Giới thiệu về Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư cục hải quan tp hồ chí minh (Trang 40)

2.1.1 Lịch sử hình thành Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh

Ngày 30/4/1975 Thành phố Sài Gòn - Gia Định và miền Nam hoàn toàn được giải phóng. Ngày 01/5/1975 Đoàn cán bộ Ban Kinh tài do Đồng chí Nguyễn Thành Lân dẫn đầu đã tiếp quản Tổng nha Quan thuế.

Ngày 11/7/1975, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Cộng hòa miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát đã ký Quyết định số 09/QĐ thành lập Cục Hải quan miền

Nam (tiền thân của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh hiện nay), trực thuộc Tổng nha Ngoại thương. Cục Hải quan miền Nam hoạt động theo Điều lệ Hải quan (dựa trên cơ sở của Điều lệ Hải quan Việt Nam được ban hành vào tháng 02/1960) và Biểu thuế xuất nhập khẩu do Chính phủ Cách mạng Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành.

Ngày 04/9/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 113/2002/QĐ- TTg, trong đó Tổng Cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính cho đến nay.

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh là một trong 33 đơn vị Hải quan địa phương trực thuộc Tổng cục Hải quan. Trong những năm qua, dù ở bất cứ giai đoạn nào, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với những nỗ lực, đóng góp to lớn đó, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (năm 2007), 01 Huân chương Lao động hạng Nhất, 01 Huân chương Lao động hạng Nhì, 02 Huân chương Lao động hạng Ba, 01 Huân chương chiến công hạng Nhất, 01 Huân chương chiến công hạng Ba và nhiều Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, UBND Thành phố, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan…;

Năm 2014, theo quyết định số 56/2013/QĐ-ƯBND ngày 10/12/2013, Quyết định số 851QĐ-TCHQ ngày 21/3/2014 giao chỉ thu thuế nộp nhân sách nhà nước (NSNN) cho Cục Hải quan TP HCM là 74.800 tỷ VND. Chỉ tiêu phấn đấu là 85.400

tỷ. Kết quả số thu NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu đến ngày 31/12/2014 đạt: 89.100,291 tỷ đồng. So với số thu toàn ngành Hải quan, Cục hải quan Tp. Hồ Chí Minh đạt trên 42 %.

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2014 đạt 74,044 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2013 (68,49 tỷ USD), trong đó: '

+ XK đạt: 35,325 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2013 (32,82 tỷ USD) + NKđạt: 38,719 tỷ USD, tăng 8,5% so với 2013 (35,67 tỷ USD)

Tổng số doanh nghiệp đã tham gia làm thủ tục hải quan: Khoảng hơn 37.718 Doanh nghiệp, trong đó: nhập khẩu: 24.758 DN, xuất khẩu: 12.960 DN.

2.1.2 Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư

Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư (Chi cục) là một đơn vị trực thuộc của Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh. Chi cục được thành năm 1990 với nhiệm vụ chính trị là quản lý hàng nhập khẩu, xuất khẩu của doanh nghiệp FDI, nhằm tạo điều kiện thông thoáng môi trường đầu tư của Tp, Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, một nhiệm vụ hết sức quan trọng của Chi cục là vẫn phải đảm bảo sự kiểm soát hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp.

So với các chi cục khác trong Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh, Chi cục chiếm khoảng hơn 30 % số thu nộp ngân sách (đứng thứ 2 trong toàn Cục Hải quan Thành phố sau Chi cục HQ KV3 quản lý xăng dầu nhập khẩu). Bình quân mỗi ngày thu nộp ngân sách khoảng 250 tỷ. Số lượng tờ khai bình quân khoảng 2.200 tờ khai /ngày. So với hoạt động của Cục hải quan Đồng Nai, Cục hải quan Bình Dương thì số thu và khối lượng tờ khai của Chi cục gấp khoảng 10 lần. Chi cục hiện là Chi cục Hải quan lớn nhất toàn ngành hải quan xét về khối lượng công việc.

Chi cục được Cục Hải quan Tp.HCM giao nhiệm vụ quản lý hoạt động của doanh nghiệp FDI xuất khẩu, nhập khẩu qua các cảng, sân bay thuộc địa bàn quản lý của Hải quan Tp. Hồ Chí Minh (trừ các doanh nghiệp FDI nằm trong 2 khu chế xuất Linh Trung và Tân Thuận).

