chục người và một chục người thuộc tầng lớp quý tộc” [38, tr.73]. Cùng với sự phát triển về lực lượng sáng tác văn học đời Trần được sáng tác cả văn tự Hán lẫn văn tự Nôm. Với việc vận dụng sáng tạo các thể loại văn học ngoại nhập (Trung Quốc), các nhà văn, thơ dưới thời đại nhà Trần đã chuyển tải được tư tưởng, hồn cốt, khí phách dân tộc. Theo cách nói của Đinh

Gia Khánh là “học phong Đông A” [38, tr.77]. Văn học thời Trần đã dựng lại bức tượng đài bất tử về hình ảnh non sông, khí phách anh hùng Đại Việt trường tồn muôn đời qua những tác phẩm bất tử mà không thể không nhắc tới trong thành tựu văn học, như: Phú Trên Sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu);

Thuật Hoài (Phạm Ngũ Lão); Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn); Cảm Hoài

(Đặng Dung)….

Cùng với văn học nghệ thuật dưới thời nhà Trần cũng có những đóng góp đáng kể. Nhìn chung kiến trúc thời nhà Trần khác với kiến trúc mang tính “hoành tráng, quy mô” của nhà Lý. Kiến trúc nhà Trần “mang tính thực dụng, khỏe khoắn, tinh thần phật giáo thấm đượm trong các công trình” [53, tr.104]. Bố cục có phần thưa thoáng, đề tài phong phú: kiến trúc cung đình, kiến trúc Phật giáo. Đặc biệt thời nhà Trần đồ gốm xuất hiện.

Những thành tựu văn học, nghệ thuật của thời nhà Trần còn sót lại hôm nay là chứng tích về một nền văn hóa độc đáo của một dân tộc, một thời đại lẫy lừng trong lịch sử Việt Nam.

3.1.1.4. Khoa học, kĩ thuật

Trong những thế kỷ đầu xây dựng nhà nước phong kiến độc lập - tự chủ, đến thời đại nhà Trần khoa học kĩ thuật mới thực sự có những thành tựu. Về sử học, dưới thời nhà Trần có bộ chính sử đầu tiên của nhà nước Đại Việt Sử Kí (Lê Văn Hưu). Về Xây dựng, “Kỉ thuật xây dựng và tính toán đã đạt đến trình độ cao trong các công trình thành quách, cung điện, chùa tháp. Phùng Tá Chu người nổi tiếng trong việc xây dựng cung Thiên Trường” [53, tr105]. Ngoài ra thời nhà Trần thiên văn, lịch pháp cũng phát triển, đáng ghi nhận là cuốn Bách thế thông kỉ của Trần Nguyên Đán. Nhu cầu quốc phòng cũng là nguyên nhân cho kỹ thuật chế tạo súng thần cơ, thuyền chiến dưới sự chỉ đạo cùa Hồ Nguyên Trừng.

Trên đây là một cái nhìn khái lược về văn hóa Đại Việt dưới thời nhà Trần. Các vương triều nhà Trần trong gần hai trăm năm đã luôn có ý thức trong việc tiếp biến văn hóa thời Lý, chủ động sàng lọc tinh hoa văn hóa khu vực để tạo nên một nét văn hóa riêng. Văn hóa Đại Việt dưới thời nhà Trần mang khí chất hùng mạnh, ghi dấu những thành tựu, công lao chiến đấu, sáng tạo của dân tộc.

3.1.2. Văn hóa Chăm Pa

Chăm Pa một dải đất Miền Trung nối liền hai Miền Bắc Nam để tạo nên Việt Nam hình chữ S ngày nay. Hay nói cách khác Việt Nam là sự tổng hợp của ba nền văn hóa: Nếu văn hóa Đại Việt bắt nguồn từ văn hóa Đông Sơn, thì văn hóa Chăm Pa lại có nguồn gốc từ nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Phù Nam là một phần của văn hóa Óc Eo.

Theo Tài liệu Cơ sở Văn hóa Việt Nam do Trần Quốc Vượng chủ biên, “Người Chăm là người thuộc chủng Nam Á. Ngôn ngữ của họ thuộc ngữ hệ Malai – pollinêđi. Người Chăm đã có một nền văn hóa riêng, không thua kém một quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Châu Á. Vương quốc Chăm Pa là vương quốc của các tiểu vương quốc tồn tại gần 18 thế kỉ (từ thể kỉ II trCN – XV sCN). Phân bố ở Miền trung Việt Nam từ núi đến biển, giáp ranh là các đèo… có nền độc lập, có một tổng thể văn hóa” [86, tr149]

