Nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của PHONG CÁCH LÃNH đạo CHUYỂN đổi đến HIỆU QUẢ làm VIỆC NHÓM TRONG các CÔNG TY tư vấn THIẾT kế xây DỰNG tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 44 - 45)

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua 2 giai đoạn: (1) Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và sử dụng, tra cứu tài liệu, tạp chí chuyên ngành để đưa ra mô hình và thang đo. (2) Sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi với 15 người bao gồm 5 trưởng nhóm, trưởng bộ phận tư vấn thiết kế xây dựng có nhiều năm kinh nghiệm và 10 người thuộc trong nhóm tư vấn thiết kế xây dựng có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc, nhằm xây dựng hệ thống thang đo và các biến quan sát, hiệu chỉnh biến quan sát phù hợp với thực tế.

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu đã trình bày như trên, mô hình và thang đo lý thuyết ban đầu từ nghiên cứu cơ sở lý thuyết được đưa ra bao gồm 27 biến quan sát dùng để đo lường tác động của phong cách lãnh đạo chuyển đổi đến hiệu quả làm việc nhóm trong các công ty tư vấn thiết kế xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh (xem bảng 3.2 và 3.3). Từ đó, dàn bài thảo luận tay đôi được thiết kế như trong phụ lục A, bao gồm một số câu hỏi và phát biểu của thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất nhằm kiểm chứng sự đánh giá của đối tượng tham gia thảo luận đối với các yếu tố và phát biểu có phù hợp không. Thời gian và địa điểm tiến hành thảo luận nhóm được sắp xếp thuận tiện cho đối tượng tham gia.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ (Phụ lục B) cho thấy các đối tượng tham gia thảo luận đều nhất trí với mô hình nghiên cứu đề xuất. Đa số đối tượng tham gia thảo luận nhóm đều đồng ý bổ sung thêm phát biểu “Nhóm đạt mục tiêu chung đã đề ra” để đánh giá sự hiệu quả làm việc nhóm. Như vậy, việc đưa yếu tố “Nhóm đạt mục tiêu chung đã đề ra” cũng phù hợp với lý thuyết đã trình bày ở chương 2. Bởi vì theo tác giả, thực tế hiện nay cho thấy nguyên tắc cơ bản để làm việc nhóm sao cho hiệu quảlà phải đặt mục tiêu của tập thể, mục tiêu chung của nhóm lên trên mục tiêu cá nhân. Bởi suy cho cùng chỉ khi nhìn thấy lợi ích chung, nhóm mới được thành lập và nhóm cũng vì mục tiêu và lợi ích chung ấy. Theo Cheung và ctg (2001) cũng cho rằng việc có đạt hay không đạt được mục tiêu chung của dự án sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của thành viên trong nhóm cũng như hiệu quả làm việc nhóm. Chính vì vậy, việc đưa phát biểu “Nhóm đạt mục tiêu chung đã đề ra” vào mô hình nghiên cứu là phù hợp.

Như vậy, trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp, điều chỉnh thang đo và ngôn từ sử dụng cho phù hợp, bản câu hỏi khảo sát được hoàn thiện để sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của PHONG CÁCH LÃNH đạo CHUYỂN đổi đến HIỆU QUẢ làm VIỆC NHÓM TRONG các CÔNG TY tư vấn THIẾT kế xây DỰNG tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)