Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của PHONG CÁCH LÃNH đạo CHUYỂN đổi đến HIỆU QUẢ làm VIỆC NHÓM TRONG các CÔNG TY tư vấn THIẾT kế xây DỰNG tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 48)

3.5.1. Thang đo lý thuyết

Dựa trên cơ sở lý thuyết đã trình bày trong Chương 2 và tham khảo các thang đo trong nghiên cứu trước của Shelley và ctg (2004); Tabassi và ctg (2013); Cheung và ctg (2001); Trần Thị Tuyết Vân (2013); Trần Thị Cẩm Thúy (2011); thang đo lý thuyết ban đầu trong nghiên cứu này được đưa ra bao gồm 27 biến quan sát dùng để đo lường tác động của phong cách lãnh đạo chuyển đổi đến hiệu quả làm việc nhóm trong các công ty tư vấn thiết kế xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh (xem bảng 3.2 và 3.3):

- 20 biến quan sát đo lường năm yếu tố phong cách lãnh đạo, gồm: + 4 biến quan sát đo lường Lãnh đạo hấp dẫn bằng phẩm chất; + 4 biến quan sát đo lường Lãnh đạo hấp dẫn bằng hành vi; + 4 biến quan sát đo lường Lãnh đạo truyền cảm hứng;

+ 4 biến quan sát đo lường Lãnh đạo kích thích sự trí tuệ, sáng tạo; + 4 biến quan sát đo lường Lãnh đạo quan tâm đến từng cá nhân.

- 7 biến quan sát đo lường hiệu quả làm việc nhóm trong các công ty tư vấn thiết kế xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Để đánh giá mức độ đồng tình của đáp viên đối với mỗi phát biểu, nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 bậc (xem bảng 3.1). Ngoài ra, đề tài này còn sử dụng thang đo định danh và thang đo thứ bậc để mã hóa thông tin đặc điểm cá nhân của đáp viên (gồm giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm làm việc và loại hình hoạt động của tổ chức mà đáp viên đang làm việc).

Bảng 3.1. Thang đo Likert Hoàn toàn

không đồng ý

Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Bảng 3.2. Thang đo các nhân tố phong cách lãnh đạo chuyển đổi trước khi thảo luận tay đôi.

STT Nhân tố Thang đo gốc

Nguồn tham khảo

Thang đo hiệu chỉnh sau khi tham khảo các tài liệu nghiên cứu trước

Nguồn tham khảo I Lãnh đạo hấp dẫn bằng phẩm chất (IA)

Lãnh đạo: Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng:

1. (IA1) tạo tự hào cho nhân viên.

Bass và Riggio (2006)

1. (IA1) Tạo cảm giác tự hào, hãnh diện cho các thành viên trong nhóm thiết kế khi được cùng làm

việc. Shelley D. Dionne và ctg (2004); Tabassi và ctg (2013); Cheung S.O và ctg (2001); Trần Thị Cẩm Thúy (2011) 2. (IA2) hy sinh sở thích cá nhân. 2.(IA2) hy sinh sở thích cá nhân cho những điều tốt

đẹp của nhóm thiết kế. 3. (IA3) có được sự tôn trọng của

nhân viên.

3. (IA3) được các thành viên trong nhóm ngưỡng mộ, kính trọng khi thực hiện thiết kế dự án.

4. (IA4) Cho thấy quyền lực và tự tin.

4. (IA4) toát ra là người có quyền lực và tự tin đối với các thành viên trong nhóm thiết kế.

hấp dẫn bằng hành vi (IB)

1. (IB1) nói về những giá trị của nhân viên.

Bass và Riggio (2006)

1. (IB1) trao đổi với các thành viên trong nhóm về những niềm tin, những giá trị quan trọng nhất của

chính họ. Shelley D. Dionne và ctg (2004); Tabassi và ctg (2013); Cheung S.O và ctg (2001); Trần Thị Cẩm Thúy (2011) 2. (IB2) chỉ rõ sự quan trọng của

việc có cảm xúc mạnh mẽ về mục tiêu.

2. (IB2) chỉ cho các thành viên trong nhóm thấy được sự quan trọng của việc có cảm xúc mạnh mẽ khi thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của dự án. 3. (IB3) luôn quan tâm đến khía

cạnh đạo đức.

3. (IB3) quan tâm khía cạnh đạo đức và kết quả của những quyết định có đạo đức.

4. (IB4) nhấn mạnh đến nhiệm vụ tập thể.

4. (IB4) nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc có ý thức chung về nhiệm vụ chung của nhóm.

