Tầng ozone và lỗ thủng tầng ozone

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢOVỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KĨ NĂNG TRUYỀN THÔNGCHO CÁN BỘ QUẢN LÍ (Trang 27 - 29)

Quá trình hình thành và phân hủy ozone diễn ra đồng thời nên chu trình tồn tại của nĩ trong khí quyển rất ngắn. Lượng ozone cao nhất ở tầng bình lưu ở độ cao 25 km, với nồng độ khoảng 5-10 ppm. Tầng ozone bị suy giảm là do các khí thải vào bầu khí quyển cĩ sự hiện diện của khí trơ. Dưới tác dụng của tia hồng ngoại chúng phân ly thành các nguyên tử tự do. Các nguyên tử này sẽ tạo nên phản ứng với ozone và biến ozone thành oxy. Một số các chất khác cĩ khả năng tham gia vào các phản ứng phân hủy ozone như: CO, CH4, NOx và các hợp chất hữu cơ. Như vậy, sự giảm nồng độ ozone ở các cực trái đất mà các nhà khoa học ghi nhận được, cĩ thể là do các chất sinh ra từ hoạt động con người như: CH4, NOx, HCl, Cl2..

Tác dụng của tầng ozone: bảo vệ cho mọi sinh vật tránh khỏi tai họa do bức xạ của tia tử ngoại. Nếu như tầng ozone bị suy giảm thì nĩ sẽ gây ra thảm họa đối với mọi hệ sinh thái trên trái đất

2.3.4.2 Hiện tượng El Nino

Hiện tượng El Nino là gì ?

El Nino tiếng Tây Ban Nha: El Niđo, là một trong những hiện tượng thời tiết bất thường gây thảm họa cho con người từ hơn 5000 năm nay. Ngày nay, hiện tượng El Nino xuất hiện thường xuyên hơn và sức tàn phá của nĩ cũng mãnh liệt hơn.

El Niđo trong tiếng Tây Ban Nha cĩ nghĩa là "đứa trẻ", chỉ đến Chúa hài đồng. Cứ trung bình 4-6 năm, ngư dân vùng biển tại Peru phát hiện ra nước biển ấm dần lên vào mùa đơng, khoảng vài tuần trước Lễ Giáng Sinh. Đây chính là một nghịch lý, nhưng nĩ vẫn tồn tại cĩ chu kì và kéo theo hiện tượng hơi nước ở biển bốc lên nhiều hơn, tạo ra những cơn mưa như thác đổ. Và ngư dân đã gọi hiện tượng này là El Niđo để đánh dấu thời điểm xuất phát của nĩ là gần Giáng Sinh.

Trong khí tượng học người ta cịn gọi hiện tượng El Nino là Dao động phương Nam (Southern oscillation).

Nguyên nhân gây ra El Nino:

El Nino khơng phải là hiện tượng do con người tạo ra, mà chính là thiên nhiên. Dịng nước ấm ở phía đơng Thái Bình Dương chạy dọc theo các nước Chile, Peru... đã đẩy vào khơng khí một lượng hơi nước rất lớn. Vì vậy, các quốc gia ở Nam Mỹ phải hứng chịu một lượng mưa bất thường, cĩ khi lượng mưa lên đến 15 cm mỗi ngày gây ra các hiện tượng mưa bão, lụt lội ở các nước này. Những cơn giĩ ở Thái Bình Dương vào thời điểm cĩ El Nino tự dưng đổi hướng, chúng thổi ngược về phía đơng thay vì

phía tây như thời tiết mỗi năm. Những cơn giĩ này cĩ khả năng đưa mây vượt qua Nam Mỹ, đến tận Romania, Bulgaria, hoặc bờ biển Đen của Nga. Như vậy, một vùng rộng lớn của tây bán cầu bị El Nino khống chế. Do mây tập trung vào một khu vực cĩ mật độ quá cao, do đĩ, phần cịn lại của thế giới-các quốc gia thuộc đơng bán cầu-phải hứng chịu đợt hạn hán nghiêm trọng.

Vậy lí do xuất hiện dịng nước ấm đột ngột ở phía đơng Thái Bình Dương để khởi đầu hiện tượng El Nino là sự thay đổi hướng giĩ, tuy nhiên đến nay các nhà khoa học vẫn chưa cĩ lời giải đáp hồn tồn thống nhất. Những nguyên nhân khác bao gồm sự thay đổi áp suất khơng khí, Trái Đất nĩng dần lên, hay cả các cơn động đất dưới đáy biển.

