Khát vọng khám phá và khả năng thích ứng

Một phần của tài liệu Thế giới hình tượng trong bão táp triều trần từ góc nhìn văn hóa luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 102 - 106)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2.2.Khát vọng khám phá và khả năng thích ứng

Ngay từ đầu cuốn sách Huyền Trân Công chúa nhà văn Hoàng Quốc Hải đã khắc họa một Huyền Trân đầy tư chất, ham học hỏi, hiếu động. Đối với Huyền Trân khám phá cái mới đã trở thành một khát vọng trong con người nàng. Từ niềm khát vọng được khám phá hé lộ một khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh trong cuộc sống sau này.

Tuổi thơ sống trong chốn khuê môn, là phận nữ nhi nhưng Huyền Trân lại say mê nghiên cứu đạo lý thánh hiền, đọc cả những sách về chính trị, quân sự, văn chương. Nàng đã thức suốt đêm để nghiền ngẫm cho thấu đáo cuốn

Vạn kiếp tông bí truyền thư của đức quốc công tiết chế, rồi khúc Ly tao trác việt của Khuất Nguyên. Hoàng Quốc Hải có ý thức khắc họa tính cách, để từ đó bộc lộ tư chất của nhân vật. Đời sống sinh hoạt nơi cung cấm cách xa đời sống sinh hoạt xã hội bên ngoài, bởi thế khi nghe những hầu gái nhắc đến chợ búa, trong lòng Huyền Trân đã rất háo hức, muốn biết. Vẻ tò mò, Huyền Trân hỏi rất ngây thơ “chợ là gì? …Vậy thế họ bán những thứ gì ở chợ? … Cám là cái gì vậy? Người ta phải ăn cám là người nào?” [20, tr40 – 41]. Những câu hỏi ngây thơ, trong sáng đã phần nào hé mở tâm hồn của Huyền Trân. Chuyến xuất cung, trà trộn vào nơi chợ búa quả là hấp dẫn đối với Huyền Trân, vì đây là lần đầu tiên nàng được đi xem chợ: “Từ những con giống bằng đất nung đến ông phỗng sành. Từ những chiếc bùa tua, bùa túi bằng vải màu, chỉ màu, đến các con giống phòng phành làm bằng bột nhuộm màu, vừa làm đồ chơi, vừa làm đồ ăn cho trẻ em. Thật là lạ mắt và ưa nhìn. Rồi những hàng mã với những tay thợ hoa man vừa trổ vừa cắt dán làm thành những mũ, lọng, voi, ngựa khiến công chúa vô cùng kinh ngạc (…) [20, tr42]. Cuộc sống bên ngoài như thế giới hoàn toàn khác với những gì nàng biết. Ở đó, Huyền Trân khám phá ra nhiều vấn đề mới mẻ chỉ có ở cuộc sống người bình dân. Có điều lạ, điều vui nhưng cũng nhiều vấn đề xã hội làm cho nàng cảm thấy đau lòng, ứa lệ. Câu chuyện về bà lão ăn xin, một bà lão mà cả gia đình cò công với nước thế mà phải sống cảnh đầu đường xó chợ, tác động trực tiếp đến tấm hồn, tình cảm của Huyền Trân “Công chúa bàng hoàng như người bị lấy mất hồn. Vừa xúc động, vừa tủi, òa lên khóc” [20, tr46].

Khát vọng khám phá cái mới, ham hiểu biết của Huyền Trân còn được thể hiện khi thượng hoàng Nhân tông kể về chuyến hành trình trên đất Chiêm sau 11 tháng trở về. Nàng đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, háo hức nắm bắt từng thông tin qua lời kể của phụ hoàng “Trần Huyền Trân, con gái yêu của thượng hoàng đang ở tuổi trăng tròn, lòng đầy mơ mộng, nghe cha kể

về một xứ sở kì lạ khiến nàng có cảm giác đó là xứ sở của thần tiên (…) Huyền Trân không chỉ có nghe mà trí tưởng tượng của nàng còn vẽ ra cả một thế giới của người Chiêm cực kì sống động, hệt như thế giới cực lạc trên cõi niết bàn” [20, tr177]. Trên hành trình về Chiêm quốc làm dâu, đến vùng đất hai châu mà nàng được xem như là người có công thu lại, khi đi qua dòng sông bạt ngàn hương hoa, nàng đã không dấu được tình cảm của mình đối với dòng sông thơ mộng ấy. Tên gọi Sông Hương, cái tên do chính nàng đặt, được ra đời. Cùng với cái tên Huyền Trân công chúa, tên gọi Hương giang mãi mãi trường tồn trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Cái tên suối nước Vĩnh Hảo cũng được ra đời trong chuyến hoàng hậu và quốc vương Chế Mân đi hưởng tuần trăng mật. Ham hiểu biết, thích khám phá, Huyền Trân muốn tìm đến tận nguồn của sự vật “Xin nghệ sĩ tha thứ cho tính tò mò của phụ nữ. Tôi muốn mua một bức tượng nữ thần Apsara, nhưng tôi muốn được chứng kiến từ nhát đục đầu tiên vào phiến đá mà tùy tôi lựa chọn” [20, tr301].

