2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển
a) Quá trình hình thành và phát triển
Công ty đầu tư và phát triển chè Hà Tĩnh (tiền thân là Công ty đầu tư và phát triển chè Hà Tĩnh) được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thành lập từ khi tái lập tỉnh (năm 1992); công ty có chức năng tham mưu cho UBND tỉnh về quy hoạch và phát triển ngành chè của tỉnh đồng thời thu mua và chế biến chè đen xuất khẩu sang I rắc
theo chương trình “đổi dầu lấy lương thực” của Liên hợp quốc thông qua Tổng công ty
chè Việt Nam (Vinatea). Năm 2000 chương trình này chấm dứt đối với ngành chè và Công ty đầu tư phát triển chè Hà Tĩnhbắt đầu gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ;
Năm 2002 Nhà nước chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Công ty đầu tư và phát triển chè được chuyển đổi thành Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh;
Sau khi xác định lại giá trị doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty là 2.093.200.000đ được chia thành 20.932 cổ phần (mệnh giá 10.000đ). Trong đó phần vốn nhà nước giữ lại là 17% do Tổng công ty chè Việt Nam làm đại diện, còn lại 83% bán cho người lao động trong doanh nghiệp;
Tháng 4/2002 công ty tiến hành đại hội cổ đông lần thứ nhất, bầu ra Hội đồng quản trị (05 người) và ban kiểm soát (03 người). Công ty bắt đầu hoạt động theo mô hình “Công ty cổ phần”. Bộ máy lãnh đạo được điều chỉnh, thay thế ở một số vị trí then chốt. Cũng từ đây công ty đã tự tìm kiếm thị trường xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài. Thực hiện phương châm sản xuất, chế biến chè theo yêu cầu khách hàng. Toàn bộ máy móc, thiết bị được cải tiến hoặc thay thế để chuyển sang sản xuất chè xanh theo yêu cầu của một số nước khu vực Trung đông như Afganiftan, A Rập…
Trụ sở của Công ty đóng tại số 166 Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Công ty gồm có 3 xí nghiệp thành viên đóng trên địa bàn 3 huyện:
- Xí nghiệp chè 20/4: Đóng tại xã Hương Trà - huyện Hương Khê. Xí nghiệp được thành lập năm 1959 (tiền thân là Nông trường 20/4);
là Nông trường “voi bổ” được thành lập từ năm 1959 với nhiệm vụ chính là trồng, chế biến chè búp;
- Xí nghiệp chè 12/9: Đóng tại xã Kỳ Trung - huyện Kỳ Anh, tiền thân là nông trường 12/9. Năm 1983 chuyển đổi từ trồng cây cọ dầu sang trồng chè công nghiệp.
b) Mục tiêu phát triển
Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh xác định mục tiêu phát triển chuỗi sản phẩm trong sản xuất kinh doanh chè có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt KT-XH và phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nhà; Phát triển vùng nguyên liệu gắn với bảo quản chế biến và tiêu thụ theo chuỗi trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền. Nâng cao thu nhập cho người làm chè là cơ sở để công ty phát triển bền vững.
Trong những năm tới Công ty sẽ tập trung phát triển ngành chè Hà Tĩnh theo hướng bền vững; đầu tư mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất và tạo ra vùng nguyên liệu có chất lượng cao, mang bản sắc riêng của chè Hà Tĩnh so với ngành chè cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường nước ngoài (bao gồm thị trường truyền thống và thị trường mới)... phấn đấu để cây chè Hà Tĩnh trở thành cây công nghiệp chủ lực và là thế mạnh của Hà Tĩnh trên địa bàn đồi núi và trung du;
Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP và hệ thống quản lý chất lượng ISO: 9001 – 2008, đây cũng là chiến lược kinh doanh xuyên suốt của Công ty nhằm đảm bảo sự hoạt động bền vững của Công ty tạo ra hiệu quả kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Để đạt được mục tiêu trên, Công ty đã có những giải pháp cụ thể như: Hướng dẫn và quản lý toàn bộ quy trình từ trồng mới; chăm sóc; thu hái và bảo quản chè búp tươi. Đặc biệt là khâu bảo về thực vật đảm bảo cho lượng độc tố dưới mức cho phép. Tất cả sản phẩm chè xuất khẩu đều qua kiểm dịch thực vật; Khuyến khích và có chính sách hộ trợ người trồng chè sử dụng phân hữu cơ tạo sức đề kháng cho cây chè, hạn chế tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;
Năm 2014 công ty đã chuyển giao kỹ thuật công nghệ sản xuất chế biến chè cho Tổng đội thanh niên xung phong (thuộc Tỉnh đoàn Hà Tĩnh) đồng thời bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho đơn vị này.
