Quản lý rủi ro là khâu nghiệp vụ then chốt để đảm bảo mục tiêu tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan đồng thời đảm bảo sự quan lý nhà nước về hải quan.
Tại Chi cục, quản lý rủi ro được áp dụng trong các khâu nghiệp vụ: Phân luồng tờ khai hải quan
Thủ tục không thu hoàn thuế
Đối tượng doanh nghiệp kiểm tra sau thông quan
Khi làm thủ tục, doanh nghiệp khai tờ khai hải qua qua hệ thống xữ lý dữ liệu tự động (hệ thống VNACCS/VICS). Tờ khai hải quan sẽ được phân luồng dựa trên các tiêu chí rủi ro của doanh nghiệp mà xác định luồng của tờ khai. Thời gian phản hồi kết quả phân luồng là từ 1 – 3 giây. Nếu tờ khai thuộc luồng xanh doanh nghiệp có ra cảng để làm thủ tục xuất khẩu hoặc nhận hàng nhập khẩu.
Để đánh giá mức độ thông thoáng đối với thủ tục khai hải quan tại Chi cục, tác giả đã khảo sát số liệu kết quả tỷ lệ phân luồng tờ khai bình quân từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2015 và đạt được kết quả như trình bày ở Bảng 2.20 (chi tiết xem ở Phụ lục 04 của Đề tài).
Bảng 2.20: Tỷ lệ phân luồng tờ khai bình quân tại Chi cục trong 6 tháng đầu năm 2015
Loại hình Tỷ lệ luồng xanh % Tỷ lệ luồng vàng % Tỷ lệ luồng đỏ %
Nhập khẩu 40,21 46,98 12,81
Xuất khẩu 63,53 31,83 4,64
Tỷ lệ tờ khai thuộc luồng xanh và luồng vàng là rất cao chiếm 95,36 %. Chỉ có 4,64% lô hàng bị kiểm tra thực tế hàng hóa. Đối với hàng nhập, tỷ lệ miễn kiểm tra thực tế hóa là 87,19 %. Có sự khác biệt giữa tỷ lệ luồng đỏ của hàng xuất và hàng nhập là do mức độ và mục tiêu kiểm soát hải quan giữa hàng xuất khẩu và nhàng nhập có khác nhau.
Bảng 2.21: Tỷ lệ phân luồng tờ khai bình quân ngành Hải quan 6 tháng đầu năm 2015
Tỷ lệ luồng Xanh % Tỷ lệ luồng Vàng % Tỷ lệ luồng Đỏ %
Nhập khẩu 38,21 46,00 15,79
Xuất khẩu 62,62 32,00 5,38
So với kết quả phân luồng bình quân của toàn ngành (Bảng 2.21), thì tiêu phân luồng bình quân của Chi cục có tỷ lệ luồng đỏ thấp hơn. Tỷ lệ tờ khai luồng đỏ thấp thể hiện mức số lượng hàng hóa phải kiểm tra thực tế thấp. Đó là do kết quả đánh giá doanh nghiệp FDI có mức độ chấp hành pháp luật tốt hơn mặt bằng chung của các doanh nghiệp.
Để đánh giá mức độ hiệu quả của công tác kiểm soát hải quan của Chi cục, tác giả tiến hành khảo sát tỷ lệ vụ vi phạm phát hiện đối với các trường hợp tờ khai luồng đỏ phát sinh trong 6 tháng đầu năm 2015. Kết quả khảo sát đạt được 37.361 tờ khai luồng đỏ, trong đó có 9 trường hợp vi phạm được phát hiện thông qua công tác kiểm hoá (chiếm tỷ lệ 0,02%) và 409 tờ khai chuyển luồng, trong đó có 2 trường hợp vi phạm được phát hiện thông qua công tác kiểm hoá (chiếm tỷ lệ 0,49%).
