Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng tổ chức

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư cục hải quan tp hồ chí minh (Trang 67)

3.1.1.1Giải pháp tái cơ cấu tổ chức, bộ máy

Cơ sở để đề xuất giải pháp:

- Giải pháp dựa được đề xuất dựa trên sự thay đổi quan điểm về việc chuyển dần trọng tâm của công tác kiểm tra hải qua từ khâu kiểm tra trước và trong thông quan sang khâu kiểm tra sau thông quan.

- Việc áp dụng quản lý rủi ro đối với hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải phải thu thập, phân tích thông tin có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Nội dung giải pháp:

Thực hiện quan điểm đổi mới phương pháp quản lý doanh nghiệp theo hướng chiều sâu, tác giả đề nghị điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy theo hướng tổ chức lại mội số bộ phận công tác:

- Thành lập Đội nghiệp vụ Kiểm tra sau thông quan với chức năng nhiệm vụ thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan và kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.

- Thành lập bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro, bố trí tại Đội Kiểm tra sau thông quan với chức năng tổng hợp, phân tích thông tin và xác định các tiêu chí rủi ro vào hệ thống.

Hình vẽ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy của Chi cục sau khi tái cấu trúc

Trước đây, các nhóm công chức đảm nhiệm chức năng kiểm tra, phúc tập hồ sơ được bố trí tại hai Đội Thủ tục. Do việc, bố trí hai Đội Thủ tục vừa làm công tác kiểm tra thông quan vừa kiểm tra sau nên chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo. Theo nghiên cứu của tác giả, nếu bố trí lại sẽ giúp luồng công việc trôi chảy hơn, giảm được thời gian thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp, vừa giúp công việc thực hiện, phân tích thông tin được tập trung tại một bộ phận giúp công tác đánh giá doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của giải pháp:

- Số liệu các vướng mắc phát sinh có liên quan đến phối hợp giữa bộ phận thông quan.

- Số tiến thuế truy thu nộp ngân sách của công tác kiểm tra sau thông quan hàng năm. Dự kiến năm 2015, số thuế truy thu nộp ngân sách của bộ phận Kiểm tra sau thông quan của Chi cục được giao là 60 tỷ đồng. Gấp 2 lần so với năm 2014.

3.1.1.2Giải pháp tăng năng lực lãnh đạo các Đội nghiệp vụ công tác của Chi cục Chi cục

Cơ sở đề xuất giải pháp:

Lãnh đạo chi cục

Thông quanhàng hóa Đội thủ tục hàng Đầu

tư và kinh doanh

Đội thủ tục hàng Sản xuất xuất khẩu và gia

công

Kiểm soát chống buôn lậu

Đội quản lý thuế

Tổ kiểm soát

Theo dõi thu nộp ngân sách

Quản lý hành chính

Đội Tổng hợp

Chức năng nhiệm vụ các đội công tác của Chi cục Hải quan

quan lý hàng đầu tư

Quản lý hoạt động xuất khẩu nhập khẩu của doanh nghiệp FDI Quản lý rủi ro

Đội kiểm tra sau thông quan

- Căn cứ quy định của Luật Hải quan, căn cứ chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan Hải quan, tất cả các thủ tục hải quan đều được triển khai thực hiện tại các đội, tổ nghiệp vụ. Đội công tác là đơn vị “tế bào“ đóng vai trò thực thi các nhiệm vụ của cơ quan quan hải quan.

- Đội ngũ lãnh đạo đội công tác đòi hỏi phải có các khả năng lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ. Do đặc thù công việc, nghiệp vụ hải quan rất phức tạp trải rộng ở các lĩnh vực Thông quan – Giám sát – Thuế - Mã số HS - Kiểm soát… Việc nâng cao năng lực nghiệp vụ của đội ngũ lãnh đạo đội công tác là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, các kỹ năng về lập kế hoạch, chỉ huy, lãnh đạo của cán bộ cấp Đội, tổ cũng được tăng cường.

Nội dung giải pháp:

- Tổ chức lớp đào tạo chuyên đề về các kỹ năng lãnh đạo cụ thể như kỹ năng hoạch định, lập kế hoạch, kỹ năng triển khai, kiểm tra giám sát, tâm lý lãnh đạo cho các Đội trưởng, Đội phó.

