Huyền Trân Công Chúa người rút ngắn khoảng cách hai nền văn

Một phần của tài liệu Thế giới hình tượng trong bão táp triều trần từ góc nhìn văn hóa luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 98)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Huyền Trân Công Chúa người rút ngắn khoảng cách hai nền văn

Cuộc hôn nhân của Huyền Trân không chỉ vì mục đích chính trị mà còn được xem như là chiếc cầu kết nối hai nền văn hóa Việt - Chăm để xóa bỏ đi mối xung khắc giữa hai dân tộc, rút ngắn khoảng cách giữa hai nền Văn hóa Việt – Chăm.

3.2.2.1. Nghĩa tình thủy chung trong ứng xử

Ứng xử là một phương diện quan trọng biểu hiện cho một con người có văn hóa. Huyền Trân Công chúa không chỉ biểu hiện cho một con người văn

hóa ở góc độ cá nhân mà nàng đang nhân danh cho cả một dân tộc, một quốc gia có nền văn hóa lâu đời khi về làm dâu xứ chiêm xa xôi.

Ý thức rõ điều đó, Hoàng Quốc Hải không chỉ xây dựng một Huyền Trân với vẻ đẹp ngoại hình đầy cuốn hút, tinh khôi trong sáng, thánh thiện mà còn sử dụng ngôn ngữ như một phương diện bộc lộ văn hóa nhân vật. Mỗi câu nói của nàng phát ra như là tinh hoa của trời đất kiến tạo mà thành để biểu hiện thế giới tâm hồn bên trong. Huyền Trân về làm dâu Chiêm Thành trong nổi lo lắng của cả hoàng gia. Một mặt tiếc cho một thiên quốc sắc của một triều đại hùng mạnh mà phải làm dâu một láng giềng bé nhỏ. Mặt khác là sự thương xót ngậm ngùi, âu lo, đặc biết là thượng hoàng. Thế nhưng với Huyền Trân trên là vì nước sau đó là vì cha rồi mới nghĩ tới cho riêng mình. Nàng đã sống rất cẩn trọng, ứng xử có trách nhiệm, đảm đương cả hai nhiệm vụ: việc nước việc nhà đều trọn vẹn. Nàng bước chân xuống thuyền từ dã Thăng Long trong ngày xuất giá là lúc lịch sử bắt đầu ghi dấu bước chân nàng. Trên đường về Chiêm nàng đã suy nghĩ rất nhiều về mọi người thân. Mọi suy nghĩ cứ miên man trong suốt hành trình từ Thăng Long đến hai châu Ô Ri, Ô Lý và chấm dứt hẳn khi bình minh rực hồng. Nàng đã đẩy lùi mọi ý nghĩ trả về quá khứ để thành tâm với thực tại. Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa công chúa và Chế Mân đã cho thấy được nàng là một con người đầy nghĩa tình. Từ cung cách ứng xử, đến ngôn ngữ của nàng đều toát lên sự lịch thiệp, trang nhã, chân tình: “Thần thiếp xin cúi chào bệ hạ. Chúc bệ hạ trị vì muôn năm trên đất nước tươi đẹp của người” [20, tr257]. Cách ứng xử không chỉ được phát ra từ con tim, từ cái tâm trong sáng mà người đối diện còn thấy được cách ứng xử có nghĩa tình của Huyền Trân qua điệu bộ, cử chỉ hết sức lịch thiệp, tao nhã, thành tâm kết hợp với chất giọng trong trẻo của người con gái xứ kinh kì. Màn chào hỏi gặp gỡ đã làm cho vị quốc vương xứ ChămPa ngây ngất, tâm trạng nửa thực, nửa mơ. Huyền Trân đối với Chế Mân kể từ đây là quan hệ vợ

chồng. Một người đầu gối tay ấp cùng nàng nhưng cũng chỉ mới gặp gỡ lần đầu. Song Huyền Trân đã chuẩn bị mọi tình huống để xử sự đúng chức phận của một người vợ, một người phụ nữ mang trong mình hồn cốt dân tộc, và phẩm hạnh của người Phụ nữ Đại Việt khi về với xứ người.