c) Các thành tích đã đạt được
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và trong nước, ngành chè Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp chè bị khủng hoảng, nhưng với phương thức tổ chức sản xuất và quản lý theo chuỗi giá trị: Sản xuất - Chế biến - Tiêu thụ nên Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh vẫn phát triển khá ổn đinh; sản phẩm Chè xanh lăn sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó; đã tạo được sự tín nhiệm cao của khách hàng nước
ngoài và không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu (Từ năm 2013 đến nay sản phầm
chè của Công ty đã xuất khẩu sang thị trường Saudi Arabia, Vương quốc Anh, Pakistan, Afganiftan) với giá chè xuất khẩu khá cao và đã trở thành doanh nghiệp điển
hình của ngành chè Việt Nam.
Với những thành tích đạt được trong thời gian quan, Công ty cổ phần Chè Hà Tĩnh đã vinh dự được các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như:
- Bằng khen Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng “Công đoàn cơ sở có
thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi” và “Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh năm 2009”;
- Bằng khen Công đoàn Bộ NN-PTNT Việt Nam tặng “Công đoàn cơ sở có
thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng công đoàn vững mạnh các năm 2009; 2010; 2011; 2013” ; Bằng khen “Đơn vị có thỏa ước lao động tập thể chất lượng cao năm 2014”;
- Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh bình chọn là “Sản phẩm công nghiệp nông thôn
tiêu biểu tỉnh Hà Tĩnh năm 2011; 2012” ; "Doanh nghiệp tiêu biểu năm 2013" và "Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh 2013";
- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn "Sản phẩm nông nghiệp tiêu
biểu năm 2013";
- Giấy khen Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh tặng “Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh
đã thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT năm 2011; 2012; 2013 và 2014”;
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu
- Chức năng, nhiệm vụ: Trồng, chế biến và xuất khẩu chè Xanh lăn;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 14-05-2002 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh cấp ngày 14/5/02 với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: Trồng, chế biến chè, dịch vụ cung ứng vật tư và giống chè; xuất khẩu chè và hàng nông sản.
2.1.3. Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý 2.1.3.1. Mô hình tổ chức sản xuất 2.1.3.1. Mô hình tổ chức sản xuất
Công ty có 3 xí nghiệp sản xuất chè (tại 3 huyện) và 1 Trung tâm đấu trộn đóng gói chè (tại văn phòng công ty);
Mỗi xí nghiệp có 1 xưởng chế biến chè gắn với vùng nguyên liệu do Công ty đầu tư có công suất phù hợp với sản lượng. Công suất hiện nay có thể chế biến 20 tấn chè tươi/ngày;
Sản phẩm chè từ 3 xí nghiệp được chuyển về xưởng tại Văn phòng Công ty để đấu trộn, đóng gói và tiêu thụ.
2.1.3.2. Mô hình tổ chức quản lý
- Hội đồng quản trị Công ty: Có 5 người, Chủ tịch kiêm giám đốc Công ty; 3 ủy viên là 3 giám đốc 3 xí nghiệp và 1 ủy viên là phó giám đốc Công ty, tất cả đều làm việc kiêm nhiệm.
- Ban Kiểm soát Công ty: Có 3 người, tất cả đều làm việc kiêm nhiệm.
- Bộ máy điều hành Công ty: Gồm Giám đốc, phụ trách chung, trực tiếp phụ trách công tác nhân sự, kế toán tài chính và tiêu thụ sản phẩm; 1 phó giám đốc phụ trách sản xuất và văn phòng.
- Bộ máy giúp việc gồm:
+ Phòng kinh tế tổng hợp có nhiệm vụ: Đảm bảo công tác tài chính, kế toán;
Định mức các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật; tính toán giá thành sản phẩm để giao khoán về cho các xí nghiệp;
Thực hiện các nhiệm vụ xây dựng cơ bản;
Thực hiện các nhiệm vụ xuất khẩu chè như: Hải quan; kiểm dịch thực vật; công nợ với khách hàng nước ngoài; giúp giám đốc ký kết hợp đồng xuất khẩu.