- Xây dựng cơ chế đào tạo, đào tạo nghiệp vụ lại bắt buộc theo định kỳ 2 năm cho cán bộ Đội trưởng, Phó Đội trưởng nếu muốn đảm nhiệm các vị trí đội nghiệp vụ tại các khâu có liên quan đến thủ tục hải quan.

- Xây dựng cơ chế rõ ràng, minh bạch trong quy hoạch, đề bạt đội ngũ cán bộ cấp đội tại Chi cục. Trên cơ sở xây dựng các khung tiêu chuẩn về năng lực, trình độ nghiệp vụ, hoàn thành các khóa học bắt buộc về kỹ năng lãnh đạo…

- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về kỹ năng lãnh đạo cho các lãnh đạo tại chi cục, có sự tham dự của đội ngũ công chức đang thuộc diện quy hoạch cấp đội.

Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của giải pháp:

- Kết quả việc đánh giá công chức có giữ chức vụ lãnh đạo hàng năm tại Chi cục. - Mức độ hài lòng của doanh nghiệp liên quan đến mức độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức.

3.1.1.3Giải pháp tăng năng lực công tác của công chức

Cơ sở đề xuất giải pháp:

- Căn cứ kết quả đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ của công chức.

- Kết quả thông kê các trường hợp qua kiểm tra, thanh tra phát hiện có liên quan đến trình độ nghiệp vụ của công chức tại các nghiệp vụ: đăng ký tờ khai, chính sách mặt hàng, mã số HS, C/O,….

- Tuyên ngôn phục vụ doanh nghiệp của ngành Hải quan ban hành tại Quyết định số 225QĐ-TCHQ ngày 09/02/2011 và Quyết định số 952/QĐ-TCHQ ngày 03/04/2015 của Tổng cục Hải quan. Ngành Hải quan cam kết với cộng đồng doanh nghiệp về các chuẩn mực phục vụ khách hàng về tính chuyên nghiệp của công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Nội dung giải pháp:

- Xây dựng cơ chế đào tạo và đào tạo lại về nghiệp vụ. Cơ chế này bắt buộc áp dụng cho tất cả công chức ở các khâu nghiệp vụ sau mỗi 2 năm.

- Việc áp dụng cơ chế nhằm tránh trường hợp công chức chỉ lo làm nghiệp vụ mà không quan tâm đến việc tự đào tạo nghiệp vụ. Cứ sau 2 năm công chức có nghĩa vụ hoàn thành một khóa học về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với ngạch công chức.

- Lớp học được tổ chức ngoài giờ để không ảnh hưởng đến thời gian công tác của công chức.

Các nội dung đào tạo:

Đề xuất tổ chức lớp tập huấn cho công chức về hệ thống VNACCS/VCIS nhằm tăng sự thành thạo của công chức trong các nghiệp vụ trên hệ thống;

Trị giá hải quan;

Xuất xứ hàng hóa C/O; Mã HS;

Chính sách mặt hàng; Bảo hộ sở hữu trí tuệ;

Quy trình nghiệp vụ hải quan;

- Tổ chức nhóm công chức chuyên sâu nghiệp vụ ở các mảng công tác. Xây dựng những chuyên đề nghiệp vụ phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị. Tổ chức báo cáo chuyên đề tại Chi cục để công chức có cơ hội học tập nghiên cứu

- Kết quả việc đánh giá công chức không giữ chức vụ lãnh đạo hàng năm tại Chi cục.

- Mức độ sai phạm về nghiệp vụ của công chức ở các khâu nghiệp vụ. Mục tiêu của giải pháp:

- Giảm mức độ không hài lòng của doanh nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ ở tỷ lệ các ý kiến ”Cần cải thiện” là 1.5% trong năm 2016 và 1% trong năm 2017. Tỷ lệ ý kiến “Không thể chấp nhận” được bằng 0%.

- Không có hiện tượng công chức sai sót về một lỗi nghiệp vụ mang tính phổ biến.

3.1.1.4 Giải pháp tăng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ ứng xử của công chức công chức

Cơ sở đề xuất giải pháp:

- Tuyên ngôn phục vụ khách hàng của ngành Hải quan.