III

Lãnh đạo truyền cảm hứng (IM)

Lãnh đạo: Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng:

1. (IM1) luôn nói chuyện một cách lạc quan.

Bass và Riggio (2006)

1. (IM1) trao đổi với các thành viên trong nhóm một cách lạc quan về tương lai của nhóm, tổ chức.

Shelley D. Dionne và ctg (2004);

2. (IM2) luôn truyền đạt nhiệt tình.

2. (IM2) truyền đạt một cách nhiệt tình kinh nghiệm cần thiết để các thành viên trong nhóm thiết kế có được thành công. Tabassi và ctg (2013); Cheung S.O và ctg (2001); Trần Thị Cẩm Thúy (2011) 3. (IM4) gợi lên các nhận thức về

vấn đề quan trọng của tương lai.

3. (IM3) chỉ cho các thành viên trong nhóm thấy một viễn cảnh tương lai hấp dẫn.

4. (IM3) thể hiện sự tự tin. 4. (IM4) tự tin rằng mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung của nhóm đặt ra sẽ đạt được.

IV

Lãnh đạo kích thích sự trí tuệ, sáng tạo (IS)

Lãnh đạo: Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng:

1. (IS1) xem lại các giả định.

Bass và Riggio (2006)

1. (IS1) cân nhắc lại các giả định cho các vấn đề đã nêu để xem sự phù hợp của nó đối với dự án.

Shelley D. Dionne và ctg (2004); Tabassi và ctg (2013); Cheung S.O và ctg (2001); 2. (IS2) khuyến khích đưa ra

những nhìn nhận, quan điểm khác nhau.

2. (IS2) khuyến khích tìm kiếm những hướng khác nhau khi giải quyết vấn đề trong quá trình tư vấn thiết kế xây dựng.

3. (IS3) nên nhìn vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau.

3. (IS3) khuyên các thành viên trong nhóm nên nhìn vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau.

4. (IS4) gợi ý những hướng đi mới.

4. (IS4) đưa ra những phương pháp mới, ý tưởng mới, sáng tạo cho những vấn đề cũ hay những dự án lặp lại quy mô.

Trần Thị Cẩm Thúy (2011) V Lãnh đạo quan tâm đến từng cá nhân (IC)

Lãnh đạo: Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng:

1. (IC1) luôn hướng dẫn, tư vấn cho nhân viên.

Bass và Riggio (2006)

1. (IC1) hướng dẫn, tư vấn cho các thành viên trong

nhóm vì mục tiêu của cá nhân và nhóm. Shelley D. Dionne và ctg (2004); Tabassi và ctg (2013); Cheung S.O và ctg (2001); Trần Thị Cẩm Thúy (2011) 2. (IC2) đối xử với các nhân viên

bình đẳng như nhau.

2. (IC2) đối xử với các thành viên trong nhóm bình đẳng, không phân biệt giữa cấp trên đối với cấp dưới hay giữa chủ với người làm thuê.

3. (IC3) quan tâm tới từng nhân viên.

3. (IC3) quan tâm tới nhu cầu, khả năng, và khát vọng của các thành viên trong nhóm.

4. (IC4) tập trung vào sở trường của nhân viên.

4. (IC4) hỗ trợ để các thành viên trong nhóm thiết kế phát triển điểm mạnh, sở trường riêng của mình.

Bảng 3.3. Thang đo hiệu quả làm việc nhóm trước khi thảo luận tay đôi.

STT Nhân tố Thang đo gốc Nguồn

tham khảo

Thang đo hiệu chỉnh sau khi tham khảo các tài liệu nghiên cứu trước

Nguồn tham khảo I Hiệu quả làm việc nhóm 1.Mục đích thống nhất, rõ ràng. Mc Millan (2001)

1. Các thành viên trong nhóm thiết kế đều có mục đích rõ ràng và thống nhất với nhau.

Mc Millan (2001); Trần Thị Tuyết Vân (2013). 2.Vai trò của các thành viên trong

nhóm rõ ràng.

2. Vai trò của các thành viên trong nhóm được phân công rõ ràng.

3. Chấp nhận và hài lòng về lãnh đạo.

3. Các thành viên đều chấp nhận và hài lòng về lãnh đạo của nhóm mình.

4. Quá trình làm việc của nhóm tạo điều kiện cho các thành viên cùng suy nghĩ và làm việc.

4. Quá trình làm việc của nhóm tạo điều kiện cho các thành viên cùng nhau suy nghĩ và cùng nhau làm việc.

5. Mối quan hệ trong nhóm vững chắc, ổn định.

5. Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm luôn ổn định thông qua sự tôn trọng, tin tưởng và vì trách nhiệm chung. 6. Thông tin liên lạc nhanh, rõ ràng,

chính xác.

