Huyền Trân Công Chúa từ nhân vật lịch sử đến nhân vật

Một phần của tài liệu Thế giới hình tượng trong bão táp triều trần từ góc nhìn văn hóa luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 88 - 95)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Huyền Trân Công Chúa từ nhân vật lịch sử đến nhân vật

thuyết

3.2.1.1. Một vẻ đẹp thánh thiện

Với Hoàng Quốc Hải, viết tiểu thuyết lịch sử không chỉ là tái hiện lịch sử mà còn chuyển tải những thông điệp của đời sống hôm nay. Bởi thế, tưởng tượng và hư cấu được xem là những yêu cầu không thể thiếu trong việc phục dựng lịch sử bằng văn học. Thế giới nhân vật trong tác phẩm của ông có sự kết hợp hài hòa giữa hư cấu nghệ thuật và sự thật lịch sử. Huyền Trân Công chúa là một nhân vật như vậy.

Trong lịch sử, nhân vật Huyền Trân công chúa chỉ được ghi lại vài dòng ít ỏi “Mùa hạ tháng 06 (1306), gả Công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân (…)” [44, tr340]. Và tuyệt nhiên, trong chính sử không có một tài liệu nào miêu tả về nhan sắc của Huyền Trân. Tuy nhiên, khi đi vào tác phẩm của Hoàng Quốc Hải, nhân vật Huyền Trân đã hiện lên một cách sinh động, cụ thể, hội tụ những phẩm chất tinh thần của người phụ

nữ Á Đông. Đó là vẻ đẹp thiên phú, toát lên sự thánh thiện từ ngoại hình đến nội tâm. Huyền Trân vừa có sự trong sáng, nhân từ, vừa có sự kiêu sa, thông thái, trí tuệ và lòng cao thượng. Tác giả giành cả một cuốn sách 351 trang với nhan đề Huyền Trân Công chúa để tái hiện cuộc đời, phẩm chất nhân vật, nhưng thực tế Huyền Trân xuất hiện trong trang sách như một lát cắt gắn với lịch sử vương triều Trần. Đó là lúc nàng vừa tròn 16 tuổi, cái tuổi đầy mơ mộng, với những cảm xúc, khát vọng đầu đời mãnh liệt, căng tràn. Trong tác phẩm hơn ba lần Hoàng Quốc Hải miêu tả trực tiếp về nhân vật Huyền Trân, song không tỉ mỉ, chi tiết mà chỉ điểm xuyến, phác họa, tạo ấn tượng về một vẻ đẹp trong trẻo, mềm mại, đầy cuốn hút. Mỗi lần miêu tả là một thời gian và hoàn cảnh khác nhau, nhưng ngòi bút của nhà văn thường dừng lại đúng chổ để lột tả hết vẻ thánh thiện của Huyền Trân. Cả ba lần, ông đều đặc tả khuôn mặt, ngôn ngữ, phục trang của công chúa. Lần thứ nhất vào khoảng đêm khuya, lúc nàng mải mê đọc sách trong sự lo lắng của nhũ mẫu “Đôi má ửng hồng…cặp môi đỏ mộng như tô son, để lộ ra hai hàm răng nhỏ, trắng muốt như những hạt ngô nếp. Công nương nói giọng dịu ngọt tựa lời hát ru…tôi đâu dám sao nhãng đạo nhà… chẳng qua tôi mê say là mê với đạo thánh hiền…” [20, tr8]. Cách miêu tả như vậy cho ta thấy sự trong trẻo, duyên dáng, tinh khiết của một thiếu nữ mới lớn với tất cả sự hài hòa trên khuôn mặt. Toát lên một vẻ đẹp tinh khôi, giản dị đến lạ thường. Lần thứ hai là một buổi sáng mùa xuân, khi nàng chuẩn bị dự lễ thượng nguyên và xem hội đua thuyền:“Công chúa có mái tóc dày và đen nhánh như hạt dền…trước gương công chúa lộng lẫy như một nàng tiên” [20, tr9]. Với khuôn mặt trời phú, cùng với mái tóc đen mượt, cách trang điểm, ăn mặc lựa chọn trang sức của công chúa càng tôn lên vẻ kiêu sa thánh thiện “Đầu cài trâm ngọc nạm hạt châu, cổ đeo vòng ngọc bích… mình vận áo dài, vóc dại hồng thêu mây ngủ sắc… ngoài khoác áo cừu trắng, quần nhiễu màu thiên thanh, chân dận hài tía

