Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thuê quyền sử

Một phần của tài liệu Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất (Trang 64 - 66)

3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thuê quyền sử dụng đất dụng đất

Hiến pháp 2013 đã xác định quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai và Nhà nƣớc là đại diện chủ sở hữu, vì vậy trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc việc hoàn thiện các quy định của pháp luật đất đai nói chung và hợp đồng thuê quyền sử dụng đất nói riêng cần phù hợp với Hiến pháp và chính sách đất đai qua từng thời kì. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định quan điểm, định hƣớng "Khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đất đai, bảo đảm hài hoà các lợi ích của Nhà nước, của người giao lại quyền sử dụng đất và của nhà đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng đất đai có hiệu quả; khắc phục tình trạng sử dụng lãng phí và tham nhũng đất đai. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất tham gia góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất vào các dự án đầu tư, kinh doanh. Nhà nước tạo lập, quản lý thị trường bất động sản và chủ động tham gia thị trường với tư cách là chủ sở hữu đất đai và nhiều tài sản trên đất để

phát triển và điều tiết thị trường" [40] . Đây vừa là căn cứ, vừa là kim chỉ

nam cho quá trình hoàn thiện pháp luật đất đai ở nƣớc ta.

Các giao dịch liên quan tới đất đai là những giao dịch đƣợc pháp luật quy định rất chặt chẽ về cả hình thức và nội dung, vì thế các chủ thể phải thực hiện khá nhiều thủ tục và trải qua thời gian dài mới có thể hoàn thành đƣợc trọn vẹn một giao dịch. Để có thể hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất, phải gắn liền với việc đổi mới và hoàn thiện nền hành

chính nhà nƣớc theo hƣớng đơn giản, thuận tiện, giảm loại bỏ các thủ tục không cần thiết. Cùng với chủ trƣơng đẩy mạnh cải cách bộ máy hành chính, tinh giản bộ máy, làm cho bộ máy hoạt động hiệu quả là đơn giản hóa các thủ tục hành chính để ngƣời dân có thể dễ dàng tiếp cận. Tuy nhiên trên thực tế, việc cải cách ở nhiều nơi mới chỉ mang tính hình thức do đó chƣa thực sự phát huy hiệu quả, thời gian thực hiện các thủ tục đất đai trên thực tế thƣờng dài hơn thời gian quy định trong các văn bản pháp luật.

Pháp luật đất đai là một bộ phận trong hệ thống pháp luật, có mối quan hệ mật thiết với các ngành luật khác nhƣ luật dân sự, luật kinh doanh bất động sản, luật đầu tƣ, luật ngân hàng, luật công chứng... Trong mối quan hệ này, các quy phạm pháp luật, các ngành luật có mối quan hệ tƣơng tác lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Do vậy, đổi mới và hoàn thiện pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về thuê quyền sử dụng đất nói riêng phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ giữa cả hệ thống pháp luật để tạo lập sự tƣơng tác, bổ trợ, thống nhất.

Ngoài ra, quy định về cho thuê quyền sử dụng đất phải phù hợp với các điều kiện thực tiễn và xu hƣớng phát triển nền kinh tế- xã hội, chú ý tới việc bảo đảm hội nhập kinh tế quốc tế. Thuê quyền sử dụng đất cũng là một dạng của thuê tài sản, bản thân quyền sử dụng đất đƣợc coi là một loại hàng hóa đặc biệt, có thể lƣu thông trên thị trƣờng, do đó quan hệ thuê quyền sử dụng đất cũng chịu sự chi phối của các quy luật thị trƣờng mà đặc trƣng là quan hệ cung cầu. Trong nền kinh tế thị trƣờng, phát triển thị trƣờng bất động sản nhằm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, mở rộng hàng hóa bất động sản, mở rộng quyền giao dịch bất động sản, giao dịch đơn giản thuận lợi dễ dàng, là mục tiêu mà Nhà nƣớc đang đặc biệt quan tâm.

Một phần của tài liệu Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)