Một việc làm khác cũng biểu hiện cho tấm lòng thủy chung, nghĩa tình của công chúa để tỏ lòng tôn kính Đại Việt yêu thương khi nàng rời mảnh đất tổ tiên đi làm dâu xứ người là lễ bái vọng. Tất cả toát lên sự thiêng liêng thành kính của một tình cảm sâu đậm “Thiết lập hương án giữa trời, để vọng bái tổ tiên… Hướng về phương Bắc, công chúa ngửa mặt, vái trời ba vái, rồi nàng lầm rầm khấn khứa tổ tiên” [20, tr262]. Hành động của nàng xuất phát từ cái tâm thiện, thể hiện một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người Đại Việt. Đó là biểu hiện cho truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân tới quê hương, tới đấng sinh thành dưỡng dục. Sau lễ bái vọng tổ tiên Huyền Trân không còn là công chúa mà đã chính thức được quốc vương Chămpa long trọng tuyên cáo “Bắt đầu từ giờ phút này Huyền Trân Công chúa là phu nhân của trẫm, và tước vị của nàng sẽ là hoàng hậu, tên hiệu của hoàng hậu là paramecvari. Hoàng hậu paramecvari sẽ cùng hoàng hậu Tapasi làm mẫu nghi thiên hạ” [20, tr263]. Cuộc hôn nhân tưởng như vì mục đích chính trị nhưng thực tế Huyền Trân và Chế Mân đã giành cho nhau một tình yêu say đắm, chân thành. Ngoài nghĩa tình trong ứng xử, Huyền Trân còn là một phụ nữ thủy chung, son sắc, tiết hạnh. Nàng luôn ý thức bổn phận làm vợ. Điều đó được biểu hiện qua những cuộc trao đổi, đàm đạo trong giao tiếp hay chốn buồng the. Đã có lúc Huyền Trân thất vọng về hành động quá yêu của quốc vương, nhưng sự ý thức của người con gái đã lấy chồng đã khiến Huyền Trân dần quên đi và sống hết sức khéo léo với hiện tại. Từ ngày về Chiêm quốc nàng luôn cảm thấy yêu mến mảnh đất quê chồng. Trong sâu thẳm con tim nàng, nơi đây sẽ gắn chặt cuộc đời nàng không một chút toan tính hay hối

hận. Chính sự sắc sảo, thông minh trong ứng xử giúp nàng gần gũi, thân thiện, hòa nhập với chồng và quê chồng một cách nhanh chóng. Chẳng hạn Chế Mân hỏi vì sao lại nhảy vũ khúc hoan ca đẹp? vì sao học tiếng Chàm? Huyền Trân trả lời chân thành với một nụ cười duyên dáng “hoàng thượng đa nghi quá. Nếu thiếp không yêu tha thiết nước ChămPa của hoàng thượng thiếp quan tâm làm gì đến nề vũ nhạc của ChămPa…. Tâu bệ hạ chẳng hay thiếp biết được tiếng quê chồng, điều đó làm cho bệ hạ vui hay buồn? Người bắt thiếp phải học tiếng Chăm, học các lễ nghi và vũ nhạc Chăm chính là phụ vương thiếp… Học tiếng Chăm còn là sở nguyện của Thiếp. Bởi lẽ thiếp không thể sống với bệ hạ bằng tâm trạng của một người xa lạ, lúc nào cũng có mặc cảm mình như một người vừa điếc vừa câm?” [20, tr292]. Câu trả lời không chỉ làm cho Chế Mân mà bất cứ ai nghe cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn trề khi một người con gái lấy chồng xa mà chuẩn bị, ý thức đầy đủ như nàng. Có lẽ đó là điều mà quốc vương Chămpa phải xúc động, cảm phục và trân trọng Huyền Trân, mang ơn Đại Việt và hoàng gia nhà Trần đã tặng cho Chế Mân một “đóa bạch trà kiều diễm”, tuyệt vời nhất thế gian. Trong hành trang về với quê chồng mà nàng luôn mang theo là lời dạy của Phụ vương: “Chân thật là tình cảm quý nhất của con người” [20, tr295]. Đó cũng là nét đẹp trong văn hóa Đại Việt.