mũi cong, dát hồng ngọc” [20, tr10]. Với cách miêu tả đó, ông giúp người đọc ngược dòng thời gian để chứng kiến những nét văn hóa thời đại nhà Trần được hội tụ nàng ở công chúa này. Mặt khác, giúp người đọc hình dung ra một Huyền Trân hoạt bát, nhạy bén, dự báo một khả năng thích ứng cao trong cuộc sống. Theo cách nói của Trần Đình Sử “Một nền nghệ thuật mới bao giờ cùng tạo ra con người mới” hay “sự vận động của thực tế làm nảy sinh những con người mới” [65, tr44]. Huyền Trân là một sự tái tạo từ lịch sử nhưng lại hoàn toàn mới. Đọc những trang miêu tả về nàng ta như bắt gặp hình ảnh, tính cách của một con người thời hiện đại thực thụ. Ngay cả vẻ đẹp bên ngoài cũng là một sự thống nhất mang tính hoàn chỉnh. Vẻ đẹp đó được tác giả tiếp tục miêu tả khi mối tinh đầu chớm nở, làm cho tâm hồn công chúa rạo rực, bâng khuâng. Đây cũng là điều mà chính sử chưa bao giờ nhắc tới, có chăng chỉ là những giai thoại đuợc lưu truyền trong dân gian. Đó cũng là một phương diện biểu hiện vẻ đẹp của nàng khi bước qua một ngưỡng cửa mới của cuộc đời. Trong lần Huyền Trân chuẩn bị diện kiến Khắc Chung – con người mà bấy lâu nàng ngưỡng mộ, Hoàng Quốc Hải vẫn trung thành với lối phác họa, gợi mà không tả. Nhờ đó, vẻ đẹp của Huyền Trân được tôn lên qua cách trang điểm nhẹ nhàng tạo nên vẻ tự nhiên, cách ăn mặc giản dị mà quyến rũ “Nàng không trang điểm lòe loẹt…Công chúa mặc chiếc áo dài màu tía….Công chúa có đôi mắt đen huyền, hàng mi cong như chiếc lá liễu… nước da mịn mỡ màng trắng hồng tôn lên, nôm nàng trông như một cô tiên bước lạc xuống trần [20, tr118].

Cùng với lối miêu tả phác thảo, Hoàng Quốc Hải đã khách quan hóa vẻ đẹp của Huyền Trân bằng cách trao điểm nhìn cho các nhân vật. Những người gẫn gũi với Huyền Trần như Thúy Quỳnh, Bích Huệ đã ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của nàng “Công nương đẹp quá! Công nương đẹp quá!” [20, tr118]. Ngoài vẻ đẹp trời phú Huyền Trân còn biết làm mới mình trong mọi hoàn

cảnh để vẻ đẹp thánh thiện đó càng được tôn thêm phần mền mại, trong trẻo, tinh khôi. Vẻ đẹp của nàng đã làm cho quốc vương Chăm Pa, một con người lịch lãm thông tuệ mới gặp lần đầu phải trầm trồ, ngưỡng mộ “Mắt ông nhìn thấy không phải là một con người trần thế mà là một nàng tiên (…) chưa bao giờ ông nhìn thấy một con người kiều diễm như thế” [20, tr257]. Sự xuất hiện của Huyền Trân như xua tan đám mây u ám, trên sóng gió lênh đênh của khúc biển miền Trung ít yên ả, như làm tan chảy giá băng trong lòng Chế Mân khi phải chờ đợi nàng suốt năm năm nay. Gặp nàng, sau giây phút hồi hộp, Chế Mân bình tâm ngắm lại nàng “công chúa có khuôn mặt dễ thương như đóa bạch trà hé nở...” [20, tr259]. Vẻ đẹp đó càng được tôn thêm bởi hồn cốt, văn hóa Đại Việt được mang theo cùng với hình hài của nàng “Chiếc mũ đội duyên dáng làm sao. Đó là cả một công trình nghệ thuật của người thợ dệt, màu sắc hài hòa…khuôn mặt nhuốm màu hồng phớt, đôi má hây hây…Công chúa vận áo dài trắng thêu những con phượng đang múa, quần và hài màu trắng. Toàn bộ y phục nàng là một công trình kì công của những người thợ thủ công Đại Việt” [20, tr260]. Trong con mắt Chế Mân hình dáng bên ngoài của Huyền Trân đủ làm ngây ngất. Và hơn thế là vẻ đẹp thánh thiện toát lên từ ánh mắt, khuôn mặt nàng “Không hiểu vì sao cứ nhìn vào công chúa, là người ta có cảm giác, tù khuôn mặt nhân ái kia, đôi mắt trong vời vợi kia, và từ nơi trái tim đôn hậu kia phát ra cái đẹp hồn nhiên có sức rung động cả tâm hồn trong sáng” [20, tr260]. Chế Mân đã gọi Huyền Trân bằng một cái tên của loài hoa quý “Đóa bạch trà kiều diễm”. Chỉ trong một khoảng thời gian gặp gỡ, đã có tới 25 lần Chế Mân gọi Huyền Trân bằng danh xưng ấy với tất cả tình cảm yêu thương ngưỡng mộ.