Ngồi ra, cịn cĩ ý kiến cho rằng : ElNino là tập hợp của các dịng nước ấm vùng nhiệt đới Thái Bình Dương dọc theo xích đạo, đẩy các dịng nước lạnh xuống dưới và trải dài từ các bờ biển vùng xích đạo của phía tây, nam và bắc Nam Mỹ đến Thái Bình Dương. Điều này đã gây ra những thay đổi rõ rệt đến biểu đồ khí hậu được tạo nên bởi những thay đổi tự nhiên của nhiệt độ đại dương.

Hậu quả và ảnh hưởng của El Nino đến cư dân vùng chịu ảnh hưởng:

Như đã nĩi ở trên, những vùng thuộc tây bán cầu sẽ phải hứng chịu những trận mưa lớn dẫn đến lũ lụt, mưa bão lớn. Năm 1997, tồn vùng này bị thiệt hại ước tính 96 tỷ USD do mưa bão, lũ lụt từ El Nino gây ra. Cịn những quốc gia như Úc, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam... lại thường xuyên chịu ảnh hưởng khơ hạn do El Nino gây ra. Đợt hạn hán gần đây nhất ở Úc đã làm hàng triệu con

kangaroo, cừu, bị... chết vì khát. Bang New South Wales suốt chín tháng khơng cĩ mưa, hồ nước ngọt Hinze (bang Queensland) cạn kiệt. Tại Thái Lan, hơn một triệu gia đình bị thiếu nước trầm trọng.

Tuy nhiên, khơng phải El Nino lúc nào cũng gây tai họa cho con người. Cách đây hơn 5000 năm, khi mà hiện tượng này mới được ngư dân Peru phát hiện thì El Nino đồng nghĩa với "tin mừng". Vì nước biển lúc ấy tăng lên đủ ấm để vi sinh vật phát triển. Chúng là thức ăn cho cá biển. Nhờ thế nền đánh bắt cá của các nước ven biển Nam Mỹ phát triển mạnh. Nếu năm nào mà hiện tượng El Nino khơng làm cho nhiệt độ nước biển tăng lên quá cao thì năm đĩ sẽ cĩ mùa cá bội thu.

Ngày nay, với tiềm lực văn minh nhân loại, con người cĩ thể dự báo thời điểm chính xác xuất hiện, dự báo đường đi và sức cơng phá của El Nino, từ đĩ chuẩn bị những điều kiện tối thiểu để sống chung với El Nino, ví dụ như xây nhà phao tránh lũ (đối với vùng lũ lụt) hay dự trữ nước (đối với vùng khơ hạn)... và ta khơng làm những việc như phá rừng, thải khí CO2 vào khơng khí để tiếp tay cho El Nino vì ta biết rằng El Nino càng mạnh mẽ hơn nếu mặt đất thiếu cây xanh hay để xảy ra hiện tượng nhà kính

2.3.4.3 Hiện tượng La Nina

La Nina là một hiện tượng trái ngược lại với hiện tượng El Nino. Hiện tượng La Nina thường bắt đầu hình thành từ tháng ba đến tháng sáu hằng năm, và gây ảnh hưởng mạnh nhất vào cuối năm cho tới tháng hai năm sau. La Nina sẽ xảy ra ngay sau khi hiện tượng El Nino kết thúc.Hiện tượng La Nina thuộc dịng biển lạnh làm lạnh nhiệt độ của những vùng mà nĩ đi qua.

Tác động của hiệng tượng LaNina: Hiện tượng La Nina sẽ gây nhiều bão tố trên Đại Tây Dương nhưng lại làm giảm nguy cơ bão ở Thái Bình Dương. Ở Mỹ, nhiệt độ mùa đơng ấm hơn mức thơng thường ở vùng Đơng Nam và lạnh hơn ở vùng Tây Bắc.Nhiệt độ hạ xuống thấp đáng kể nên sẽ gây ra trận rét đậm rét hại cho khu vưc chịu ảnh hưởng

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢOVỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KĨ NĂNG TRUYỀN THÔNGCHO CÁN BỘ QUẢN LÍ (Trang 27 - 29)