Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của PHONG CÁCH LÃNH đạo CHUYỂN đổi đến HIỆU QUẢ làm VIỆC NHÓM TRONG các CÔNG TY tư vấn THIẾT kế xây DỰNG tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 39 - 42)

Từ các cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện trong và ngoài nước, luận văn xây dựng mô hình nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo chuyển đổi đến hiệu quả làm việc nhóm trong các công ty tư vấn thiết kế xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Mô hình nghiên cứu của đề tài sử dụng mô hình lãnh đạo toàn diện (The full range of leadership model) của Bass và Avolio (1997) để đo lường phong cách lãnh đạo chuyển đổi và được đo bằng bảng câu hỏi lãnh đạo đa thành phần MLQ (Multifactor Leadership Questionare) phiên bản 5X. Trong đó, người lãnh đạo chuyển đổi được đo bằng 5 yếu tố: hấp dẫn bằng phẩm chất (Idealized Influence Attribution-IA), hấp dẫn bằng hành vi (Idealized Influence Behavior-IB), truyền cảm hứng (Inspirational Motivation-IM), kích thích trí tuệ

(Intellectual Stimulation-IS) và quan tâm đến từng cá nhân (Individualized Consideration- IC). Thang đo này dùng chung cho mọi người, đây là dạng để các nhân viên, cấp dưới, đồng cấp, cấp trên và cả người ngoài đánh giá mức độ thường xuyên của hành vi, phong cách lãnh đạo của đối tượng cần đánh giá.

MLQ được cho là một công cụ được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá lý thuyết lãnh đạo chuyển đổi và được coi như là biện pháp tốt nhất để đo lường lãnh đạo chuyển đổi và lãnh đạo nghiệp vụ. Theo Hughes và ctg (2008) trích bởi Trần Thị Cẩm Thúy (2011) tổng kết rằng đã có hơn 300 nghiên cứu sử dụng MLQ để đánh giá lãnh đạo chuyển đổi trong các bối cảnh, ngành nghề khác nhau. Thang đo MLQ đã được phiên dịch ra rất nhiều ngôn ngữ khác nhau và đạt được độ giá trị, độ tin cậy của một công cụ nghiên cứu (Bass và Riggio, 2006).

Biến phụ thuộc được sử dụng trong đề tài này là biến Hiệu quả làm việc nhóm. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này tiếp cận theo hướng Hiệu quả cảm nhận là chính, chứ không chỉ là hiệu quả khách quan. Theo Mc Millan (2001), một nhóm có hiệu quả bao gồm những phẩm chất và những đặc điểm nhất quán. Danh sách các đặc điểm đã được chứng minh là có giá trị không định lượng được và dựa trên giá trị cảm nhận của các thành viên trong nhóm. Đó là một danh sách ngắn chỉ chứa sáu đặc điểm. Nhưng mỗi đặc điểm đóng một vai trò cụ thể và quan trọng trong việc đưa ra kết luận các nhóm có hiệu quả hay không. Nếu một trong sáu đặc điểm mà thiếu hoặc không đầy đủ thì nhóm sẽ không đạt được hiệu quả tốt nhất hoặc khập khiễng. Vì vậy, trong các bối cảnh, ngành nghề khác nhau nói chung và lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng nói riêng đều có thể sử dụng thang đo này để đánh giá hiệu quả làm việc của nhóm.

Ngoài ra, theo Cheung và ctg (2001) nhóm thiết kế xây dựng là một tổ chức lắp ráp giữa các cá nhân có chuyên môn khác nhau gồm có các kiến trúc sư xác định hình dáng, công năng và yêu cầu thẩm mỹ; các kỹ sư thiết kế kết cấu để thực hiện yêu cầu của kiến trúc sư và các dự toán viên chuẩn bị dự toán theo thiết kế. Họ phải hợp tác làm việc với nhau để đạt được mục tiêu chung của dự án. Mục tiêu chung của dự án có thể bao gồm đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đảm bảo được tiến độ, thu được lợi ích cả về vật chất và quan hệ khách hàng,… Và việc

có đạt hay không đạt được mục tiêu chung của dự án sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của thành viên trong nhóm cũng như hiệu quả làm việc nhóm. Chính vì vậy, tác giả quyết định đưa yếu tố “Đạt mục tiêu của nhóm (objectives of the team)” vào mô hình để đo lường biến phụ thuộc hiệu quả làm việc nhóm và sẽ đánh giá sự phù hợp khi đưa yếu tố này vào mô hình bằng nghiên cứu sơ bộ.

Tóm lại, biến độc lập phong cách lãnh đạo chuyển đổi được đo lường bằng mô hình lãnh

đạo toàn diện (The full range of leadership model) của Bass và Avolio (1997) có sự điều chỉnh. Biến phụ thuộc là sự mở rộng có điều chỉnh từ mô hình được sử dụng trong nghiên cứu của Mc Millan (2001), trong đó có kết hợp với yếu tố “Đạt mục tiêu của nhóm” của Cheung và ctg (2001).

Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hiệu quả làm việc nhóm Lãnh đạo hấp dẫn bằng hành vi (IB) Lãnh đạo truyền cảm hứng (IM) Lãnh đạo kích thích sự trí tuệ (IS)

Lãnh đạo quan tâm đến từng cá nhân (IC) Lãnh đạo hấp dẫn bằng phẩm chất (IA) H1 H2 H3 H4 H5 (+) (+) (+) (+) (+)

Các giả thuyết của nghiên cứu:

Giả thuyết

Nội dung

H1 Lãnh đạo hấp dẫn bằng phẩm chất (IA) có tác động tích cực đến hiệu quả làm

việc nhóm.

H2 Lãnh đạo hấp dẫn bằng hành vi (IB) có tác động tích cực đến hiệu quả làm việc

nhóm.

H3 Lãnh đạo truyền cảm hứng (IM) có tác động tích cực đến hiệu quả làm việc nhóm.

H4 Lãnh đạo khuyến khích sự trí tuệ (IS) có tác động tích cực đến hiệu quả làm việc

nhóm.

H5 Lãnh đạo quan tâm đến từng cá nhân (IC) có tác động tích cực đến hiệu quả làm

việc nhóm.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của PHONG CÁCH LÃNH đạo CHUYỂN đổi đến HIỆU QUẢ làm VIỆC NHÓM TRONG các CÔNG TY tư vấn THIẾT kế xây DỰNG tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 39 - 42)