Vẻ đẹp thánh thiện của Huyền Trân không chỉ làm cho quốc vương Chăm Pa phải say mê, ngây ngất mà còn làm rung động từ trong cung đến cả ngoài thành Chà Bàn. Sau buổi thiết triều để các quan bái kiến hoàng hậu, tin

đồn về một quốc sắc Đại Việt đã bay xa, lan đi với những lời ngợi ca: “Hoàng hậu có nước da trắng như bông, miệng cười tươi như một đóa phù dung, tóc dài và mềm như một suối nước”. Là công chúa của nước Đại Việt, trong cái nhìn của thần dân Chà Bàn, Huyền Trân là biểu tượng cho văn hóa Đại Việt thể hiện qua cách ăn nói, ứng xử, trang phục và cả nền nghệ thuật đặc sắc mà chính Hoàng hậu và đoàn tùy tùng đã biểu diễn nơi thành đô Chăm Pa. Vẻ đẹp thánh thiện, trong sáng, trẻ trung, duyên dáng, của Huyền Trân đã làm cho sự căm tức, ganh tị, thù hằn, ngờ vực trong lòng Hoàng hậu Tapasi tiêu tan: “Bà say sưa ngắm nhìn khuôn mặt của Huyền trân và liếc nhìn đôi chuỗi ngọc và ngầm so sánh: cô bé có khuôn mặt đẹp đẽ, trong trẽo hơn cả những viên ngọc quý kia”. Dưới ngòi bút Hoàng Quốc Hải, Huyền Trân là một mẫu nghi thiên hạ với nhan sắc tuyệt trần.

Có thể thấy, bằng sự sáng tạo nghệ thuật, Hoàng Quốc Hải đã tiểu thuyết hóa nhân vật lịch sử Huyền Trân, mang đến cho nhân vật một vẻ đẹp thánh thiện mà gần gũi, chân thực và sinh động. Nàng sống với tất cả sự trong sáng, chân thật, toát ra từ cái tâm hồn biểu hiện rõ nhất trên khuôn mặt “Khuôn mặt thần tiên trong sáng, tỉ như viên ngọc quý vừa được chuốt rửa bằng một thứ nước thơm tinh khiết” [20, tr320]. Trong cái nhìn của quốc vương Chăm Pa, “Nàng trong sáng, trung thực như một tấm kính chiếu yêu” [20, tr325]. Vẻ đẹp đó còn biểu hiện ở sự cần cù, chịu khó cùng với sự thông tuệ, tài năng thiên bẩm. Nàng đọc sách với niềm đam mê. Điều này đã giúp Huyền Trân khi về làm dâu xứ Chiêm tự tin về sự hiểu biết của mình. Nàng đã kiến giải, cắt nghĩa các vấn đề từ trực quan đến tư duy một cách thấu đáo khiến quốc vương Chăm Pa và thần dân trăm họ nể, phục. Hình tượng Huyền Trân ở đây đã mang nhiều ý nghĩa của một một vị sứ giả văn hóa đến từ nước Đại Việt mang thông điệp về tình hòa hiếu, sự gắn kết tin tưởng của nhân dân Đại Việt.

3.2.1.2. Hi sinh tình riêng vì nghĩa lớn

Dưới ngòi bút Hoàng Quốc Hải, Huyền Trân không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn thánh thiện mà còn là sự hiện thân của đức hi sinh. Câu chuyện tình yêu giữa nàng và Trần Khắc Chung hết sức mơ hồ trong lịch sử đã được Hoàng Quốc Hải tái dựng một cách chân thực sinh động qua những trang viết của mình. Đó là một thiên tình sử đầy nước mắt và sự thánh thiện, cao cả.