- Đánh giá về mức độ hài lòng của doanh nghiệp về thái độ của công chức khi làm nhiệm vụ.

Nội dung giải pháp

- Tổ chức các buổi nói chuyện theo chuyên đề về văn hóa ứng xử với giảng viên là những chuyên gia tâm lý để công chức hiểu hơn về tâm lý khách hàng.

- Xây dựng văn hóa tổ chức mang đậm bản công chức hải quan. Chuyên nghiệp – minh bạch – hiệu quả. Xây dựng truyền thống uống nước nhớ nguồn của người công chức hải quan.

- Thường xuyên giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh, lấy lực lượng đảng viên làm nòng cốt, gương mẫu để toàn thể quần chúng noi theo.

- Đưa nội dung cụ thể về đạo đức nghề nghiệp, văn hóa xử vào chương trình hành động của tổ chức Đoàn thanh niên của Chi cục để công chức trẻ nhận thức một cách đúng đắn.

- Tổ chức hội thi văn nghệ có lồng ghép nội dung văn hóa ứng xử và nghiệp vụ tạo không khí thi đua sôi nổi trong đơn vị vừa mang tính giáo dục.

- Xây dựng mô hình điển hình, có hình thức khen thưởng, nêu gương trước tập thể Chi cục trong buổi chào cờ định kỳ hàng tuần.

- Chỉ số mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với thái độ của công chức khi làm nhiệm vụ được khảo sát hàng năm.

- Các phản ánh, khiếu nại, tố cáo của doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục tại Chi cục.

Mục tiêu của giải pháp:

- Giảm dần mức độ không hài lòng của doanh nghiệp ở tỷ lệ ý kiến “Cần phải cải thiện” dưới 0,5% trong năm 2016 và 0,3 % trong năm 2017. Tỷ lệ ý kiến “Không thể chấp nhận được” bằng 0%.

- Không có trường hợp khiếu nại, tố cáo nào của doanh nghiệp có liên quan đến thái độ làm việc của cán bộ, công chức của Chi cục.

3.1.1.5 Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật của Chi cục cục

Cơ sở đề xuất giải pháp:

- Chức năng nhiệm vụ của cơ quan Hải quan

- Ý kiến đề nghị của doanh nghiệp về vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật về hải quan.

- Đề nghị của doanh nghiệp về nhu cầu được hướng dẫn tuyên truyền pháp luật tại cuộc khảo sát hàng năm của Chi Cục.

- Tỷ lệ khai sai mã HS lần đầu của doanh nghiệp. Nội dung giải pháp:

- Định kỳ 6 tháng tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp để lắng nghe vướng mắc của doanh nghiệp, hướng dẫn nhưng điểm mới trong quy định mới về thủ tục hải quan, thủ tục về thuế cho doanh nghiệp.

- Cập nhật thường xuyên các điểm mới của quy định trên cổng thông tin của Chi cục tại địa chỉ:

http://www.haiquan.hochiminhcity.gov.vn/web/haiquan/thutuchq/dautunn/

- Các vướng mắc của doanh nghiệp bằng văn bản cũng như trên cổng thông tin trong thời hạn quy định.

- Xây dựng cơ sở các câu hỏi và câu trả lời thường gặp trong các lĩnh vực có liên quan mà doanh nghiệp FDI thường gặp. Công bố trên cổng thông tin website để doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu.

- Niêm yết văn bản mới tại các vị trí doanh nghiệp dễ tiếp cận. Tổ chức hướng dẫn thủ tục hải quan tại các bộ phận nghiệp vụ.

- Phối hợp với Phòng Thương mại và công nghiệp VCCI tổ chức các lớp hướng dẫn về các áp mã HS, thủ tục, cách khai về tên hàng mã số để tránh doanh nghiệp khai sai do không không biết. Xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm tra cứu tên hàng, mã số HS để doanh nghiệp tham khảo.

- Xây dựng tinh thần trách nhiệm của công chức trong hướng dẫn thủ tục hải quan trong quá trình làm thủ tục cho doanh nghiệp.

Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của giải pháp:

- Chỉ tiêu “Thời gian trả lời, giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp” được khảo sát hàng năm.