2.1.3 Tổ chức bộ máy Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư

Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư bao gồm 141 cán bộ công chức. Gồm 1 Chi Cục trưởng, 4 Phó Chi cục trưởng, 5 Đội trường, 12 Phó Đội trưởng và 119 công chức. Chi cục được biên chế làm 5 đội công tác. Gồm:

- Đội Tổng hợp: thực hiện các nhiệm vụ văn thư, xử lý vi phạm hành chính cấp chi cục, quản lý tài sản của Chi cục.

- Đội Thủ tục hàng đầu tư và kinh doanh: làm thủ tục xuất khẩu nhập khẩu, của hàng hóa loại hình kinh doanh và hàng đầu tư của doanh nghiệp FDI.

- Đội Thủ tục hàng sản xuất xuất khẩu và gia công: làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa loại hình gia công và sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp FDI.

- Đội Quản lý thuế: theo dõi, quản lý số thu nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp làm thủ tục tại chi cục, thực hiện nghiệp vũ kiểm tra sau thông quan.

- Tổ Kiểm soát thực hiện công tác kiểm soát, chống buôn lậu.

Hình vẽ 2.1: Cơ cấu bộ máy và chức năng của Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu

Bên cạnh bộ máy chính quyền, tổ chức chính trị như tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên, Công đoàn được tổ chức, hoạt động tại Chi cục đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị theo mô hình cơ quan quản lý Nhà nước.

Lãnh đạo chi cục

Thông quanhàng hóa Đội thủ tục hàng Đầu

tư và kinh doanh

Đội thủ tục hàng Sản xuất xuất khẩu và gia

công

Kiểm soát chống buôn lậu

Đội quản lý thuế

Tổ kiểm soát

Theo dõi thu nộp ngân sách

Quản lý hành chính

Đội Tổng hợp

Chức năng nhiệm vụ các đội công tác của Chi cục Hải quan

quan lý hàng đầu tư

Quản lý hoạt động xuất khẩu nhập khẩu của doanh nghiệp FDI Quản lý rủi ro

Trụ sở Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư tại số 73 đường Nguyễn Bỉnh Kiêm, phường Đa Kao, quận 1 với diện tích khuôn viên hơn 1.600m2 gồm 4 tầng lầu. Được sự quan tâm của Hải quan Thành phố, Chi cục được trang bị cơ sở vật chất tương đối hiện đại, khang trang.

2.2 Tổng quan về các doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư quản lý hàng đầu tư

Để đánh giá tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Chi cục, tác giả đã thống kê, phân tích số liệu tờ khai doanh nghiệp đã làm thủ tục hải quan từ 06/2014 đến 06/2015.

Kết quả thể hiện như sau:

Doanh nghiệp FDI hoạt động tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư hoạt động trong 2 lĩnh vực chính:

Hàng xuất khẩu theo loại hình kinh doanh và đầu tư.

Hàng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và gia công cho thương nhân nước ngoài khẩu.

2.2.1Hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình đầu tư và kinh doanh

Số doanh nghiệp hoạt động loại hình nhập khẩu kinh doanh là 1.356 doanh nghiệp với kim ngạnch được nêu chi tiết ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Số lượng tờ khai và kim ngạch năm 2014 của doanh nghiệp FDI theo loại hình đầu tư, kinh doanh

ST T

Nội dung Số lượng tờ khai Kim ngạch (USD) 1 Nhập khẩu 167.360 8.860.269.120 2 Xuất khẩu 71.625 3.607.260.724 Tổng cộng: 238.985 12.467.529.844

Mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng, hóa chất, nhựa nguyên sinh, sắt thép nguyên liêu sản xuất.

