Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng kiểm tra, giám sát hải quan

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư cục hải quan tp hồ chí minh (Trang 75)

3.1.3.1 Tăng cường công tác thanh tra, tự kiểm tra của Chi cục

Cơ sở đề xuất giải pháp:

- Chức năng nhiệm vụ của Chi cục.

- Kết quả phân tích tình hình vi phạm phát hiện qua các nguồn thông tin thu thập được.

- Kết quả đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công chức hàng năm. - Kết luận của cuộc kiểm tra, thanh tra của Cục Hải quan Thành phố và Tổng cục hải quan về việc thực hiện các nhiệm vụ của các chi cục hải quan và của Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư nói riêng.

Nội dung giải pháp:

- Kiện toàn nhân sự của Tổ kiểm tra nội vụ của Chi cục, đặt Tổ kiểm tra nội vụ hoạt động độc lập, báo cáo trực tiếp với đồng chí Chi cục Trưởng.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra các bộ phận nghiệp vụ, đặc biện là bộ phận có tiếp xúc nhiều với quyền lợi của doanh nghiệp như: bộ phận đăng ký, bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa, bộ phận thanh khoản hòan thuế

- Tổ chức kiểm tra đột xuất tính tuân thủ của công chức trong việc chấp hành kỹ luật lao động, giờ giấc làm việc. Kiểm tra thái độ, tác phong làm việc của công chức.

Mục tiêu và tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của giải pháp:

- Kết quả thanh tra, kiểm tra của Tổ kiểm tra nội vụ theo định kỳ hàng tuần và hàng tháng, hàng quý chỉ ra được những tồn tại trong việc chấp hành quy định của công chức.

3.1.3.2 Giải pháp tăng cường chất lượng của công tác quản lý rủi ro

Cơ sở đề xuất giải pháp:

- Các quy định về mức độ, tỷ lệ phân luồng quy định tại Điều 10 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính.

- Kết quả phân tích về ngành hàng chủ lực của doanh nghiệp tại Chi cục

- Kết quả phân tích về các hành vi vi phạm pháp luật về Hải quan của các doanh nghiệp tại Chi cục, đánh giá nguyên nhân của nhóm lỗi hành vi v phạm của doanh nghiệp.

Nội dung giải pháp:

- Tổ chức rà soát, phân nhóm doanh nghiệp theo tiêu chí ngành hàng. Trên cơ sở phân tích ngành hàng của doanh nghiệp để phân tích thông tin thu thập được dựa trên các định mức sử dụng nguyên liệu bình quân của ngành hàng. Đặt biệt là ngành hàng may mặc, da giày.

- Xây dựng cở sở dữ liệu theo hướng bổ sung các tiêu chí theo yêu cầu quản lý của Thông tư số 38/2015/TT-BTC cụ thể: Địa điểm lưu trữ hàng hóa; Chu kỳ sản xuất; Năng lực sản xuất…

Việc bổ sung các tiêu chí nhằm giúp việc phân tích thông tin và xử lý phù hợp yêu cầu quản lý.

Kiện toàn bộ máy của Tổ Quản lý rủi ro của Chi cục. tại các bộ phận nghiệp vụ đều có công chức của Tổ Quản lý rủi ro để kịp thời cập nhật thông tin phát sinh. Khi chuyển đổi vị trí công tác công chức chuyên trách rủi ro, Chi cục phải cân nhắc tính ổn định, kế thừa của nhóm công chức có nghiệp vụ quản lý rủi ro.

- Tăng cường huấn luyện công tác rủi ro cho công chức. Không những công chức chuyên trách về công tác quản lý rủi ro, mà tất cả các công chức ở các khâu nghiệp vụ có tiếp cận với thông tin doanh nghiệp có khả năng nhận dạng được rủi ro để thu thập, phân tích một cách kịp thời.

- Chuyển đổi phương pháp quản lý theo luồng hồ sơ phát sinh sang quản lý doanh nghiệp cụ thể. Một công chức ở các bộ phận nghiệp vụ sẽ quản lý về thông tin của một số doanh nghiệp thay vì tiếp nhận, xử lý hồ sơ tất cả doanh nghiệp như nhau.