- Tỷ lệ các ý kiến về yêu cầu hướng dẫn quy định pháp luật tại cuộc khảo sát của Chi cục

- Nội dung các ý kiến của doanh nghiệp về vướng mắc khi thực hiện thủ tục hải quan.

Mục tiêu của giải pháp:

- Việc tổ chức Hội nghị doanh nghiệp được thực hiện đúng kế hoạch hàng năm. Hội nghị được tổ chức có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

- Tỷ lệ doanh nghiệp khai sai mã số lần đầu tại Chi cục giảm từ 32,5% xuống 20% trong năm 2015.

- 100% các vướng mắc của doanh nghiệp được trả lời đúng theo quy định về thời gian. Các câu hỏi và nội dung được công bố trên cổng thông tin của Chi cục để các doanh nghiệp có thể dễ dàng tham khảo.

3.1.2Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng hoạch định

Chi cục là một đơn vị hành chính quản lý Nhà nước về Hải quan có trách nhiệm thực thi các kế hoạch, nhiệm vụ được giao theo những quy trình nghiệp vụ cụ thể. Do đó, công tác hoạch định được thể hiện qua các kế hoạch để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chi cục. Đối với các các đề xuất về chính sách, cơ chế đề hành, tác giả đề nghị nêu ở phần kiến nghị mục 3.2.

Giải pháp nâng cao tính khả thi trong kế hoạch thu nộp ngân sách hàng năm của Chi cục

Cơ sở đề xuất giải pháp:

- Thực hiện chỉ tiêu thu nộp ngân sách hàng năm của là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất trong những chỉ tiêu đánh giá việc hoàn thành kế hoạch Chi cục. Việc nâng cao tính khả thi của kế hoạch triển khai thu ngân sách của Chi cục có ý nghĩa hết sức quan trọng.

- Trong những kế hoạch của năm 2013, 2014 công tác hoạch định, dự đoán sự phát triển của kim ngạch, số thu nộp ngân sách chưa thực hiện tốt, dẫn đến chỉ tiêu được đề nghị quá cao hơn thực tế.

Nội dung giải pháp:

Để nâng cao tính khả thi trong kế hoạch thu nộp ngân sách hàng năm của Chi cục, tác giả đề nghị thực hiện một số biện pháp như sau:

- Phân tích số thu ngân sách phải dựa trên những yếu tố ảnh hưởng đến số thu nộp ngân sách, đó là:

Kim ngạch lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục qua Chi cục. Kim ngạch bao gồm yếu tố số lượng và đơn giá hàng hóa của daonh nghiệp. Kim ngạch còn bị ảnh hưởng bởi chính sách về thủ tục hải quan quy định địa điểm doanh nghiệp thủ tục hải quan làm thủ tục hải quan. Ngoài ra kim ngạch còn bị ảnh hưởng bởi mức độ thông thoáng khi thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục;

Thuế suất: bị ảnh hưởng bởi quan điểm về mức thuế suất áp dụng để điều tiết xuất nhập khẩu của Chính phủ. Hầu hết các hàng hóa đều năm trong một lộ trình giảm thuế suất theo cam kết của Việt Nam khi tham gia các Hiệp định và giảm dần hàng năm;

Tỷ giá: yếu tố tỷ giá tương đối ổn định trong thời gian gần đây;

Chính sách mặt hàng ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp được phép hập khẩu hoặc bị điều chỉnh bởi giấy phép

- Áp dụng các biện phạm phân tích thống thống kê nhằm xác định chiều hướng phát triển của số liệu.

- Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội, căn cứ các yếu tố ảnh hưởng đến tình hoạt động của doanh nghiệp.

Mục tiêu và tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của giải pháp:

- Chỉ tiêu thu đề xuất của Chi cục phù hợp với mức độ phát triển của số thu thực tế phát sinh tại Chi cục.

3.1.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng kiểm tra, giám sát hải quan 3.1.3.1 Tăng cường công tác thanh tra, tự kiểm tra của Chi cục 3.1.3.1 Tăng cường công tác thanh tra, tự kiểm tra của Chi cục

Cơ sở đề xuất giải pháp:

- Chức năng nhiệm vụ của Chi cục.

- Kết quả phân tích tình hình vi phạm phát hiện qua các nguồn thông tin thu thập

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư cục hải quan tp hồ chí minh (Trang 67)