Văn hóa Chăm Pa nói chung và văn hóa Chăm Pa thế kỷ XII – XIII nói riêng đã có những thành tựu mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Về tôn giáo, tín ngưỡng, theo G.Coedes, “Chăm Pa là một quốc gia Ấn hóa”. Điều này thể hiện rõ trong sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa - tôn giáo Ấn Độ đối với Chăm Pa. Bởi thế có ý kiến cho rằng Chăm Pa là hình ảnh thu nhỏ của Ấn Độ. Chăm Pa là quốc gia có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Họ tôn thờ nữ thần mẹ, theo truyền thống tín ngưỡng mẫu hệ. Tôn giáo chính thống của Chăm Pa thời bấy giờ là Ấn Độ giáo. Ngoài Ấn Độ giáo được xem là tôn giáo

thì ở Chăm Pa thế Kỉ XIII – XIV còn có sự hỗn dung giữa các tôn giáo. Ở đó không có sự kì thị mà cùng tồn tại song song cả “Đức từ bi của đạo Phật, tình thương của Visnu giáo và tính hung bạo của Visa giáo” [86, tr182]. Về phương diện ngôn ngữ, người Chăm bên cạnh sử dụng chữ phạn (thứ chữ tiếp thu từ hệ thống văn tự cổ Ấn Độ, để sáng tạo ra), họ còn luôn cải tiến thứ chữ Chăm cổ để sử dụng. Lịch pháp được du nhập từ Ấn Độ vào rất sớm, và cho đến nay họ vẫn dùng loại lịch này. Ở hệ thống lịch này ngày âm (tính theo lịch trăng), một năm có 12 tháng âm, 6 mùa. Tuần có 7 ngày, có tên gọi và tương ứng với hành tinh. Ngoài ra họ còn tính tháng, năm theo kỉ nguyên.

Âm nhạc, là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Chăm. Đặc biệt là các nghi lễ và hội lễ mang tính chất tôn giáo, tín ngưỡng, như: lễ karê, lễ cầu đả, lễ chà và. Nhạc cụ quen thuộc là trống Branưng, Kynăng… Múa là loại hình nghệ thuật gắn bó như hình với bóng của người Chăm. Điệu múa đó được biểu diễn từ dân gian đến cung đình. Múa gắn với sinh hoạt, múa thể hiên tư tưởng tôn giáo, múa độc diễn, múa đạo cụ. Nói đến văn hóa Chăm trong thời kì nào cũng không thể không nói đến hệ thống đền tháp. Đó là quốc hồn, quốc túy của vương triều Chăm Pa. Một loại hình kiến trúc đặc biệt trong vùng Đông Nam châu Á. Tháp Chăm thời kì nhà Trần đã đạt đến trình độ tinh xảo. Tháp xây dựng với biểu tượng tôn giáo Ấn Độ. Với biểu tượng là trung tâm của vũ trụ, nơi ngự trị của các thần linh. Chức năng của tháp bao gồm cả: Đền thờ thần, đền – mộ, đền - nơi của các vị thần. Tháp có bình đồ vuông, bố cục hướng tâm, chia thành ba phần: đế, thân, mái. Bốn cạnh mở bốn cửa… Tháp được trang trí tinh tế thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật kiến trúc. Chủ đề chính trong trang trí tháp là hoa, lá, hình người, hình động vật. Điêu khắc nổi tiếng của Chăm Pa giai đoạn này là độ chín của điêu khắc phù điêu: chạm trực tiếp trên gạch, tạo hình trang trí trên gạch trước khi nung,

chạm khắc trên đá. Đây cũng là một nét tiêu biểu của văn hóa Chăm Pa khu biệt hoàn toàn với văn hóa Đại Việt.

Về kỷ thuật, trước tiên phải kể đến kỷ thuật làm gốm, cũng là một yếu tố trực tiếp tô điểm và góp phần làm cho nền văn hóa Chăm Pa trở nên rực rỡ hơn trong tổng thể văn hóa. Gốm thời kì này phát triển đa dạng về loại hình, với kỉ thuật tiến bộ từ khâu: lọc đất, cách nung… Ngoài ra còn có kỷ thuật chế tác kim hoàn cũng rất phát triển, tạo ra các sản phẩm đồ trang sức bằng đá mã não, thủy tinh, vàng thành chuỗi, hạt, nhẫn...

Qua việc điểm qua những nét cơ bản về văn hóa Chăm Pa như trên, có thể thấy đây là một vương quốc có nền văn hóa độc đáo và phát triển rực rỡ trong khu vực Đông Nam Á.

