Lối sống thanh cao – nghĩa khí

Một phần của tài liệu Thế giới hình tượng trong bão táp triều trần từ góc nhìn văn hóa luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 28)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.1.2.Lối sống thanh cao – nghĩa khí

Bên cạnh lối sống mộc mạc – dung dị, nhà văn Hoàng Quốc Hải còn chú trọng xây dựng kiểu nhân vật có lối sống tinh thần, thanh cao - nghĩa khí. Viết về lịch sử nhà Trần 175 năm, kiểu nhân vật này được xuất hiện tần số cao trong trang văn của Hoàng Quốc Hải. Mỗi lát cắt lịch sử, mỗi hoàn cảnh, lại xuất hiện những bậc anh hào nghĩa khí, những con người có lối sống thanh cao, coi thường danh lợi.

Trở lại với nhân vật Hoàng tiên sinh để thấy được con người có lối sống thanh cao - nghĩa khí xứng bậc trượng phu. Sinh ra không phải chốn khuê môn, không qua thi cử, sống phải thời loạn lạc, nhố nhăng ông quyết giữ mình, giữ đạo cho trong sạch. Vì cái tâm hướng thiện, thương dân trong cảnh đói rách, lầm than ông đã từng dâng sớ hạch tội bọn dối vua hại nước, và cả kế sách chấn hưng quốc gia, dân tộc, không được nhà vua đáp ứng. Bởi Cao Tôn vô đạo, ngày càng sa đọa, cuộc sống xa xỉ. Trước tình cảnh đó ông giận quân trưởng ngu tối, tham bẩn, ông đã lên núi dựng lều đọc sách. Thực tế tiên sinh đang cố tình né tránh chốn bụi trần, vẫn đục. Không chỉ có Hoàng tiên sinh mà còn có nhân vật Phùng Tá Chu, một quan đại thần từ thời nhà Lý, nhân vật Chu An, nhân vật Trần Nguyên Đán. Ở họ hội tụ những giá trị chuẩn mực của đạo đức thánh hiền, nghĩa vua tôi. Khi bề trên, vua không ra vua, quan không ra quan, họ sẵn sàng từ bỏ mọi thứ, để giữ mình trong sạch, lắng đục để khơi trong. Xây dựng nhân vật từ góc nhìn văn hóa, ở vấn đề này nhà văn đã khai thác triệt để con người ở phương diện đạo đức, lễ giáo. Họ là những đệ tử trung thành của đạo Khổng, đồng thời ở họ còn kết tinh cái tâm thiện của giáo lý nhà phật.

Phùng Tá Chu đã từng chống đối nhà Trần chủ mưu cần vương khôi phục nhà Lý, song số vận của nhà Lý đã hết. Thời thế thay đổi Trần Cảnh lên ngôi, Thủ Độ biết được những việc làm của ông song không truy xét mà ngược lại còn trọng dụng bởi cái tài, cái đức, cái tâm trung thành của ông. Hiểu được tấm chân tình của vua mới, biết trọng dụng kẻ sĩ, quý trọng người tài không phân biệt tôn thất, Phùng Tá Chu thầm thán phục. Ông đã toàn tâm phục vụ nhà Trần bởi đức lớn của Thái tôn. Thế nhưng một cuộc bão táp nơi cung đình diễn ra đó là chuyện cướp vợ của anh là Trần Liễu tức Thuận Thiên (đã có mang) cũng là chị gái của Chiêu Thánh về làm hoàng hậu, để có con nối dõi bởi Trần Cảnh và Chiêu Thánh đã ngoài hai mươi tuổi vẫn chưa sinh