Hoàng hậu paramecvari không chỉ thủy chung với Chế Mân, nghĩa tình, gần gũi với dân chúng mà còn rất cẩn trọng, tế nhị, và cư xử rất khéo léo đối với Hoàng hậu Tapasi. Nàng thật rộng lượng khi chủ động đôn đốc Chế Mân lập con của Hoàng hậu Tapasi làm Thái tử. Thế nhưng với sự ích kỉ, đố kị của đàn bà Hoàng hậu Tapasi đã dự liệu lên một kế hoạch ám hại khi cho các vũ nữ Chiêm múa điệu múa dâng trà để hai Hậu cùng đàm đạo. Những cử chỉ, thái độ, hành động run run khi đỡ chén trà từ các vũ nữ của Tapasi “không lọt qua được mắt Huyền Trân….lập tức nàng quay ra hỏi Tapasa một cách đột

ngột, tay giơ lên đụng luôn vào khay trà, khiến tì nữ tuột tay rơi luôn cả khay và chén nước đổ lăn ra cả sàn nhà” [20, tr302]. Huyền Trân có những va chạm trong chốn hoàng cung. Sự va chạm mở đầu này càng khẳng định dù ở tình huống nào Huyền Trân cũng rất khôn khéo, cẩn trọng, biết lui mình trong thế thắng. Khi hoàng hậu Patasi dồn nàng vào một tình huống éo le là tì nữ Pansi có thể bị chặt cụt hai bàn tay. Trước tình huống đó, Huyền Trân đã hạ mình “Đột ngột, Huyền Trân quì sụp xuống trước mặt Tapasi, hai mắt đẫm lệ: muôn tâu Hoàng hậu đức hạnh. Lỗi tại thiếp. Thiếp đã vô ý chạm tay vào khay trà nên bị rớt. Xin Hoàng hậu hãy trị tội thiếp mà tha cho tì nữ…” [20, tr303]. Sự tinh tế trong ứng xử của Huyền Trân không chỉ giải cứu chính mình mà còn cứu thoát cho một tì nữ thoát khỏi tật nguyền. Đồng thời cũng làm cho Hoàng hậu Tapasi không thể nào bắt bẻ mà phải chấp nhận trước cung cách ứng xử của Huyền Trân. Nàng quả là một con người tình nghĩa.

Đọc toàn tập Huyền Trân Công chúa có thể thấy, Hoàng Quốc Hải đã tiểu thuyết hóa nhân vật lịch sử bằng những hư cấu, tưởng tượng hợp logic. Ở đó, nhân vật được đặt trong nhiều quan hệ chồng chéo mà luôn thống nhất từ góc nhìn văn hóa – lịch sử. Đó là một thành công trong việc tái hiện văn hóa lịch sử.

3.2.2.2. Khát vọng khám phá và khả năng thích ứng

Ngay từ đầu cuốn sách Huyền Trân Công chúa nhà văn Hoàng Quốc Hải đã khắc họa một Huyền Trân đầy tư chất, ham học hỏi, hiếu động. Đối với Huyền Trân khám phá cái mới đã trở thành một khát vọng trong con người nàng. Từ niềm khát vọng được khám phá hé lộ một khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh trong cuộc sống sau này.