+ Phòng Tổ chức - Hành chính có nhiệm vụ: Công tác nhân sự;
Công tác nâng lương và các chế độ bảo hiểm; Bảo vệ, lái xe và tạp vụ.
+ Ban KCS:
Kiểm tra; phân loại chè nhập từ các xí nghiệp;
Sản xuất nông nghiệp được tổ chức thành các đội sản xuất, mỗi xí nghiệp có 5 đội sản xuất, mỗi đội quản lý khoảng 40 - 50 ha chè, có 1 đội trưởng có nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc trồng, chăm sóc và thu hái chè;
Mỗi xí nghiệp có 1 xưởng chế biến, có xưởng trưởng, xưởng phó chỉ đạo công việc chế biến và bảo quản chè thành phẩm.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất chè của Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh 2.2.1.1. Nguyên liệu 2.2.1.1. Nguyên liệu
Chè búp tươi được các hộ tổ chức thu hái theo chỉ đạo của các đội trưởng sản xuất vào giai đoạn phát triển của chè thường hái một tôm, hai lá hoặc một tôm ba lá được để trong các giỏ hoặc sọt chắc, nhẹ, không có mùi lạ để tránh làm dập nát chè và vận chuyển đến nhà máy chế biến;
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Kinh tế Tổng hợp XN chè Tây Sơn Xí nghiệp chè 12/9 Xí nghiệp chè 20/4 Xưởng đấu trộn, đóng gói Phòng Tổ chức Hành chính
Chè nguyên liệu sau thu hái rất dễ bị hư hỏng do các hoạt động trao đổi chất vẫn tiếp tục diễn ra ở lá chè, nhất là khi búp chè bị dập nát do bảo quản, vận chuyển không tốt. Do đó, công ty đã có chế độ bảo quản nghiêm ngặt từ sau khi thu hái đến khi đưa về và chế biến tại nhà máy;
Quá trình vận chuyển chè, không được chèn chặt, tránh dập nát, không để chè lẫn tạp chất và khi vận chuyển phải che nắng, che mưa để tránh làm ướt hoặc khô táp búp chè; không sử dụng bao tải để đựng và vận chuyển chè, gây hấp nóng nguyên liệu và làm dập nát cánh chè. Nếu quá trình này bảo quản không tốt thì chè thành phẩm về ngoại hình sẽ bị gẫy nát, vì vậy chất màu nước sẽ đỏ, mất hương vị.
2.2.1.2. Chế biến a) Bảo quản
Chè búp tươi của các hộ nhập về xưởng chế biến được cán bộ thu mua kiểm tra số lượng, đánh giá chất lượng. Trên cơ sở tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1053-86. Phương pháp đánh giá của công ty tương đối đơn giản, do đặc thù sản xuất chè xanh lăn nên công ty chỉ đạo thu hái hai loại:
Loại thứ nhất (loại C): 1 tôm kèm 2 lá non (90%); Loại thứ hai (Loại D): 1 tôm 3 lá bánh tẻ (10%).
Không yêu cầu thu hái chè loại A và loại B. Nếu trời mưa có thể trừ % thủy phần khi cân nhận.
Sau khi đánh giá phân loại C, D chè được rải đều trên nền gạch sạch, độ dày không quá 25cm, dùng quạt thổi tạo độ thoáng mát, cứ sau thời gian 1 giờ đồng hồ phải đảo đều tránh chè bị ủ lên mem gây nên sự ôi, ngốt, đỏ nước.
b) Xào diệt men
Sau khi nhận đủ số lượng chè thu hái trong buổi (sáng hoặc chiều) công nhân xưởng sẽ bắt đầu chế biến, công đoạn đầu tiên là xào diệt men. Công đoạn này rất quan trọng vì nó là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nội chất của chè thành phẩm.