- Để giảm tỷ lệ tờ khai luồng đỏ, tăng tỷ lệ phát hiện trong khâu kiểm tra thực tế hàng hóa cần tăng cường nắm thông tin trong khâu kiểm soát hải quan. Phối hợp

với các lực lượng chức năng quản lý bên ngoài cửa khẩu như Công an, Quản lý thị trường, Cục Thuế để có những thông tin về hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp.

Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của giải pháp:

- Tỷ lệ phân luồng tờ khai hải quan của Chi cục hàng tháng, hàng quý.

- Chỉ số mức độ phát hiện vi phạm của doanh nghiệp trên số lượng tờ khai luồng đỏ.

Mục tiêu của giải pháp:

- Giảm tỷ lệ tờ khai luồng đỏ xuống mức thấp nhất có thể. Mục tiêu là trong 2015, tỷ lệ tờ khai luồng đỏ là 10 %. Tỷ lệ luồng xanh của Chi cục là lớn hơn hoặc bằng 50 %

- Tăng tỷ lệ phát hiện vi phạm qua công tác kiểm hóa đối với các trường hợp chuyển luồng do quản lý rủi ro là 0,03 %

3.1.3.3 Giải pháp tăng cường chống gian lận thương mại, và buôn lậu của các doanh nghiệp FDI tại Chi Cục của các doanh nghiệp FDI tại Chi Cục

Cơ sở đề xuất giải pháp:

- Chức năng nhiệm vụ của Chi cục

- Tình hình vi phạm pháp luật về hải quan của doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục.

- Thông tin về biến động về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại của doanh nghiệp và qua công tác sưu tra, nắm tình hình của Chi cục.

Nội dung giải pháp:

Qua nghiên cứu, đa phần các vi phạm của doanh nghiệp FDI tại Chi cục đều ở mức độ không nghiêm trọng. Các doanh nghiệp vi phạm các nhóm hành vi quá thời hạn quy định làm thủ tục hải quan hoặc vi phạm chế độ bảo quản chứng từ, thất lạc tờ khai. Tuy nhiên, số trường hợp doanh nghiệp tồn kho nguyên liệu nhiều hơn so với hồ sơ sổ sách theo dõi của Hải quan. Đây là hệ quả của các hành vi vi phạm:

- Nhập khẩu thừa so với khai báo.

- Xây dựng định mức sử dụng nguyên liệu cao so với thực tế. - Xuất khống sản phẩm.

Để chống lại các hành vi vi phạm trên, Chi cục cần triển khai đồng bộ các biện pháp:

- Rà soát thông tin khai báo về trọng lượng và số lượng để kịp thời phát hiện lô hàng có dấu hiệu bất thường.

- Tăng cường kiểm tra, đối chiếu thông tin định mức của nhóm ngành hàng với định mức của doanh nghiệp xây dựng tại khâu quyết toán nhằm có cơ sở tiến hành kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp.

- Tăng cường kiểm tra qua máy soi container đối với những lô hàng xuất khẩu được phân luồng xanh.

- Đối với hành vi nhập khẩu sản phẩm, gian lận xuất xứ cần tập trung vào các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm từ Trung quốc. Lập tiêu chí quản lý rủi ro dựa trên các thông tin thu thập trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

- Tổ kiểm soát chủ trì xây dựng kế hoạch chống buôn lậu và gian lận thương mại của các doanh nghiệp FDI hoạt động tại Chi cục. Tổ chức sưu tra, nắm thông tin doanh nghiệp trọng điểm, xây dựng danh sách mặt hàng trọng điểm có khả năng chênh lệch thuế suất cao, mặt hàng có nguy cơ gian lận xuất xứ để tập trung chuyển luồng tờ khai sang luồng đỏ để kiểm tra.

Mục tiêu và tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của giải pháp:

- Chỉ tiêu số lượng các trường hợp Tổ Kiểm soát cung cấp thông tin hoặc phối hợp với hai Đội Thủ tục kiểm tra lô hàng.