3.2. Nhân vật Huyền Trân Công Chúa

3.2.1. Huyền Trân Công chúa từ nhân vật lịch sử đến nhân vật tiểuthuyết thuyết

3.2.1.1. Một vẻ đẹp thánh thiện

Với Hoàng Quốc Hải, viết tiểu thuyết lịch sử không chỉ là tái hiện lịch sử mà còn chuyển tải những thông điệp của đời sống hôm nay. Bởi thế, tưởng tượng và hư cấu được xem là những yêu cầu không thể thiếu trong việc phục dựng lịch sử bằng văn học. Thế giới nhân vật trong tác phẩm của ông có sự kết hợp hài hòa giữa hư cấu nghệ thuật và sự thật lịch sử. Huyền Trân Công chúa là một nhân vật như vậy.

Trong lịch sử, nhân vật Huyền Trân công chúa chỉ được ghi lại vài dòng ít ỏi “Mùa hạ tháng 06 (1306), gả Công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân (…)” [44, tr340]. Và tuyệt nhiên, trong chính sử không có một tài liệu nào miêu tả về nhan sắc của Huyền Trân. Tuy nhiên, khi đi vào tác phẩm của Hoàng Quốc Hải, nhân vật Huyền Trân đã hiện lên một cách sinh động, cụ thể, hội tụ những phẩm chất tinh thần của người phụ

nữ Á Đông. Đó là vẻ đẹp thiên phú, toát lên sự thánh thiện từ ngoại hình đến nội tâm. Huyền Trân vừa có sự trong sáng, nhân từ, vừa có sự kiêu sa, thông thái, trí tuệ và lòng cao thượng. Tác giả giành cả một cuốn sách 351 trang với nhan đề Huyền Trân Công chúa để tái hiện cuộc đời, phẩm chất nhân vật, nhưng thực tế Huyền Trân xuất hiện trong trang sách như một lát cắt gắn với lịch sử vương triều Trần. Đó là lúc nàng vừa tròn 16 tuổi, cái tuổi đầy mơ mộng, với những cảm xúc, khát vọng đầu đời mãnh liệt, căng tràn. Trong tác phẩm hơn ba lần Hoàng Quốc Hải miêu tả trực tiếp về nhân vật Huyền Trân, song không tỉ mỉ, chi tiết mà chỉ điểm xuyến, phác họa, tạo ấn tượng về một vẻ đẹp trong trẻo, mềm mại, đầy cuốn hút. Mỗi lần miêu tả là một thời gian và hoàn cảnh khác nhau, nhưng ngòi bút của nhà văn thường dừng lại đúng chổ để lột tả hết vẻ thánh thiện của Huyền Trân. Cả ba lần, ông đều đặc tả khuôn mặt, ngôn ngữ, phục trang của công chúa. Lần thứ nhất vào khoảng đêm khuya, lúc nàng mải mê đọc sách trong sự lo lắng của nhũ mẫu “Đôi má ửng hồng…cặp môi đỏ mộng như tô son, để lộ ra hai hàm răng nhỏ, trắng muốt như những hạt ngô nếp. Công nương nói giọng dịu ngọt tựa lời hát ru…tôi đâu dám sao nhãng đạo nhà… chẳng qua tôi mê say là mê với đạo thánh hiền…” [20, tr8]. Cách miêu tả như vậy cho ta thấy sự trong trẻo, duyên dáng, tinh khiết của một thiếu nữ mới lớn với tất cả sự hài hòa trên khuôn mặt. Toát lên một vẻ đẹp tinh khôi, giản dị đến lạ thường. Lần thứ hai là một buổi sáng mùa xuân, khi nàng chuẩn bị dự lễ thượng nguyên và xem hội đua thuyền:“Công chúa có mái tóc dày và đen nhánh như hạt dền…trước gương công chúa lộng lẫy như một nàng tiên” [20, tr9]. Với khuôn mặt trời phú, cùng với mái tóc đen mượt, cách trang điểm, ăn mặc lựa chọn trang sức của công chúa càng tôn lên vẻ kiêu sa thánh thiện “Đầu cài trâm ngọc nạm hạt châu, cổ đeo vòng ngọc bích… mình vận áo dài, vóc dại hồng thêu mây ngủ sắc… ngoài khoác áo cừu trắng, quần nhiễu màu thiên thanh, chân dận hài tía

