Thực trạng về các chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư cục hải quan tp hồ chí minh (Trang 47 - 50)

khẩu của các doanh nghiệp FDI

Để đánh giá thực trạng về chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục, tác giả đã dùng phương pháp thống kê, rà soát các quy định được ban hành để kiểm tra mức độ phù hợp với tình hình thực tế của hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả đã thống kê số liệu về lượng văn bản trao đổi giữa các doanh nghiệp với Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư. Tác giả phân tích nội dung các trao đổi của doanh nghiệp trong văn bản để phân loại thành các nhóm lĩnh vực có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Kết quả thống kê, nghiên cứu các quy định tại các bản quy phạm pháp luật về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu được trình bày ở Bảng 2.7 & Bảng 2.8.

Bảng 2.7: Số lượng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế điều hành xuất nhập khẩu Lĩnh vực Luật, Pháp Lệnh, Nghị định Thông tư, Quyết định Tổng số văn bản quy phạm pháp luật Chính sách mặt hàng 4 12 16

Quản lý, kiểm tra chuyên ngành 10 34 44 Tổng số 60 Công tác quản trị của Chi cục Cơ chế, chính sách điều hành XNK Sự hài lòng của DN Mức độ thông thoáng và kiểm soát hải quan Kết quả kiểm tra hải quan

Bảng 2.8: Danh sách văn bản do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành

S TT

Bộ ngành quản lý Số lượng Thông tư, văn bản điều chỉnh

1 Bộ Khoa học và Công nghệ 2 Thông tư, 1 Thông tư liên tịch

2 Bộ Công an 1 Thông tư, 1 thông tư liên tịch

3 Bộ Y tế 4 Thông tư

4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

8 Thông tư

5 Bộ Giao Thông Vận Tải 5 Thông tư, 1 Thông tư liên tịch

6 Bộ Xây dựng 2 Thông tư

7 Bộ Công Thương 8 Thông tư

8 Bộ Thông tin truyền thông 2 Thông tư 9 Bộ Lao động - Thương binh và Xã

hội

1 Thông tư

Qua khảo sát các văn bản hướng dẫn về chính sách mặt hàng (chi tiết tại Phụ lục 1), tác giả nhận thấy số lượng văn bản quy định pháp luật có liên quan đến quản lý chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu là rất phức tạp. Tổng số Nghị định, Thông tư hiện hành thuộc các Bộ ngành quản lý là 60 văn bản. Đây là nhưng văn bản pháp quy điều chỉnh trực tiếp hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Một số lĩnh vực trong văn bản quy định còn chồng chéo nhau, chưa cụ thể dẫn tới doanh nghiệp khi thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể như:

Mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật như sữa: khi làm thủ tục nhập khẩu thì ngoài thủ tục kiểm dịch động vật, doanh ngiệp phải kiểm tra kiểm tra an toàn vệ sinh thực vật;

Mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ như bàn ghế mỹ, tượng gỗ, ván MDF doanh nghiệp phải làm thủ tục kiểm dịch;

Mặt hàng đường sortbitol khi nhập khẩu bị gặp khó khăn do vừa có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc, mỹ phẩm (do Bộ Y tế quản lý danh mục nhập khẩu),

vừa có thể dùng làm thức ăn (không phải xin phép nhưng phải làm thủ tục kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm);

Mặt hàng vải khi nhập khẩu phải kiểm tra dư lượng formaldehyde phải để ở cảng dẫn đến tăng chi phí lưu kho, lưu bãi cho doanh nghiệp;

Chính sách dán nhãn năng lượng đối với một số mặt hàng trong đó có động cơ điện gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu phụ tùng thay thế với số lượng ít (vài cái, chiếc) nhưng phải gửi hàng ra phòng thí nghiệm của cơ quan kiểm tra chất lượng tại Hà Nội để kiểm nghiệm, dán nhãn năng lượng theo quy định.

Một số Bộ quản lý ngành như Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ Y tế có danh mục quản lý rất rộng, tuy nhiên các mặt hàng trong danh mục chỉ nêu chung chung, không được áp mã HS thống nhất dẫn đến khi áp dụng doanh nghiệp thực hiện khai sai mã số thuế theo quy định.

Kết quả thống kê số lượng vướng mắc của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2015 qua hệ thống văn thư Netoffice của Chi Cục và cổng website của Cục Hải quan Tp. Hồ chí minh (Bảng 2.9 & Bảng 2.10) cho thấy 26,88 % các trường hợp các vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến chính sách mặt hàng và 73.12% các trường hợp doanh nghiệp vướng mắc về lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành.

Bảng 2.9: Tổng hợp các văn bản vướng mắc về chính sách mặt hàng của doanh nghiệp

STT Lĩnh vực Số lượt Một số nội dung chính

1 Chính sách mặt hàng

50 Chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng phế liệu nhôm, phế giấy (5 trường hợp)

2 Kiểm tra chuyên ngành

136 Kiểm tra chất lượng nhà nước đối với mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật (4 trường hợp)

Kiểm dịch thực vật (10 trường hợp)

Kiểm tra an toàn thực phẩm (20 trường hợp) Kiểm tra chất lượng đối với đá xây dựng (3 trường hợp)

Bảng 2.10: Kết quả xử lý các vướng mắc của doanh nghiệp

STT Kết quả xử lý, hướng

dẫn doanh nghiệp (lượt) cáo cấp trên (lượt) Vướng mắc báo

Chính sách mặt hàng

10 40

Kiểm tra chuyên ngành

87 49

Các vướng mắc chủ yếu do văn bản hướng dẫn về chính sách chưa rõ ràng, bất khả thi hoặc quá khó để doanh nghiệp có thể thực hiện. Ví dụ:

- Quy định buộc doanh nghiệp phải ký quỹ 10-20 % trị gía lô hàng phế liệu khi nhập khẩu theo Nghị định Số 38/2015/NĐ-CP Quản Lý Chất Thải Và Phế Liệu - Nhập khẩu phế liệu. Nhưng Nghị định lại không qui định cụ thể là việc ký quỷ theo đồng tiền ngoại tệ thanh toán hay tiền VND.

- Quy định về phế liệu nhựa phải sạch, xay với kích thước hạt không quá 10 cm không phù hợp với quy cách hàng hóa mua bán thông thường của mặt hàng phế liệu.

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư cục hải quan tp hồ chí minh (Trang 47 - 50)