2.2.2Hàng nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu và gia công cho thương nhân nước ngoài khẩu cho thương nhân nước ngoài khẩu

Số doanh nghiệp hoạt động loại hình nhập khẩu sản xuất xuất khẩu thường xuyên là 256 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp hoạt động nhận gia công của thương nhân nước ngoài là 234 doanh nghiệp. Trong đó, có 47 doanh nghiệp vừa có hoạt động sản xuất xuất khẩu, vừa có hoạt động gia công; 1 doanh nghiệp loại hình kho bảo thuế (loại hình nhập sản xuất xuất khẩu); và 02 doanh nghiệp làm thủ tục đặt gia công nước ngoài. Chi tiết về số lượng tờ khai và kim ngạch trong năn 2014 được liệt kê chí tiết ở Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Số lượng tờ khai và kim ngạch năm 2014 của doanh nghiệp FDI theo loại hình sản xuất xuât khẩu và gia công

S TT

Nội dung Số lượng tờ khai Kim ngạch (USD)

1 Nhập khẩu 197.041 5,282,243,397

2 Xuất khẩu 241.967 7,546,906,221

Tổng cộng: 439.008 12,829,149,618

Các doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư đối với loại hình sản xuất xuất khẩu, gia công chủ yếu trong ngành may mặc, bao bì, giày da. Cơ cấu ngành nghề của các doanh nghiệp được trình bày ở bảng 2.3.

Bảng 2.3: Cơ cấu ngành nghề của doanh nghiệp hoạt động theo loại hình sản xuất xuất khẩu và gia công

ST T Ngành hàng Số lượng DN Tỷ lệ % 1 Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt 199 40,61 2 Plastic và các sản phẩm bằng plastic; cao su và các sản phẩm bằng cao su 46 9,39 3 Sản phẩm kim loại 42 8,57 4 Sản phẩm da, túi xách 38 7,76 5 Giày dép 33 6,73 6 Thực phẩm chế biến 30 6,12 7 Thiết bị cơ khí 24 4,90

ST

T Ngành hàng

Số

lượng DN Tỷ lệ %

8 Công nghiệp hóa chất 16 3,27

9 Giấy, sản phẩm giấy 15 3.,06

10 Gỗ, sản phẩm gỗ 9 1,84

11 Nữ trang, ngọc trai 7 1,43

12 Phương tiện tàu thuyền 6 1,22

13 Sản phẩm đá, gạch 6 1.,22

14 Thực phẩm 5 1,02

15 Các ngành khác 14 2,86

Nguyên liệu nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI chủ yếu là sản phẩm dệt may, nhựa và phế liệu chiếm tổng cộng 70,48% số lượng tờ khai hải quan.

Bảng 2.4: Cơ cấu ngành hàng nhập khẩu

S

TT Nguyên liệu nhập khẩu Tỷ lệ (%)

1 Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt 49,07 2 Plastic và các sản phẩm bằng plastic; cao su và các sản

phẩm bằng cao su 11,38

3 Bột giấy, giấy loại hoặc bìa loại thu hồi (phế liệu và vụn

thừa) giấy và bìa 10,03

4 Máy móc, thiết bị cơ khí 6,77

5 Da sống, da thuộc, da lông và các sản phẩm từ da 5,60

6 Các mặt hàng khác 17,15

Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp FDI là sản phẩm may mặc, giày dép chiếm 67,42 % số lượng tờ khai.

Bảng2.5: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

STT Sản phẩm xuất khẩu Tỷ lệ (%)

1 Nguyên liệu dệt, sản phẩm dệt may 40,95

2 Giày, dép 26,47

Các doanh nghiệp FDI ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm đa số, doanh nghiệp làm thủ tục tại Chi cục chiếm tỷ 73,27%. Ngoài ra, các tỉnh lân cận Thành phố như Đồng Nai, Bình Dương, Long An có 131 doanh nghiệp chiếm 30% lượng doanh nghiệp làm thủ tục loại hình sản xuất xuất khẩu, gia công.

Bảng 2.6: Cơ cấu địa bàn hoạt động của doanh nghiệp

S

TT Địa phương đăng ký mã số thuế Số lượn DN

Tỷ lệ % 1 TP. Hồ Chí Minh 352 71,84 2 Bình Dương 49 10,00 3 Đồng Nai 42 8,57 4 Long An 36 7,35 5 Các tỉnh khác 11 2,24

2.3 Thực trạng công tác quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư các doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư

Để đánh giá thực trạng công tác quản trị của Chi cục đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp, tác giả hành nghiên cứu các nội dung:

+ Chính sách điều hành xuất nhập khẩu có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp FDI làm thủ tục tại Chi cục. Qua nghiên cứu, tác giả đánh giá được thực trạng về môi trường chính sách, quy định có liên quan đến thủ tục hải quan mà doanh nghiệp phải thực hiện khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

+ Khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp đối với các tiêu chí quan trong phản ánh hoạt động của Chi cục nhằm phát hiện những tồn tại trong công tác triển khai thực hiện các nghiệp vụ hải quan.