Tuổi thơ sống trong chốn khuê môn, là phận nữ nhi nhưng Huyền Trân lại say mê nghiên cứu đạo lý thánh hiền, đọc cả những sách về chính trị, quân sự, văn chương. Nàng đã thức suốt đêm để nghiền ngẫm cho thấu đáo cuốn

Vạn kiếp tông bí truyền thư của đức quốc công tiết chế, rồi khúc Ly tao trác việt của Khuất Nguyên. Hoàng Quốc Hải có ý thức khắc họa tính cách, để từ đó bộc lộ tư chất của nhân vật. Đời sống sinh hoạt nơi cung cấm cách xa đời sống sinh hoạt xã hội bên ngoài, bởi thế khi nghe những hầu gái nhắc đến chợ búa, trong lòng Huyền Trân đã rất háo hức, muốn biết. Vẻ tò mò, Huyền Trân hỏi rất ngây thơ “chợ là gì? …Vậy thế họ bán những thứ gì ở chợ? … Cám là cái gì vậy? Người ta phải ăn cám là người nào?” [20, tr40 – 41]. Những câu hỏi ngây thơ, trong sáng đã phần nào hé mở tâm hồn của Huyền Trân. Chuyến xuất cung, trà trộn vào nơi chợ búa quả là hấp dẫn đối với Huyền Trân, vì đây là lần đầu tiên nàng được đi xem chợ: “Từ những con giống bằng đất nung đến ông phỗng sành. Từ những chiếc bùa tua, bùa túi bằng vải màu, chỉ màu, đến các con giống phòng phành làm bằng bột nhuộm màu, vừa làm đồ chơi, vừa làm đồ ăn cho trẻ em. Thật là lạ mắt và ưa nhìn. Rồi những hàng mã với những tay thợ hoa man vừa trổ vừa cắt dán làm thành những mũ, lọng, voi, ngựa khiến công chúa vô cùng kinh ngạc (…) [20, tr42]. Cuộc sống bên ngoài như thế giới hoàn toàn khác với những gì nàng biết. Ở đó, Huyền Trân khám phá ra nhiều vấn đề mới mẻ chỉ có ở cuộc sống người bình dân. Có điều lạ, điều vui nhưng cũng nhiều vấn đề xã hội làm cho nàng cảm thấy đau lòng, ứa lệ. Câu chuyện về bà lão ăn xin, một bà lão mà cả gia đình cò công với nước thế mà phải sống cảnh đầu đường xó chợ, tác động trực tiếp đến tấm hồn, tình cảm của Huyền Trân “Công chúa bàng hoàng như người bị lấy mất hồn. Vừa xúc động, vừa tủi, òa lên khóc” [20, tr46].

Khát vọng khám phá cái mới, ham hiểu biết của Huyền Trân còn được thể hiện khi thượng hoàng Nhân tông kể về chuyến hành trình trên đất Chiêm sau 11 tháng trở về. Nàng đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, háo hức nắm bắt từng thông tin qua lời kể của phụ hoàng “Trần Huyền Trân, con gái yêu của thượng hoàng đang ở tuổi trăng tròn, lòng đầy mơ mộng, nghe cha kể

về một xứ sở kì lạ khiến nàng có cảm giác đó là xứ sở của thần tiên (…) Huyền Trân không chỉ có nghe mà trí tưởng tượng của nàng còn vẽ ra cả một thế giới của người Chiêm cực kì sống động, hệt như thế giới cực lạc trên cõi niết bàn” [20, tr177]. Trên hành trình về Chiêm quốc làm dâu, đến vùng đất hai châu mà nàng được xem như là người có công thu lại, khi đi qua dòng sông bạt ngàn hương hoa, nàng đã không dấu được tình cảm của mình đối với dòng sông thơ mộng ấy. Tên gọi Sông Hương, cái tên do chính nàng đặt, được ra đời. Cùng với cái tên Huyền Trân công chúa, tên gọi Hương giang mãi mãi trường tồn trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Cái tên suối nước Vĩnh Hảo cũng được ra đời trong chuyến hoàng hậu và quốc vương Chế Mân đi hưởng tuần trăng mật. Ham hiểu biết, thích khám phá, Huyền Trân muốn tìm đến tận nguồn của sự vật “Xin nghệ sĩ tha thứ cho tính tò mò của phụ nữ. Tôi muốn mua một bức tượng nữ thần Apsara, nhưng tôi muốn được chứng kiến từ nhát đục đầu tiên vào phiến đá mà tùy tôi lựa chọn” [20, tr301].