6. Thông tin liên lạc giữa các thành viên luôn nhanh chóng, rõ ràng, trung thực và chính xác.

7. Đạt mục tiêu của nhóm S.O. Cheung

và ctg (2001)

7. Nhóm đạt mục tiêu chung đã đề ra Cheung S.O

Đây là thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan nên cần được xem xét và điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu thực tế bằng nghiên cứu sơ bộ (sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi) để xây dựng thang đo chính thức cho nghiên cứu.

3.5.2. Thang đo chính thức

Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ (phụ lục B), thang đo chính thức (phụ lục C) được hoàn thiện bao gồm 27 phát biểu. Trong đó, một số phát biểu của thang đo lý thuyết được điều chỉnh về mặt ngôn từ cho phù hợp để sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Cụ thể như sau:

3.5.2.1. Thang đo lãnh đạo hấp dẫn bằng phẩm chất (IA)

Điều chỉnh phát biểu “ Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng hy sinh sở thích cá nhân cho những điều tốt đẹp của nhóm thiết kế” thành “Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân vì lợi ích chung của cả nhóm”.

Bảng 3.4. Thang đo lãnh đạo hấp dẫn bằng phẩm chất (IA) sau khi điều chỉnh

Biến quan sát Ký hiệu

Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng tạo cảm giác tự hào, hãnh diện cho các thành viên trong nhóm thiết kế khi được cùng làm việc.

IA1

Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân vì lợi ích chung của cả nhóm.

IA2

Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng được các thành viên trong nhóm ngưỡng mộ, kính trọng khi thực hiện thiết kế dự án.

IA3

Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng toát ra là người có quyền lực và tự tin đối với các thành viên trong nhóm thiết kế.

IA4

3.5.2.2. Thang đo lãnh đạo hấp dẫn bằng hành vi (IB)

Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ (Phụ lục B), đa số các đối tượng tham gia thảo luận đều tán thành về nội dung của các phát biểu trong thang đo lãnh đạo hấp dẫn bằng hành vi, nên tác giả không có điều chỉnh hay bổ sung đối với thang đo này.

Bảng 3.5. Thang đo lãnh đạo hấp dẫn bằng hành vi (IB) sau khi điều chỉnh

Biến quan sát Ký hiệu

Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng trao đổi với các thành viên trong nhóm về những niềm tin, những giá trị quan trọng nhất của chính họ.

IB1

Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng chỉ cho các thành viên trong nhóm thấy được sự quan trọng của việc có cảm xúc mạnh mẽ khi thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của dự án.

IB2

Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng quan tâm khía cạnh đạo đức và kết quả của những quyết định có đạo đức.

IB3

Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc có ý thức chung về nhiệm vụ chung của nhóm.

IB4

3.5.2.3. Thang đo lãnh đạo truyền cảm hứng (IM)

Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ (Phụ lục B), đa số các đối tượng tham gia thảo luận đều tán thành về nội dung của các phát biểu trong thang đo lãnh đạo truyền cảm hứng, nên tác giả không có điều chỉnh hay bổ sung đối với thang đo này.

Bảng 3.6. Thang đo lãnh đạo truyền cảm hứng (IM) sau khi điều chỉnh

Biến quan sát Ký hiệu

Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng trao đổi với các thành viên trong nhóm một cách lạc quan về tương lai của nhóm, tổ chức.

IM1

Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng truyền đạt một cách nhiệt tình kinh nghiệm cần thiết để các thành viên trong nhóm thiết kế có được thành công.

IM2

Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng chỉ cho các thành viên trong nhóm thấy một viễn cảnh tương lai hấp dẫn.

IM3

Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng tự tin rằng mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung của nhóm đặt ra sẽ đạt được.

3.5.2.4. Thang đo lãnh đạo kích thích sự trí tuệ, sáng tạo (IS)

Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ (Phụ lục B), đa số các đối tượng tham gia thảo luận đều tán thành về nội dung của các phát biểu trong thang đo lãnh đạo kích thích sự trí tuệ, sáng tạo, nên tác giả không có điều chỉnh hay bổ sung đối với thang đo này.

Bảng 3.7. Thang đo lãnh đạo kích thích sự trí tuệ (IS) sau khi điều chỉnh

Biến quan sát Ký hiệu

Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng cân nhắc lại các giả định cho các vấn đề đã nêu để xem sự phù hợp của nó đối với dự án.