Số tỷ lệ phát hiện vi phạm trên số tờ khai luồng đỏ của cả ngành Hải quan là 0.013 %. So sánh số liệu cho thấy, mức độ hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tại chi cục đang ở mức cao gần 2 lần. Tỷ lệ phát hiện của chi cục là 0.02%, cao gần gấp hơn 1.5 lần bình quân của cả ngành. Nếu so với tỷ lệ phát hiện vi phạm trên số lượng tờ khai chuyển luồng do có nghi ngờ là 0.49% thì mức độ hiệu quả còn thể hiện rõ nét hơn.
2.3.3.3 Thực trạng về công tác kiểm tra, giám sát hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư
Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI được thực hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra cơ quan kiểm tra nội bộ và bên ngoài. Hàng năm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Thành phố đều có kế hoạch kiểm tra, thanh tra tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư nhằm đảm bảo việc thực hiện chính sách quản lý hoạt động của các Chi cục Hải quan đúng theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra thuế, thanh tra chuyên ngành và hoạt động kiểm tra sau thông quan của Chi cục Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại doanh nghiệp để đánh giá mức độ chấp hành pháp luật cũng như kịp thời kiến nghị nhưng sai sót trong việc quản lý doanh nghiệp.
Trong năm 2014, Chi cục Kiểm tra sau thông quan đã tiến hành kiểm tra 42 lượt tại các công ty FDI trên địa bàn thành phố. Kết quả truy thu số tiền 41.372.786.952 VND.
Để đánh giá kết quả của công tác kiểm tra, giám sát của Chi cục trong năm 2014, tác giả đã khảo sát số liệu thống kê kết quả phát hiện các vụ việc vi phạm hành chính của doanh nghiệp tại Chi cục. Kết quả khảo sát được trình bày ở Bảng 2.22.
Bảng 2.22: Kết quả phát hiện các vụ việc vi phạm hành chính của doanh nghiệp tại Chi cục trong năm 2014
STT Hành vi vi phạm Số vụ Tỷ lệ % Mức độ nghiêm trọng Tổng số vụ Tỷ lệ % 1 Khai điều chỉnh định mức quá thời hạn quy định
2 0,61 Thấp
221 67,58 2
Nộp bổ sung chứng từ quá thời hạn thuộc bộ hồ sơ hải quan
19 5,81 Thấp
3 Khai điều chỉnh bổ sung
quá thời hạn quy định 27 8,26 Thấp 4 Quá thời hạn nộp hồ sơ
thanh khoản 40 12,23 Thấp
5 Vi phạm các quy định về
lưu hồ sơ, chứng từ 44 13,46 Thấp 6 Quá thời hạn làm thủ tục
hải quan 89 27,22 Thấp
7 Khai sai về chất lượng
hàng hóa 1 0,31
Trung bình
104 31,80 8 Khai sai xuất xứ hàng
hóa 1 0,31
Trung bình
9
Không tái xuất, tái nhập hàng hóa tạm nhập đúng thời hạn đã đăng ký với cơ quan Hải quan
3 0,92 Trung bình
10
Không khai hoặc khai không đúng các nội dung trên tờ khai hải quan
15 4,59 Trung bình
STT Hành vi vi phạm Số vụ Tỷ lệ % Mức độ nghiêm trọng Tổng số vụ Tỷ lệ % 11
Khai sai tên hàng, mã số thuế dẫn đến thiếu số thuế phải nộp 40 12,23 Trung bình 12 Hàng tồn nguyên liệu thừa so với số liệu theo dõi tồn của hải quan
44 13,46 Trung bình
13
Nhập khẩu hàng hóa không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định
1 0,31 Cao 2 0,61 14 Nhập khẩu hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu 1 0,31 Cao Tổng cộng 327 327
Số vụ khai sai tên hàng, mã số thuế dẫn đến thiếu số thuế phải nộp lần đầu là 13 vụ, chiếm 32,5% trên tổng số vụ khai sai.
Trong năm 2014, số vụ vi phạm hành chính của các doanh nghiệp FDI tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư bị phát hiện là 327. Trong đó, nhóm hành vi có mức độ nghiêm trong thấp chiếm 67,58 %. Nhóm hành vi có mức độ trung bình chiếm 31,8 %. Nhóm hành vi vi phạm có mức độ nghiêm trong cao chỉ chiếm 0,61% số vụ.