+ Khảo sát kết quả của hoạt động của quản lý rủi ro của Chi cục nhằm đánh giá độ thông thoáng trong thủ tục cũng như mức độ hiệu quả trong kiểm soát hải quan đối với luồng hàng hóa đi qua tại Chi cục.

+ Khảo sát kết quả thực hiện của công tác kiểm tra hải quan, nhằm đánh giá mức độ vị phạm của doanh nghiệp trong thủ tục hải quan nằm xác định các nôi dung quan trọng phục vụ trong công tác đề xuất các giải pháp quản lý doanh nghiệp.

Hình vẽ 2.2: Các nội dung nghiên cứu để đánh giá thực trạng hoạt động của Chi cục

2.3.1Thực trạng về các chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI khẩu của các doanh nghiệp FDI

Để đánh giá thực trạng về chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Chi cục, tác giả đã dùng phương pháp thống kê, rà soát các quy định được ban hành để kiểm tra mức độ phù hợp với tình hình thực tế của hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả đã thống kê số liệu về lượng văn bản trao đổi giữa các doanh nghiệp với Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư. Tác giả phân tích nội dung các trao đổi của doanh nghiệp trong văn bản để phân loại thành các nhóm lĩnh vực có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Kết quả thống kê, nghiên cứu các quy định tại các bản quy phạm pháp luật về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu được trình bày ở Bảng 2.7 & Bảng 2.8.

Bảng 2.7: Số lượng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chế điều hành xuất nhập khẩu Lĩnh vực Luật, Pháp Lệnh, Nghị định Thông tư, Quyết định Tổng số văn bản quy phạm pháp luật Chính sách mặt hàng 4 12 16

Quản lý, kiểm tra chuyên ngành 10 34 44 Tổng số 60 Công tác quản trị của Chi cục Cơ chế, chính sách điều hành XNK Sự hài lòng của DN Mức độ thông thoáng và kiểm soát hải quan Kết quả kiểm tra hải quan

Bảng 2.8: Danh sách văn bản do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành

S TT

Bộ ngành quản lý Số lượng Thông tư, văn bản điều chỉnh

1 Bộ Khoa học và Công nghệ 2 Thông tư, 1 Thông tư liên tịch

2 Bộ Công an 1 Thông tư, 1 thông tư liên tịch

3 Bộ Y tế 4 Thông tư

4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

8 Thông tư

5 Bộ Giao Thông Vận Tải 5 Thông tư, 1 Thông tư liên tịch

6 Bộ Xây dựng 2 Thông tư

7 Bộ Công Thương 8 Thông tư

8 Bộ Thông tin truyền thông 2 Thông tư 9 Bộ Lao động - Thương binh và Xã

hội

1 Thông tư

Qua khảo sát các văn bản hướng dẫn về chính sách mặt hàng (chi tiết tại Phụ lục 1), tác giả nhận thấy số lượng văn bản quy định pháp luật có liên quan đến quản lý chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu là rất phức tạp. Tổng số Nghị định, Thông tư hiện hành thuộc các Bộ ngành quản lý là 60 văn bản. Đây là nhưng văn bản pháp quy điều chỉnh trực tiếp hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Một số lĩnh vực trong văn bản quy định còn chồng chéo nhau, chưa cụ thể dẫn tới doanh nghiệp khi thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể như:

Mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật như sữa: khi làm thủ tục nhập khẩu thì ngoài thủ tục kiểm dịch động vật, doanh ngiệp phải kiểm tra kiểm tra an toàn vệ sinh thực vật;

Mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ như bàn ghế mỹ, tượng gỗ, ván MDF doanh nghiệp phải làm thủ tục kiểm dịch;

Mặt hàng đường sortbitol khi nhập khẩu bị gặp khó khăn do vừa có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc, mỹ phẩm (do Bộ Y tế quản lý danh mục nhập khẩu),

vừa có thể dùng làm thức ăn (không phải xin phép nhưng phải làm thủ tục kiểm tra

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư cục hải quan tp hồ chí minh (Trang 40)