- Chỉ tiêu phạt hiện sai phạm nhờ thông tin phối hợp của các lực lượng kiểm soát chống buôn lậu.

- Mục tiêu là tăng tỷ lệ phát hiện vi phạm nhờ các nguồn tin là trên 50%. Không để xãy ra dường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại tại địa bàn do Chi Cục quản lý.

3.1.3.4 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan

Cơ sở đề xuất giải pháp:

- Chức năng nhiệm vụ của Chi cục và nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra sau thông quan được quy định tại Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn. Mục tiêu tạo thông thoáng trong thông quan cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

- Cũng cố nhân lực bộ phận kiểm tra sau thông quan. Đối với các công chức mới, tổ chức cho tham gia các lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan.

- Tổ chức thu thập thông tin doanh nghiệp tại bộ phận kiểm tra sau. Lập danh sách doanh nghiệp có nguy cơ rủi ro cao. Ưu tiên đưa vào kế hoạch quản lý rủi ro để kiểm tra tính tuân thủ hàng năm của Chi cục. Đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm tập trung nghiên cức để đề xuất cho tiến hành kiểm tra sau thông quan tại trự sở doanh nghiệp.

- Bộ phận kiểm tra sau thông quan phối hợp với Đội Thủ tục hàng sản xuất xuất khẩu và gia công để kiểm tra hồ sơ hoàn thuế theo trình kiểm tra trước hoàn thuế sau đối với các trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm.

Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của giải pháp:

- Kết quả truy thu thuế nộp ngân sách ở khâu kiểm tra sau thông quan.

- Lượng thông tin phản hồi về hoạt động của doanh nghiệp sau khi lô hàng được thông quan cung cấp cho bộ phận thu thập thông tin quản lý rủi ro

Mục tiêu của giải pháp:

- Phấn đấu năm 2015, Chi cục đạt chỉ tiêu truy thu thuế nộp ngân sách là 60 tỷ (gấp 2 lần so với năm 2014) đối với các trường hợp phát hiện khai sai mã số hoặc bác bỏ trị giá khai báo sau khi thông quan hàng hóa.

3.2 Các kiến nghị về các chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI khẩu của các doanh nghiệp FDI

3.2.1Kiến nghị các Bộ ngành nhanh chóng điều chỉnh các chính sách phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp

Kiến nghị các Bộ ngành sớm có nghiên cứu điều chỉnh các điểm bất cập liên quan đến chính sách mặt hàng nêu tại phần nghiên cứu thực trạng mục 2.3.1. Cụ thể:

- Chính sách nhập khẩu và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng phế liệu nhựa. - Chính sách kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các mặt hàng vừa có nguồn gốc động thực vật vừa là thực phẩm

- Chính sách, thủ tục đối với dán nhãn năng lượng mặt hàng động cơ điện của doanh nghiệp dùng trong nhà máy với số lượng đơn chiếc.

3.2.2Đơn giản hóa thủ tục quản lý hàng hóa XNK

Để giải quyết vướng mắc chung về thủ tục quản lý chuyên ngành và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK, kiến nghị ban hành “Quy chế phối hợp kiểm tra chuyên ngành hàng hóa XNK” nhằm mục tiêu chung là đơn giản thủ tục, thông quan nhanh hàng hóa.

Tăng cường phối hợp triển khai một số giải pháp nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa XNK, trong đó có các nội dung chính sau:

- Rà soát, xây dựng và ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra trước khi thông quan. Trong đó hạn chế mặt hàng hóa đưa vào Danh mục để kiểm tra trọng tâm, trọng điểm có hiệu quả.

- Xây dựng và công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan làm cơ sở cho cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra.

- Rà soát để ban hành quy trình kiểm tra chuyên ngành thống nhất các nội dung sau: hồ sơ, thủ tục và trình tự đăng ký kiểm tra chuyên ngành; mẫu giấy đăng ký kiểm tra, giấy thông báo kết quả kiểm tra; biện pháp xử lý hàng hóa không đạt yêu cầu kiểm tra…; công bố danh sách tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức có chức năng kiểm tra chuyên ngành liên quan.