hạ được sau lần sinh thứ nhất hoàng tử bị chết yểu. Cuộc loạn luân nơi cung đình đã làm cho cả hoàng cung bàng hoàng, các đại thần hối hả vào triều kiến đức vua nhưng cửa điện đóng, kéo sang cung Thủy Tĩnh Thủ Độ không tiếp. Không chấp nhận sự thật “Cảnh đồi phong bại tục của Hoàng gia”. Quan Thừa chỉ đã bản lĩnh dâng sớ vạch tội Trần Thủ Độ, xin cáo quan, không đợi nhà vua xét định. Bỏ kinh thành ra đi. Hành động của một bậc hiền nhân, khí phách, con người không chấp nhận những việc làm phi đạo lí. Quả là nghĩa khí, sự ra đi của ông như một bài học xương máu cho kẻ sĩ, cho đấng bề trên. Đồng thời sự ra đi của ông còn là hồi chuông cảnh tỉnh để chốn cung đình rút ra những bài học. Cho kẻ bề trên soi xét lại chính mình.

Chu An là một điển hình cho lối sống thanh cao – nghĩa khí. Là một bậc tri thức, uyên thâm, tài cao đạo trọng. Chu An được vua Minh tông mời về dạy cho quan gia nhằm khai sáng con đường trị nước. Lúc đầu Dụ tông còn chăm nghe, chăm hỏi, chăm học, nhưng từ khi đức Minh tông băng hà. Dụ tông bắt đầu kết bè, kết đãng, với lũ thần tử đồi bại, thả lõng kỉ cương, coi thường phép nước. Chu An hết lời căn ngăn, song vô ích. Cả hai tháng nay Dụ tông còn tự ý bỏ học. Chán chường trong những cảnh chướng tai gai mắt, Chu An đã liều thân dâng sớ xin chém bảy tên quyền gian, quyền cao chức trọng loại đầu triều được vua sủng ái. Ác nghiệt thay cả một thời gian Dụ tông không lui tới tòa Kinh Diên. Sự nhẫn nại của Chu An đã không còn, ông quyết định trả lại mọi thứ vua ban. Vận lại y phục thủa hàn vi cất bước ra đi khỏi nhà bái đường. Để lại hình ảnh “chiếc mũ treo bên cánh cổng, hai chiếu dải rủ xuống như hai cánh tay buông xuôi” [21, tr21], hình ảnh đập vào mắt Hiển Từ Thái Hậu, bà nuối tiếc một con người tài ba, rồi thốt lên “Âu cũng là bài học cho ta và con ta nữa, bà thành thật nghĩ như vậy. Và tận đáy sâu lòng mình bà kính trọng người thầy học này. Con người vừa lẫm liệt, vừa cao ngạo, vừa khí phách tiết tháo của một bậc nho giả, bậc thức giả” [21, tr21].

Nhà văn như nghiễm nhiên đứng ngoài cuộc để cho những con người trong cuộc nhìn nhận đánh giá về nhân cách, nghĩa khí của Chu An “Khi vào bữa, nhìn mâm cơm đạm bạc, Trần Nguyên Đán càng kính phục tư cách cao thượng của Chu tiên sinh. Thà đạm bạc ở một xó rừng sâu hẻo lánh để giữ lấy phẩm giá còn hơn là cao lương mỹ vị ở cái triều đình vô đạo, với cả một lũ bất lương”. Dưới góc nhìn văn hóa Chu An là con người dường như toàn bích cả tài năng, chí khí và đạo đức, trở thành một hình mẫu lý tưởng của trí thức phong kiến.