IS1

Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng khuyến khích tìm kiếm những hướng khác nhau khi giải quyết vấn đề trong quá trình tư vấn thiết kế xây dựng.

IS2

Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng khuyên các thành viên trong nhóm nên nhìn vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau.

IS3

Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng đưa ra những phương pháp mới, ý tưởng mới, sáng tạo cho những vấn đề cũ hay những dự án lặp lại quy mô.

IS4

3.5.2.5. Thang đo lãnh đạo quan tâm đến từng cá nhân (IC)

- Điều chỉnh phát biểu “Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng hướng dẫn, tư vấn cho các thành viên trong nhóm vì mục tiêu của cá nhân và nhóm” thành “Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng hướng dẫn, tư vấn cho các thành viên trong nhóm vì mục tiêu cá nhân của các thành viên và mục tiêu chung của nhóm”.

- Điều chỉnh phát biểu “Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng hỗ trợ để các thành viên trong nhóm thiết kế phát triển điểm mạnh, sở trường riêng của mình” thành “Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng hỗ trợ để các thành viên trong nhóm thiết kế phát triển điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình”.

Bảng 3.8. Thang đo lãnh đạo quan tâm đến từng cá nhân (IC) sau khi điều chỉnh

Biến quan sát Ký hiệu

Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng hướng dẫn, tư vấn cho các thành viên trong nhóm vì mục tiêu cá nhân của các thành viên và mục tiêu chung của nhóm.

Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng đối xử với các thành viên trong nhóm bình đẳng, không phân biệt giữa cấp trên đối với cấp dưới hay giữa chủ với người làm thuê.

IC2

Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng quan tâm tới nhu cầu, khả năng, và khát vọng của các thành viên trong nhóm.

IC3

Lãnh đạo nhóm thiết kế xây dựng hỗ trợ để các thành viên trong nhóm thiết kế phát triển điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình.

IC4

3.5.2.6. Thang đo hiệu quả làm việc nhóm

Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ (Phụ lục B), đa số các đối tượng tham gia thảo luận đều tán thành về nội dung của các phát biểu trong thang đo hiệu quả làm việc nhóm. Và đa số các đối tượng tham gia thảo luận cũng đồng ý bổ sung thêm phát biểu “Nhóm đạt mục tiêu chung đã đề ra” để đánh giá sự hiệu quả làm việc nhóm.

Bảng 3.9. Thang đo hiệu quả làm việc nhóm sau khi điều chỉnh

Biến quan sát Ký hiệu

Các thành viên trong nhóm thiết kế đều có mục đích rõ ràng và thống nhất với nhau.

T1

Vai trò của các thành viên trong nhóm được phân công rõ ràng. T2 Các thành viên đều chấp nhận và hài lòng về lãnh đạo của nhóm mình. T3 Quá trình làm việc của nhóm tạo điều kiện cho các thành viên cùng nhau

suy nghĩ và cùng nhau làm việc.

T4

Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm luôn ổn định thông qua sự tôn trọng, tin tưởng và vì trách nhiệm chung.

T5

Thông tin liên lạc giữa các thành viên luôn nhanh chóng, rõ ràng, trung thực và chính xác.

T6

Nhóm đạt mục tiêu chung đã đề ra. T7

3.6. Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã trình bày cụ thể về quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, thiết kế mẫu, phương pháp phân tích dữ liệu và xây dựng các thang đo lường. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai giai đoạn:

- Nghiên cứu sơ bộ: Được thực hiện bằng phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi, nhằm mục đích khám phá những yếu tố phong cách lãnh đạo chuyển đổi có tác động đến hiệu quả làm việc nhóm trong các công ty tư vấn thiết kế xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh, điều chỉnh thang đo các khái niệm nghiên cứu và hoàn thiện bản câu hỏi được sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

- Nghiên cứu chính thức: Được thực hiện bằng phương pháp định lượng nhằm mục đích kiểm định mô hình nghiên cứu thông qua việc lượng hóa và đo lường những thông tin thu thập bằng những con số cụ thể.

Chương 4 tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu phân tích từ các thông tin thống kê của các số liệu thu được.

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nội dung chính của chương 4 là phân tích dữ liệu đã thu thập được thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo, phương pháp

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của PHONG CÁCH LÃNH đạo CHUYỂN đổi đến HIỆU QUẢ làm VIỆC NHÓM TRONG các CÔNG TY tư vấn THIẾT kế xây DỰNG tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)