Huyền Trân sống một cuộc sống đủ đầy vật chất nơi khuê các nhưng lại thiếu tình mẫu tử lúc còn rất nhỏ. Mẫu hậu mất sớm, phụ hoàng xuất gia, tuổi thơ nàng lớn lên trong sự chăm bẳm của nhũ mẫu. Bà như người mẹ nuôi, kẻ đầy tớ và là người bạn của nàng. Bởi vậy tình yêu đối với nàng vô cùng thiêng liêng. Trong mắt nàng, Trần Khắc Chung là một vị anh hùng hào kiệt không ai có thể sánh bằng. Con người ấy đã khiến nàng ngày đêm thao thức, ngưỡng mộ, thán phục. Tinh yêu đầu đời chớm nở, trong trẻo với bao cảm xúc, trăn trở làm thay đổi suy nghĩ, hành động của nàng. Hình ảnh Trần Khắc Chung, người tình trong mộng đã ngự trị trái tim, tâm hồn Huyền Trân. Khi Thượng Hoàng Nhân tông lên đường thăm vương quốc Chăm Pa, tình yêu giữa Huyền Trân và Trần Khắc Chung nảy nở. Những câu chuyện kể của Lão Dương về việc Trần Khắc Chung vào trại giặc đã khiến nàng say đắm, như uống lấy từng lời, mặc dù câu chuyện ấy không mấy xa lạ với Huyền Trân.

Kể từ bữa đó “nàng ít ăn, ít ngủ, biếng đọc sách, thẫn thờ trong suy tư…” [20, 107]. Đây là một bước ngoặt trong cuộc đời công chúa. Men tình yêu thôi thúc Huyền Trân phải thổ lộ lòng mình với Khắc Chung. Từ mến mộ, thương thầm, Huyền Trân đã mạnh bạo hẹn hò, gặp mặt. Tình yêu như đang thăng hoa, lòng công chúa càng rạo rực, muốn khám phá, tìm hiểu về tất cả những gì có liên quan đến Khắc Chung, con người mà giờ đây trong mắt nàng “thật sự tôn thờ, chàng như một anh hùng kì vĩ, văn võ toàn tài, một người độc nhất

vô nhị trên thế giới này [20, tr182] và “Nàng xem Khắc Chung như một thần tượng và ao ước chiếm lấy” [20, tr183]. Với nàng, đó là những tháng ngày hạnh phúc, một hạnh phúc mà chưa bao giờ nàng được nếm trải.

Gặp lại thượng hoàng sau chuyến thăm vương quốc Chăm Pa trở về, một biến cố đã xẩy ra với cuộc đời, số phận Huyền Trân. Nàng đã được giao một trọng trách lớn lao “Trọng trách thu hồi miền đất hai châu, ta đã đặt lên vai con. Chỉ có con mới làm được việc đó. Nếu dùng binh lúc này sẽ trúng kế độc của người Nguyên. [20, tr190]. Nghe phụ hoàng nói Huyền Trân vẫn chưa hiểu. “Ta muốn thật tâm hòa hiếu với Chiêm quốc, ta đã nhận lời mai mối của giáo chủ Phật giáo Du Già muốn cho con tác hợp với quốc vương nước họ. Nếu như chiếc cầu nhân duyên giữa con và Chế Mân mà thành đạt mỹ mãn sẽ là chiếc cầu nhân nghĩa lâu dài và cũng là niềm hạnh phúc cho hai quốc gia… cả hai nước đều tránh được can qua mà nguy cơ xâm lấn của mạn Bắc ngày càng giảm thiểu [20, tr191]. Đến đây Huyền Trân đã hiểu rõ ngu ý của phụ hoàng. Nàng như cố gồng mình chịu đựng những gì mà vua cha vừa bộc bạch, mà không thể. Nước mắt nàng ứa ra chỉ vì thương cha già suốt một đời lận đận vì nước vì dân. Ngay cả lúc này, thân đã nương nhờ cửa Phật tưởng như không còn vướng bận đến chính sự quốc gia thế nhưng mọi việc Người còn phải để tâm, theo sát. Trong nàng bấy giờ tình yêu, tình riêng như đã tan vỡ. Trong lòng nàng lúc này là sự trỗi dậy của tình thân máu mũ và hơn hết là ý thức dân tộc. Nàng đã vâng lời vua cha và hành động như một trang anh hùng lãnh mệnh lệnh từ thiên tử “Huyền Trân bèn quỳ xuống vái vua cha rồi nói: Lạy trình phụ vương, phận con là gái phụ vương dạy thế nào con xin vâng” [20, tr.193]. Kể từ thời khắc này tình yêu đầu đời, trong sáng với bao mơ ước của một thiếu nữ đã phải nhường chổ cho việc gánh vác trọng trách non sông. Với nghĩa cử đó, Huyền Trân đã mang phẩm chất của một anh hùng, liệt nữ biết hi sinh tình riêng vì nghĩa lớn. Đó là một hành xử văn

hóa cao nhất và trở thành một phẩm chất tinh thần cao cả của người phụ nữ Việt Nam ngàn đời nay.

Một phần của tài liệu Thế giới hình tượng trong bão táp triều trần từ góc nhìn văn hóa luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 88 - 95)