Ở nàng, khát vọng khám phá cái mới đi liền với khả năng thích ứng. Tuổi thơ lớn lên trong nhung lụa, chưa từng nghĩ tới việc phải rời xa chốn kinh thành, những người thân, quốc thích nơi hoàng tộc. Trước nhiệm vụ thiêng liêng được phụ hoàng giao phó, nàng chấp nhận từ bỏ tất cả cuộc sống trong nhung lụa, tình yêu đầu đời để thực hiện lời hứa hôn của thượng hoàng với quốc vương Chăm Pa. Từ bỏ một thói quen đã khó, Huyền Trân phải từ bỏ gần như mọi thứ để bắt đầu, tập tành, thích ứng với một cuộc sống, học hành hoàn toàn mới. Nhà văn đã rất thành công khi hư cấu những câu chuyện về quá trình học ngôn ngữ, ca múa, nghệ thuật Chăm Pa. Với điều đó, Huyền Trân trở thành cầu nối cho cuộc tiếp xúc văn hóa Việt - Chăm. Bắt đầu với việc học tiếng Chàm, quả thật là rất khó khăn. Lòng tự tôn của một công chúa Đại Việt có nền văn hiến, đã giúp nàng vượt qua khó khăn. Huyền Trân đã chăm chỉ, miệt mài không chỉ học chữ mà còn học tiếng, nàng còn học cả

nghệ thuật, các điệu múa chàm. “Thoắt đã gần hai năm công chúa học tiếng Chàm, tới nay công chúa và đoàn tùy tùng đã thông thạo tiếng nói và cách viết chữ của người Chàm. Không những thế công chúa còn am hiểu cả nghệ thuật, âm nhạc và hát, múa của người Chàm. Những phong tục tập quán cần thiết bà Trà Hoa Tuyết đều chỉ dẫn cặn kẽ”. Chỉ với hai năm, bằng sự miệt mài, chăm chỉ, sáng dạ, Huyền Trân đã thích ứng được nền văn hóa Chàm ngay khi đang sống trên mảnh quê hương Đại Việt. Nhờ đó nàng đã nhanh chóng thích ứng với phong tục văn hóa ChămPa khi về làm dâu. Ngày trong lần ra mắt Chế Mân, sự thích ứng đó đã được thể hiện ở nghi lễ giao tiếp lịch thiệp, tự nhiên “Thần thiếp xin cúi chào bệ hạ, chúc bệ hạ trị vì muôn năm trên đất nước tươi đẹp của người. công chúa nói bằng tiếng Chàm với điệu bộ đầy tao nhã, và giọng nói trong trẻo lạ thường”. Vẻ đẹp của Huyền Trân làm cho quốc vương say đắm, ngây ngất ngay lần gặp đầu tiên. Khả năng thích ứng trong giao tiếp đã nhanh chóng đưa Huyền Trân thành một công dân Chiêm thật sự. Trong buổi lễ sắc phong hoàng hậu, nàng đã hòa vào dòng người để vui hội. Nàng cùng đức vua nhảy vũ khúc Tamane hrung, “Nàng nhảy đẹp và duyên dáng như một vũ nữ Chàm, điêu luyện, khiến bá quan và cận thần của Chế Mân hết lòng cảm phục. Vì vậy ngay từ buổi đầu ra mắt Huyền Trân đã thu phục được thiện cảm của mọi người” [20, tr265]. Trong lối phục trang, nàng chọn màu trắng vừa tôn thêm vẻ trong trắng, quý phái đồng thời đó cũng là sắc màu dùng cho các đấng vương giả đất Chăm pa. Khả năng thích ứng với văn hóa Chăm Pa ở Huyền Trân còn được thể hiện ở tình yêu mà Huyền Trân giành cho chồng và cho đất nước Chăm Pa. Chỉ sau một năm sống nơi quê chồng với cuộc sống mới với nàng, tất cả đã trở nên tự nhiên quen thuộc “Ngay từ bước chân đầu tiên ta đi vì sứ mệnh của đất nước, vì một nền hòa hiếu cho hai quốc gia, chứ ta không ham ngôi cao lộc hậu (…) Tới nay ta cũng phải thú nhận, ta rất yêu ông, và yêu cả đất nước của ông. Ta

sẽ vì ông mà làm tất cả để cho quốc gia của ông hưng vượng được. [20, tr334].

Qua hình tượng Huyền Trân với sự kiến giải thấu đáo, nhà văn đã tái hiện câu chuyện văn hóa – lịch sử về mối quan hệ bang giao Việt – Chăm dưới triều đại nhà Trần. Ở đó, Trần Nhân tông đã thể hiện một tầm nhìn sâu rộng trong quá trình xấy dựng Đại Việt thành một quốc gia hùng mạnh không chỉ về kinh tế, chính trị, quân sự mà cả một nền văn hóa đa dạng, phong phú biết kế thừa truyền thống và tiếp biến văn hóa ngoại lai. Đó không chỉ là câu chuyện của lịch sử, về lịch sử mà còn là câu chuyện của thời hiện đại.

Một phần của tài liệu Thế giới hình tượng trong bão táp triều trần từ góc nhìn văn hóa luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 102 - 106)