Ngoài những nhân vật trên trong Bão táp triều Trần, tác giả còn đưa ra hàng loạt tấm gương nghĩa khí. Thời đại nhà Trần dù trong hoàn cảnh nào, thịnh vượng hay lâm nguy, hình ảnh những tấm gương nghĩa khí luôn xuất hiện, và xuất hiện đúng thời điểm mà lịch sử cần đến họ. Trần Khánh Dư, một con người thất thế, tìm đến chốn góc rừng kiếm ăn qua ngày như một kẻ tiều phu. Thế nhưng khi thế nước lâm nguy, lại nghe những lời hèn nhát của một số người tôn thất trong gia tộc. Khánh Dư không cam lòng dù bỏ lỡ phiên chợ để bán than kiếm cơm qua ngày. Với nghĩa khí của một trang nam tử, vẻ quắc thước của một vị tướng, đưa hết dũng khí của mình phản bác lại ý kiến của Trần Ích Tắc đồng thời khẳng định “Thiên binh, thiên tướng, thiên tử gì nếu đem quân vào đất người cũng đều là giặc, là cướp. Giặc vào nhà, cướp vào nhà là phải đánh đuổi nó ra” [18, tr213]. Nghĩa khí của một bậc đại anh hùng, lòng tự tôn dân tộc như hừng hực dâng lên trong tâm can của Khánh Dư. Tiếp nối Khánh Dư, khi đất nước trong nạn quân thù xâm chiếm đã biết bao con người Đại Việt đầy nghĩa khí, sẵn sàng xông pha chốn dặm trường quên đi tấm thân muôn quý: An Tư liều mình làm mồi cho giặc, Nguyễn Nhuệ khi đi sứ vào trại giặc với phong thái đầy cứng cõi, một mực bảo vệ thể diện quốc gia. Là một con người nghĩa khí, khi đứng trước tướng giặc ông vẫn hiên ngang cho tới hơi thở cuối cùng “Trước khi bước ra khỏi trướng, Nguyễn

Nhuệ còn nhổ vào mặt Thoát – Hoan”. Khắc Chung anh hùng, liều thân mình vào Trại giặc. Một Yến Ly đầy nghĩa khí trọng tình cảm, đã hi sinh rất anh dũng để trả ơn Thăng Long, báo thù cho nhà Tống. Một Nguyễn Hiền tiếp sứ đầy bản lĩnh, tư chất của một bậc tri thức, thâm túy, mưu lược, khí phách. Một Trần Bình Trọng kiên cường “thà làm quỷ nước nam chứ làm làm vương đất bắc”. Một Quốc Toản mưu trí, dũng luợc, nghĩa khí, khi chỉ là một thiếu niên không được dự bàn việc quân đã bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết… Lối sống nghĩa khí vẫn xuất hiện ngay khi vua không còn là vua lương đống, quan trên như những thứ cặn bã hại dân. Trong Vương triều sụp đổ vẫn có nhưng trang thanh niên hào kiệt, sống có lí tưởng, đầy nghĩa khí. Chẳng hạn như Khắc Chấn, như hai anh em con trai cụ Đồ Tuấn.

Nhà văn đã làm cho bức tranh cuộc sống thêm sắc màu khi nhìn con người từ góc độ đời tư, từ đời sống tinh thần của họ. Đời sống tinh thần là thước do nhân cách, là biểu hiện văn hóa của mỗi con người.

1.3.1. Lối sống thực dụng - vụ lợi, sa đọa – trụy lạc

1.3.1.1. Lối sống thực dụng – vụ lợi

Đối lập với lối sống mộc mạc – dung dị, nghĩa khí – thanh cao, nhà văn còn đi sâu khám phá ở những kiểu nhân vật có lối sống thực dụng – vụ lợi. Lớp nhân vật này là mặt trái bổ khuyến cho bức tranh đời sống tinh thần của con người trở nên hoàn thiện hơn.

Trong tập Bão táp cung đình, nhà văn đã lột trần bộ mặt thật sống hai mặt đầy thực dụng của Nguyễn Nộm. Vốn dĩ Nguyễn Nộm đã từng thề thốt trước quân lính “Ta thề không đội trời chung, không thể không băm vằm Trần Thủ Độ làm muôn mảnh” [16, tr134]. Với mục tiêu ban đầu là phối hợp quân Đoàn Thượng diệt Trần, sau đó diệt Đoàn để chiếm đoạt thiên hạ. Nhưng Thủ Độ đã đi trước một bước không hề kình chống với quân của Nộm, ngược lại cho quan thừa chỉ về tận bản doanh sắc phong cho Nộm là Hoài Đạo Vương.