Chỉ được đưa lên băng tải chuyển vào máy xào với công suất 1-1,3 tấn/h; điều chỉnh nhiệt độ từ 2500C - 3000C. Diệt men trong khoảng thời gian 2 phút. Chỉ sau diệt men thủy phần sẽ còn lại khoảng 80% và được rải đều trên nền sạch dùng quạt có công suất lớn thổi bay hết hơi nước để chuyển sang công đoạn vò chè.
c) Vò chè
thời gian 15-20 phút, số lượng vò 50 – 53kg (sau diệt men);
Căn cứ vào chất lượng chè búp tươi để điều chỉnh thời gian máy và hoạt động. Nếu chè non (thời điểm thời tiết tốt) chỉ vò 15 phút. Sau khi vò chè được chuyển sang công đoạn sàng tơi.
d) Sàng tơi
Mục đích của sàng tơi là làm chè sau khi vò được rời ra từng búp chè, các búp chè không dính nhau do quá trình vò. Chè được đưa lên máy sàng, sàng tơi sẽ rung, lắc làm cho chè tơi, rời nhau để sang giai đoạn sấy khô.
e) Sấy chè
Mục đích của sấy chè là làm khô chè sau khi sàng tơi. Chè được đưa vào băng tải chuyển lên máy sấy. Hiện nay công ty đang sử dụng máy sấy được nhập từ Ấn Độ. Công suất sây 1 tấn – 1,3 tấn/h; điều chỉnh nhiệt độ trong máy từ 90 - 1000C và sấy trong thời gian 18 phút. Nếu quá thời gian và nhiệt độ chè sẽ giẫy nát ảnh hưởng đến tỷ lệ thu hồi chè cấp cao khi hoàn thành phẩm. Chè sấy xong để nguội và sang công đoạn sao lăn.
g) Sao lăn
Mục đích của sao lăn là định hình búp chè, từng búp chè sẽ được xoăn tự nhiên có hình “móc câu”. Những lá chè già sẽ không xoăn được sau công đoạn này, thủy phần của chè còn lại khoảng 4,5% là đạt yêu cầu kỹ thuật. sản phẩm chè lúc này gọi là chè xô (chè bán thành phẩm).
h) Hoàn thành phẩm
Chè sau khi lăn phải bảo quản đúng quy trình để tránh hút ẩm. Công đoạn hoàn thành phẩm có thể được tiến hành khong bị áp lực về thời gian. Chè được đưa vào máy, máy sẽ tự tách chè thành từng loại. Cơ cấu các loại chè sau hoàn thành phẩm là:
- Chè nguyên sợi: 90%; - Chè mảnh: 5%;
- Chè bơm: 2%; - Chè cám 2,5%; - Chè cẫng: 0,5%
Sơ đồ 2.2: Quy trình chế biến chè xanh của Công ty
Lao động trực tiếp chế biến chè 1 ca sản xuất thường biến động từ 16 – 25 người, tùy thuộc vào số lượng nguyên liệu. Chỉ có kỹ thuật đi ca (đốc công) và công nhân đốt lò không thay đổi được, vì chè nhiều hay ít vẫn phải đốt lò và phải chỉ đạo kỹ thuật. Vì thế, nhà máy có đủ nguồn nguyên liệu theo công suất thiết kế thì hiệu quả sử dụng thiết bị, vật tư và lao động sẽ càng cao.
Nguyên liệu
(Cân nhận chè búp tươi)
Diệt men
(Thùng nhiệt quay)
Bảo quản + Héo nhẹ
(Trên các máng) Đấu trộn (Máy trộn) + Đóng bao (Thủ công) Sấy sơ bộ (Máy sấy) Sàng phân loại (Máy sàng) San ẩm (Trên bạt) Làm xoăn và khô (Sao lăn) Vò (Máy vò) + Rũ tơi (Máy sàng)
Chuyển về Công ty:
Đấu trộn theo từng loại (Máy trộn) + Đóng bao (Thủ công)
Tiêu thụ Sản phẩm từng Xí nghiệp
Bảng 2.1: Bố trí lao động trong 1 ca chế biến chè tại Công ty
TT Công đoạn chế biến Số người Ghi chú
1 Cân nhận chè búp tươi 1 - 2 Phân loại chất lượng 2 Bảo quản và héo nhẹ 2 - 3 Rải, đảo rũ
3 Diệt men 2 - 3 Vận hành máy diệt men
4 Vò và rũ tơi 3 - 4 Vận hành máy vò và sàng
5 Sấy 1 - 2 Vận hành máy sấy
6 Sao, làm xoăn và khô 2 -3 Vận hành máy sao