Ở nàng, khát vọng khám phá cái mới đi liền với khả năng thích ứng. Tuổi thơ lớn lên trong nhung lụa, chưa từng nghĩ tới việc phải rời xa chốn kinh thành, những người thân, quốc thích nơi hoàng tộc. Trước nhiệm vụ thiêng liêng được phụ hoàng giao phó, nàng chấp nhận từ bỏ tất cả cuộc sống trong nhung lụa, tình yêu đầu đời để thực hiện lời hứa hôn của thượng hoàng với quốc vương Chăm Pa. Từ bỏ một thói quen đã khó, Huyền Trân phải từ bỏ gần như mọi thứ để bắt đầu, tập tành, thích ứng với một cuộc sống, học hành hoàn toàn mới. Nhà văn đã rất thành công khi hư cấu những câu chuyện về quá trình học ngôn ngữ, ca múa, nghệ thuật Chăm Pa. Với điều đó, Huyền Trân trở thành cầu nối cho cuộc tiếp xúc văn hóa Việt - Chăm. Bắt đầu với việc học tiếng Chàm, quả thật là rất khó khăn. Lòng tự tôn của một công chúa Đại Việt có nền văn hiến, đã giúp nàng vượt qua khó khăn. Huyền Trân đã chăm chỉ, miệt mài không chỉ học chữ mà còn học tiếng, nàng còn học cả

nghệ thuật, các điệu múa chàm. “Thoắt đã gần hai năm công chúa học tiếng Chàm, tới nay công chúa và đoàn tùy tùng đã thông thạo tiếng nói và cách viết chữ của người Chàm. Không những thế công chúa còn am hiểu cả nghệ thuật, âm nhạc và hát, múa của người Chàm. Những phong tục tập quán cần thiết bà Trà Hoa Tuyết đều chỉ dẫn cặn kẽ”. Chỉ với hai năm, bằng sự miệt mài, chăm chỉ, sáng dạ, Huyền Trân đã thích ứng được nền văn hóa Chàm ngay khi đang sống trên mảnh quê hương Đại Việt. Nhờ đó nàng đã nhanh chóng thích ứng với phong tục văn hóa ChămPa khi về làm dâu. Ngày trong lần ra mắt Chế Mân, sự thích ứng đó đã được thể hiện ở nghi lễ giao tiếp lịch thiệp, tự nhiên “Thần thiếp xin cúi chào bệ hạ, chúc bệ hạ trị vì muôn năm trên đất nước tươi đẹp của người. công chúa nói bằng tiếng Chàm với điệu bộ đầy tao nhã, và giọng nói trong trẻo lạ thường”. Vẻ đẹp của Huyền Trân làm cho quốc vương say đắm, ngây ngất ngay lần gặp đầu tiên. Khả năng thích ứng trong giao tiếp đã nhanh chóng đưa Huyền Trân thành một công dân Chiêm thật sự. Trong buổi lễ sắc phong hoàng hậu, nàng đã hòa vào dòng người để vui hội. Nàng cùng đức vua nhảy vũ khúc Tamane hrung, “Nàng nhảy đẹp và duyên dáng như một vũ nữ Chàm, điêu luyện, khiến bá quan và cận thần của Chế Mân hết lòng cảm phục. Vì vậy ngay từ buổi đầu ra mắt Huyền Trân đã thu phục được thiện cảm của mọi người” [20, tr265]. Trong lối phục trang, nàng chọn màu trắng vừa tôn thêm vẻ trong trắng, quý phái đồng thời đó cũng là sắc màu dùng cho các đấng vương giả đất Chăm pa. Khả năng thích ứng với văn hóa Chăm Pa ở Huyền Trân còn được thể hiện ở tình yêu mà Huyền Trân giành cho chồng và cho đất nước Chăm Pa. Chỉ sau một năm sống nơi quê chồng với cuộc sống mới với nàng, tất cả đã trở nên tự

Một phần của tài liệu Thế giới hình tượng trong bão táp triều trần từ góc nhìn văn hóa luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 98)