Mối thù tưởng như không đội trời chung theo lời thề của hắn phút chốc với chút tước trật cùng với bổng lộc Nộm đã bị quy phục, thích thú, chịu làm tay chân cho Thủ Độ đem quân diệt Đoàn Thượng. Là một người làm tướng mà tiếng nói không có uy tín, trọng lượng, trong giây lát đã bị quyền uy, tiền tài, địa vị che mờ tất cả. Bởi vậy Ma Lôi linh hồn trong phe Nộm được Nộm tin dùng sớm nhận ra tướng mình không là bậc lương đống đã bỏ ra đi.

Tiêu biểu cho lối sống vụ lợi – thực dụng, trong Bão táp triều Trần là những quan lại, thân tộc trong hoàng gia và những người thân cận với triều đình. Với vẻ bề ngoài trung thành nhưng không ai biết được bản chất gian dối, thực dụng, sống vụ lợi hám danh. Đến với những trang văn giành viết về loại người này, nhà văn đứng trên lập trường, quan điểm một nhà tiểu thuyết đương đại làm sống lại những con người trong quá khứ. Không phải vì thế mà có cái nhìn lệch lạc, ở đây nhà văn không tuyên án mà chỉ ra để cho lịch sử và những người trong cuộc tự phán xét, kết án họ. Đó là một lũ bán nước cầu vinh, ăn bỗng lộc của triều đình, nhưng đến lúc nước gặp nguy nan thì lẫn tránh, hàng giặc. Đới hèn thay còn làm tên dẫn đường đi bắt sống những tướng của Triều đình trong đó họ là dòng tộc, là máu mủ. Khi cả nước từ dân đến vua đang ngày đêm chiến đấu để bảo vệ sinh linh, giống nòi thì Trần Kiện, Lê Tắc đã dẫn thân và quân lính đến hàng giặc, làm tay sai cho giặc. Ngòi bút của nhà văn viết tới đây như rớm máu. Bởi phải nói ra sự thật ươn hèn, phụ bạc, quay lưng, bán đứng dân tộc, làm cho cái hào khí Đông A có một vết dơ khó tẩy rửa. Một điều làm nhục quốc thể đó là tiếp sau Trần Kiện, Lê Tắc hàng giặc, khí thế chiến đấu của giặc có phần mạnh lên thì làm cho bao kẻ hoang mang, lũ lượt các tên trong hoàng thân quốc thích kéo nhau ra hàng giặc “Vũ Đạo hầu cùng hai con trai, Văn Nghĩa hầu Trần Tú Hoãn và Minh Thành hầu. Lại thêm con trai của Hoãn là Minh Trí hầu cùng con rể là Trung Hoài hầu cùng quyến thuộc đều về hàng Thoát – Hoan. Tệ hại hơn là

Chiêu Quồc Vương Trần Ích Tắc, em ruột Thượng Hoàng Trần Thánh tông đã đem con trai Nghĩa Quốc hầu và bọn Trần Lộng, Phạm Cự Địa, Lê Diễn, Trịnh Long cùng cả gia quyến về hàng Thoát – Hoan [18, tr505]. Thời nào cũng vậy, có kẻ trung người gian, việc hàng loạt người thuộc hoàng thân quốc thích ra hàng giặc là ươn hèn, là nỗi đau, vết dơ, cho cả dân tộc. Nhưng lớn nhất là nỗi quốc nhục về việc làm thực dụng, cơ hội, vụ lợi của Trần Ích Tắc đáng cho lịch sử phải kết án ông. Trong hoàn cảnh nguy cấp nhất vì thế giặc mạnh, Ích Tắc lại muốn mượn cơ hội để leo lên ngồi chiếc ghế “Quốc Vương”. Vụ lợi đến nỗi vẽ cả tranh em gái An Tư để tặng cho tướng giặc. Tất cả chỉ vì mưu cầu đường danh lợi cá nhân. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ hai thắng lợi vẽ vang. Cả quân cướp nước và quân bán nước đều bị truy đuổi ra khỏi bờ cõi Đại Việt. Thế nhưng hành động của chúng mãi là một vết nhơ khó tẩy rửa trong lòng người, trong hoàng tộc. Từ đó Ích Tắc bị miệt thị tới mức, lịch sử gọi ông là “ả Trần”.

Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần ba nổ ra, lũ bán nước sau một thời gian sống lưu vong, chờ thời, nay được nhà Nguyên dùng vào việc lập ra một chính quyền bù nhìn phong Ích Tắc làm quốc vương trở về nước. Một lần nữa chúng lại bán đứng dân tộc lần hai. Nhà văn đã miêu tả vẻ hí hửng, phấn chấn, của tên Lê Tắc trên đường trở lại quê hương “Vừa đi đường Lê Tắc vừa nghĩ tới ngày mai tươi đẹp cùng hưởng phú quý với Chiêu Quốc Vương” [19, tr300]. Với lũ gian thần này cuộc sống đối với chúng chỉ vì cái bả vinh hoa, mà quên đi nòi giống, danh dự, quốc thể dân tộc. Nhà văn miêu tả cảm xúc phấn chấn của hắn chính là nhà văn đang cùng lịch sử, dân tộc vạch rõ tội trạng của y. Không chỉ giành những trang văn viết về những kẻ phản quốc trong con dân Đại Việt, nhà văn còn cho thấy phía giặc cũng có những kẻ chuyên tự đắc, tự phụ song lúc lâm nguy tới thì dám bỏ đồng đội, anh em để thoát thân. Đó là Trương Văn Hổ “Hải thuyền vạn hộ”, lãnh mệnh

Hốt - Tất - Liệt chở lương, dẫn quân bằng đường biển cung ứng cho Trấn Nam Vương Thoát – Hoan, song gặp nguy nam trên miền biển Đại Việt, y sẵn sằng bỏ quân, bỏ lương, tìm đường thoát thân. Một hành động thể hiện y là con người hèn nhát, thực dụng, vô lại. Đây không chỉ là biểu hiện của con người cá nhân vụ lợi, thờ ơ trước vận mệnh dân tộc đất nước, sự thiếu ý thức dân tộc mà là sự thể hiện một mặt trái về nhân cách văn hóa của con người trong cuộc sống.

1.3.2.2. Lối sống sa đọa – trụy lạc

Song song với lũ gian thần có lối sông thực dụng - vụ lợi, lối sống sa đọa - trụy lạc cũng được nhà văn phản ánh vào bức tranh đời sống tình thần trong triều Trần. Hàng loạt nhân vật từ ta đến địch, vua đến quan, từ cha đến con, lần lượt cứ dẫm lên vết xe đổ của nhau. Tất cả được ngòi bút nhà văn phanh phui, lột trần. Từ Nguyễn Nộm, Trần Liễu đến Thoát Hoan, từ Dụ tông đến Trâu Canh, Từ Nguyên Dục đến Nhật Lễ, Dương Khương. Một bức tranh tối - sáng, ẩn hiện mờ ảo, được nhà văn lần dở đưa ra ánh sáng mà sử sách chỉ điểm qua.

Hốt Tất Liệt đi vào trang văn của Hoàng Quốc Hải không như những gì hắn tự đắc là thiên tử nhà Đại Nguyên, bước chân của chúng đi đến đâu là uy danh, lẫy lừng tới đó. Hắn xuất hiện trong trang văn của Hoàng Quốc Hải là một tên cướp nước, đại gian, thiếu văn hóa, mất nhân tính. Nhà văn đã tế vi khi giành những trang tuyệt bút miêu tả đời sống tinh thần đầy trụy lạc, sa đọa, của y. Ông miêu tả tỉ mỉ từ việc tắm rửa, kì cọ, vuốt ve, mơn trớn, y

Một phần của tài liệu Thế giới hình tượng trong bão táp triều trần từ góc nhìn văn hóa luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 28)