Cơ sở đề xuất giải pháp:
- Căn cứ kết quả đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ của công chức.
- Kết quả thông kê các trường hợp qua kiểm tra, thanh tra phát hiện có liên quan đến trình độ nghiệp vụ của công chức tại các nghiệp vụ: đăng ký tờ khai, chính sách mặt hàng, mã số HS, C/O,….
- Tuyên ngôn phục vụ doanh nghiệp của ngành Hải quan ban hành tại Quyết định số 225QĐ-TCHQ ngày 09/02/2011 và Quyết định số 952/QĐ-TCHQ ngày 03/04/2015 của Tổng cục Hải quan. Ngành Hải quan cam kết với cộng đồng doanh nghiệp về các chuẩn mực phục vụ khách hàng về tính chuyên nghiệp của công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Nội dung giải pháp:
- Xây dựng cơ chế đào tạo và đào tạo lại về nghiệp vụ. Cơ chế này bắt buộc áp dụng cho tất cả công chức ở các khâu nghiệp vụ sau mỗi 2 năm.
- Việc áp dụng cơ chế nhằm tránh trường hợp công chức chỉ lo làm nghiệp vụ mà không quan tâm đến việc tự đào tạo nghiệp vụ. Cứ sau 2 năm công chức có nghĩa vụ hoàn thành một khóa học về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với ngạch công chức.
- Lớp học được tổ chức ngoài giờ để không ảnh hưởng đến thời gian công tác của công chức.
Các nội dung đào tạo:
Đề xuất tổ chức lớp tập huấn cho công chức về hệ thống VNACCS/VCIS nhằm tăng sự thành thạo của công chức trong các nghiệp vụ trên hệ thống;
Trị giá hải quan;
Xuất xứ hàng hóa C/O; Mã HS;
Chính sách mặt hàng; Bảo hộ sở hữu trí tuệ;
Quy trình nghiệp vụ hải quan;
- Tổ chức nhóm công chức chuyên sâu nghiệp vụ ở các mảng công tác. Xây dựng những chuyên đề nghiệp vụ phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị. Tổ chức báo cáo chuyên đề tại Chi cục để công chức có cơ hội học tập nghiên cứu