- Nhóm hành vi vi phạm mức độ thấp bao gồm các vi phạm liên quan đến thời hạn. Đây làm nhóm thể hiện yếu khách quan của môi trường thủ tục hành chính, phản ánh sự phức tạp, khó khăn trong làm thủ tục hải quan dẫn đến doanh nghiệp phải chờ đợi các hồ sơ, giấy tờ hoặc các yêu cầu để làm thủ tục.
- Nhóm hành vi vi phạm mức độ trung bình gồm các hành vi khai sai tên hàng, mã số HS, các nội dung trên tờ khai có ảnh hưởng số thuế phải nộp. Đây là nốm thể hiện tính chủ quan liên quan đến mức độ tuân thủ của doanh nghiệp.
- Nhóm hành vi vi phạm mức độ cao liên quan đến chính sách mặt hàng, liên quan đến chất lượng hàng hóa phát sinh không nhiều.
Nhìn chung, tỷ lệ sai phạm so với số lượng, kim ngạch hàng hóa của doanh doanh nghiệp FDI không cao. Đa phần doanh nghiệp FDI tuân thủ tốt các quy định pháp luật về thủ tục hải quan. Các thông tin vi phạm về hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI bị phát hiện tại khâu làm thủ tục khai hải quan nên không có số liệu cụ thể.
Nhận định nguyên nhân vi phạm các quy định về hải quan của doanh nghiệp FDI trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu:
- Các vi phạm liên quan đến hàng tồn nguyên liệu thừa so với số liệu theo dõi tồn của hải quan là do doanh nghiệp xây dựng định mức sử dụng nguyên liệu không thay đổi kịp so với thực tế. Hầu hết doanh nghiệp đều có hệ thống theo dõi xuất nhập kho nguyên liệu. Tuy nhiên, khi khai định mức sử dụng nguyên liệu chỉ có thể khai định mức bình quân, trong khi từng mẫu sản phẩm với kích cỡ khác nhau sẽ có những định mức sử dụng nguyên liệu khác nhau.
- Một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước hỗ trợ loại hình nhập nguyên liệu sản xuất sản phẩm xuất khẩu đã nhập sản phẩm đã được gia công sẳn tại Trung quốc vào Việt Nam nhằm xin chứng nhận xuất xứ của Việt Nam.
- Cá biệt có trường hợp 1 doanh nghiệp lợi dụng chế độ ưu đãi xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Đài loan đã nhập sản phẩm từ Trung quốc vào Việt Nam. Sau đó, xuất khẩu sang Đài loan. Qua điều tra cho thấy do hiện nay giữa Đài loan và Trung Quốc việc xuất khẩu hàng hóa bị kiểm soát rất gắt gao, doanh nghiệp đã “mượn đường” nhập khẩu sang Việt Nam để xuất khẩu nhằm trốn tránh việc kiểm soát của các nước có liên quan.
- Các trường hợp khai sai tên hàng mã số thuế dẫn đến tăng số thuế phải nộp là do doanh nghiệp chưa hiểu chính xác về mô tả hàng hóa. Chưa phát hiện tượng gian lận của doanh nghiệp tai Chi cục cố tình gian lận thuế qua khai sai tên hàng, hoặc số lượng,
Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp, Chi cục đã có hoạt động thông qua hoạt động của Tổ Kiểm tra nội vụ của Chi Cục. Định kỳ, hàng
tuần Tổ tiến hành kiểm tra tại các bộ phận các nội dung về kỷ luật hành chính, giờ giấc làm việc, trang chế phục. Hàng tháng, hàng quý Tổ Kiểm tra nội vụ kiểm tra các đội công tác về chuyên môn nghiệp vụ nhằm phát hiện sớm các trường hợp sai sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ của cán bộ công chức để có các biện pháp khắc phục kịp thời.