3.2.3Kiến nghị công tác phối hợp kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu

Để giải quyết tận gốc của vấn đề vướng mắc tại khâu quản lý kiểm tra chuyên ngành đề nghị quy định lại danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành theo hướng chọn lọc, trọng điểm. Cần phải đổi mới về phương pháp kiểm tra chuyên ngành. Các bộ cần giảm số lượng hàng hóa tại danh mục hàng hóa phải kiểm tra trước khi thông quan để kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, đạt kết quả cao.

Tăng cường biện pháp để thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK tại 3 thời điểm khác nhau: kiểm tra tại nước XK; kiểm tra hàng hóa hoặc căn cứ vào giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước XK để miễn, giảm kiểm tra khi NK vào Việt Nam; kiểm tra tại nước NK; chỉ áp dụng bắt buộc đối với

trường hợp hàng hóa có độ rủi ro cao, không có chứng nhận của nước XK… Kiểm tra hàng hóa trước khi đưa ra lưu thông, sử dụng đối với hàng hóa có độ rủi thấp. Việc phối hợp kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XK, NK tại cửa khẩu phải được phối hợp chặt chẽ với kiểm tra trước khi hàng đến cửa khẩu để XK, NK và kiểm tra hàng hóa đưa vào nội địa; lấy mẫu đưa vào trong nội địa để kiểm tra.

3.2.4Nghiên cứu áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa ngành nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa

Trong thời gian tới hướng dẫn Luật Hải quan mới, định hướng phân loại hàng hóa để chủ động quản lý, giám sát hàng hóa đưa về bảo quản. Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, ngay khi cập cảng sẽ được phân loại, kiểm tra qua máy soi container ngay trước khi doanh nghiệp mở tờ khai. Chỉ một tỷ lệ hàng hóa qua đánh giá rủi ro sẽ được chuyển sang khu vực để kiểm tra thực tế bằng phương pháp thủ công.

Đối với hàng hóa có nguy cơ cao ảnh hưởng đến dịch bệnh, sức khỏe con người, môi trường thì phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu;

Đối với hàng hóa không thể kiểm tra được tại cửa khẩu thì DN được đưa về địa điểm kiểm tra và tự bảo quản, cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất việc bảo quản hàng hóa của DN;

Đối với hàng hóa khác, DN có yêu cầu đưa về bảo quản chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành.

3.3 Kiến nghị về thủ tục hải quan, thủ tục thuế xuất nhập khẩu

3.3.1Kiến nghị sớm có điều chỉnh các vướng mắc phát sinh trong quy định về thủ tục hải quan về thủ tục hải quan

Kiến nghị Bộ Tài chính sớm có hướng dẫn, điều chỉnh các vướng mắc, bất cập trong các quy định về thủ tục hải quan và thủ tục thuế. Các quy định liên quan đến kiểm tra trước, hoàn thuế sau đối với loại hình sản xuất khẩu không những làm cho cơ quan Hải quan không đủ nguồn lực để thực hiện mà doanh nghiệp cũng rất khó khăn.

Kiến nghị Bộ Tài chính cho áp dụng trình tự kiểm tra trước hoàn thuế sau đối với loại hình sản xuất xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp có dâu hiệu vi phạm pháp luật, trốn thuế. Các trường doanh nghiệp tuân thủ pháp luật vẫn thực hiện theo trình tự hoàn thuế trước kiểm tra sau.

3.3.2Ứng dụng mạnh mẽ các giải pháp công nghiệ thông tin vào thủ tục hải quan hải quan

Kiến nghị triển khai mở rộng giải pháp hiện đại hóa thu ngân sách qua ngân hàng. Doanh nghiệp thanh toán nộp thuế từ ngân hàng thương mai được thanh khoản trực tiếp trên hệ thống của hải quan và thông quan hàng hóa mà không cần phải xuất trình giấy nộp tiền.

Triển khai xây dựng cổng thông tin hải quan một cửa quốc gia và các hệ thống thành phần để kết nối và triển khai thực hiện việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thông qua hệ thống dùng chung của các Bộ ngành.

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư cục hải quan tp hồ chí minh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)