mũi cong, dát hồng ngọc” [20, tr10]. Với cách miêu tả đó, ông giúp người đọc ngược dòng thời gian để chứng kiến những nét văn hóa thời đại nhà Trần được hội tụ nàng ở công chúa này. Mặt khác, giúp người đọc hình dung ra một Huyền Trân hoạt bát, nhạy bén, dự báo một khả năng thích ứng cao trong cuộc sống. Theo cách nói của Trần Đình Sử “Một nền nghệ thuật mới bao giờ cùng tạo ra con người mới” hay “sự vận động của thực tế làm nảy sinh những con người mới” [65, tr44]. Huyền Trân là một sự tái tạo từ lịch sử nhưng lại hoàn toàn mới. Đọc những trang miêu tả về nàng ta như bắt gặp hình ảnh, tính cách của một con người thời hiện đại thực thụ. Ngay cả vẻ đẹp bên ngoài cũng là một sự thống nhất mang tính hoàn chỉnh. Vẻ đẹp đó được tác giả tiếp tục miêu tả khi mối tinh đầu chớm nở, làm cho tâm hồn công chúa rạo rực, bâng khuâng. Đây cũng là điều mà chính sử chưa bao giờ nhắc tới, có chăng chỉ là những giai thoại đuợc lưu truyền trong dân gian. Đó cũng là một phương diện biểu hiện vẻ đẹp của nàng khi bước qua một ngưỡng cửa mới của cuộc đời. Trong lần Huyền Trân chuẩn bị diện kiến Khắc Chung – con người mà bấy lâu nàng ngưỡng mộ, Hoàng Quốc Hải vẫn trung thành với lối phác họa, gợi mà không tả. Nhờ đó, vẻ đẹp của Huyền Trân được tôn lên qua cách trang điểm nhẹ nhàng tạo nên vẻ tự nhiên, cách ăn mặc giản dị mà quyến rũ “Nàng không trang điểm lòe loẹt…Công chúa mặc chiếc áo dài màu tía….Công chúa có đôi mắt đen huyền, hàng mi cong như chiếc lá liễu… nước da mịn mỡ màng trắng hồng tôn lên, nôm nàng trông như một cô tiên bước lạc xuống trần [20, tr118].

Cùng với lối miêu tả phác thảo, Hoàng Quốc Hải đã khách quan hóa vẻ đẹp của Huyền Trân bằng cách trao điểm nhìn cho các nhân vật. Những người gẫn gũi với Huyền Trần như Thúy Quỳnh, Bích Huệ đã ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của nàng “Công nương đẹp quá! Công nương đẹp quá!” [20, tr118]. Ngoài vẻ đẹp trời phú Huyền Trân còn biết làm mới mình trong mọi hoàn

cảnh để vẻ đẹp thánh thiện đó càng được tôn thêm phần mền mại, trong trẻo, tinh khôi. Vẻ đẹp của nàng đã làm cho quốc vương Chăm Pa, một con người lịch lãm thông tuệ mới gặp lần đầu phải trầm trồ, ngưỡng mộ “Mắt ông nhìn thấy không phải là một con người trần thế mà là một nàng tiên (…) chưa bao giờ ông nhìn thấy một con người kiều diễm như thế” [20, tr257]. Sự xuất hiện của Huyền Trân như xua tan đám mây u ám, trên sóng gió lênh đênh của khúc biển miền Trung ít yên ả, như làm tan chảy giá băng trong lòng Chế Mân khi phải chờ đợi nàng suốt năm năm nay. Gặp nàng, sau giây phút hồi hộp, Chế Mân bình tâm ngắm lại nàng “công chúa có khuôn mặt dễ thương như đóa bạch trà hé nở...” [20, tr259]. Vẻ đẹp đó càng được tôn thêm bởi hồn cốt, văn hóa Đại Việt được mang theo cùng với hình hài của nàng “Chiếc mũ đội duyên dáng làm sao. Đó là cả một công trình nghệ thuật của người thợ dệt, màu sắc hài hòa…khuôn mặt nhuốm màu hồng phớt, đôi má hây hây…Công chúa vận áo dài trắng thêu những con phượng đang múa, quần và hài màu trắng. Toàn bộ y phục nàng là một công trình kì công của những người thợ thủ công Đại Việt” [20, tr260]. Trong con mắt Chế Mân hình dáng bên ngoài của Huyền Trân đủ làm ngây ngất. Và hơn thế là vẻ đẹp thánh thiện toát lên từ ánh mắt, khuôn mặt nàng “Không hiểu vì sao cứ nhìn vào công chúa, là người ta có cảm giác, tù khuôn mặt nhân ái kia, đôi mắt trong vời vợi kia, và từ nơi trái tim đôn hậu kia phát ra cái đẹp hồn nhiên có sức rung động cả tâm hồn trong sáng” [20, tr260]. Chế Mân đã gọi Huyền Trân bằng một cái tên của loài hoa quý “Đóa bạch trà kiều diễm”. Chỉ trong một khoảng thời gian gặp gỡ, đã có tới 25 lần Chế Mân gọi Huyền Trân bằng danh xưng ấy với tất

Một phần của tài liệu Thế giới hình tượng trong bão táp triều trần từ góc nhìn văn hóa luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 84)