Căn cứ phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp chè

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần chè hà tĩnh (Trang 38)

2.0.1. Kế hoạch phát triển sản xuất - kinh doanh

2.0.1.1. Kế hoạch hóa sản xuất nguyên liệu

Căn cứ quỹ đất, khả năng tài chính và ngồn nhân lực để bố trí trồng mới chè. Trong đó có trồng lại bằng giống mới thay thế giống cũ. Sau khi trồng 2 năm cây chè mới cho thu hoạch và tăng dần trong vòng 10 năm, sau đó cây chè cho năng suất ổn định, nếu được chăm bón đúng quy trình kỹ thuật và không bị thiên tai, địch họa.

Các vườn chè kinh doanh giống chè khác nhau và tuổi khác nhau thì cho năng suất khác nhau.

Doanh nghiệp phải tổng hợp toàn bộ các vườn chè trong vùng nguyên liệu để dự kiến được công việc phải tiến hành trong từng thời kỳ và từng năm để có được sản lượng nguyên liệu cụ thể nhất định.

2.0.1.2. Kế hoạch hóa công nghiệp chế biến

Căn cứ vào khả năng cung ứng nguyên liệu để bố trí thiết bị và nhà xưởng chế biến hết nguyên liệu trong từng thời kỳ và từng năm.

2.0.1.3. Kế hoạch hóa tiêu thụ

Căn cứ sản phẩm của doanh nghiệp và nhu cầu thị trường để doanh nghiệp quyết định mặt hàng, số lượng sản phẩm xuất khẩu hay tiêu thụ nội địa.

2.0.2. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực 2.0.2.1. Sản xuất nguyên liệu 2.0.2.1. Sản xuất nguyên liệu

Trong sản xuất nguyên liệu chè, khâu trồng chè có thể huy động lao động thời vụ để làm đất, còn canh tác, thu hái phải có lao động ổn định theo định mức kinh tế - kỹ thuật. Trong thời vụ thu hái chè có thể phải huy động lao động thời vụ. Một ha chè

tối thiểu phải có 2 lao động thường xuyên. Do vậy, tùy thuộc vào diện tích và năng suất các vườn chè mà doanh nghiệp bố trí lao động nhận khoán phù hợp.

2.0.2.2. Công nghiệp chế biến

Tùy vào khả năng cung ứng nguyên liệu để doanh nghiệp bố các dây chuyền thiết bị chế biến phù hợp. Trong các công đoạn của dây chuyền chế biến, bố trí lao động chuyên trách để nâng cao trình độ chuyên môn hóa và theo định mức lao động cụ thể của từng công đoạn và quy mô nhà máy.

2.0.2.3. Phát triển thị trường

Căn cứ vào khả năng cung ứng sản phẩm để doanh nghiệp phát triển thị trường, không nhất thiết nhiều sản phẩm bố trí nhiều lao động, vì xuất khẩu khối lượng lớn và thủ tục đơn giản, nếu đã có được thị trường ổn định. Tiêu thụ trong nước đòi hỏi NNL lớn và phức tạp hơn nhiều bởi các kênh phân phối lẻ, không thể tập trung một lượng lớn sản phẩm vào một khu vực nhất định.

2.0.3. Phân tích công việc

Phân tích nhu cầu thực tế về lao động quản lý và chuyên môn nghiệp vụ căn cứ: - Định mức lao động: Đối với lao động trực tiếp sản xuất.

- Đánh giá thực hiện công việc: Đánh giá cường độ lao động của tất cả các công đoạn quản lý và sản xuất, kinh doanh. Nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh và xác định nhu cầu lao động bổ sung.

2.0.4. Nhu cầu nguồn nhân lực

Xác định nhu cầu NNL thực tế trong năm theo dịnh mức lao động và nhu cầu công việc, sau khi trừ đi số lao động sẽ giảm trong kỳ do nghỉ chế độ hoặc chuyển đi để xác định nhu cầu bổ sung trong kỳ và sắp xếp hợp lý, trong đó cần tính đến thời gian đào tạo lại và thử việc.

2.0.5. Một số bài học vận dụng cho phát triển nguồn nhân lực

Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm phát triển NNL của một số tập đoàn, công ty thành công trong nước và trên thế giới, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng trong phát triển NNL cho doanh nghiệp du lịch như sau:

Một là, việc xây dựng và phát triển NNL phù hợp với điều kiện thực tế của các

doanh nghiệp trong nước có ý nghĩa hết sức quan trong và cũng là yêu cầu bức thiết hiện nay. Vì vậy doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về vai trò của NNL đối với sự phát triển, phải coi trọng công tác phát triển NNL là một chính sách quan trọng để từ đó xây dựng chiến lược phát triển NNL phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Hai là, doanh nghiệp phải xây dựng thiết kế lại hệ thống lương và phúc lợi cho

phù hợp với tình hình mới để vừa đáp ứng đúng kỳ vọng của người lao động (nhất là những nhân tài), vừa giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu phát triển lâu dài.

Ba là, doanh nghiệp cần phải chú trọng hơn đến những chính sách đãi ngộ toàn

diện, từ lương, các khoản phúc lợi đến các cơ hội phát triển nghề nghiệp, chế độ làm việc theo thời gian linh hoạt… Bên cạnh đó, cần phải tiếp tục xây dựng các chính sách động viên khác như khen thưởng những nhân viên đạt thành tích xuất sắc, cung cấp các chương trình bảo hiểm y tế toàn diện, chế độ nghỉ dưỡng bổ sung, xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh… nhằm giúp người lao động cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình.

Bốn là, phát triển NNL phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe

người lao động, bảo đảm an sinh xã hội. Một cơ chế đãi ngộ theo hiệu quả làm việc cần phải tính đến những phần thưởng có giá trị tinh thần hay tạo điều kiện để người lao động có những trải nghiệm sống mới. Tạo môi trường để nhân viên làm việc thoải mái và yên tâm công tác, quan hệ lao động hợp tác, bình đẳng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ HÀ TĨNH

2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh 2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển

a) Quá trình hình thành và phát triển

Công ty đầu tư và phát triển chè Hà Tĩnh (tiền thân là Công ty đầu tư và phát triển chè Hà Tĩnh) được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thành lập từ khi tái lập tỉnh (năm 1992); công ty có chức năng tham mưu cho UBND tỉnh về quy hoạch và phát triển ngành chè của tỉnh đồng thời thu mua và chế biến chè đen xuất khẩu sang I rắc

theo chương trình “đổi dầu lấy lương thực” của Liên hợp quốc thông qua Tổng công ty

chè Việt Nam (Vinatea). Năm 2000 chương trình này chấm dứt đối với ngành chè và Công ty đầu tư phát triển chè Hà Tĩnhbắt đầu gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ;

Năm 2002 Nhà nước chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Công ty đầu tư và phát triển chè được chuyển đổi thành Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh;

Sau khi xác định lại giá trị doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty là 2.093.200.000đ được chia thành 20.932 cổ phần (mệnh giá 10.000đ). Trong đó phần vốn nhà nước giữ lại là 17% do Tổng công ty chè Việt Nam làm đại diện, còn lại 83% bán cho người lao động trong doanh nghiệp;

Tháng 4/2002 công ty tiến hành đại hội cổ đông lần thứ nhất, bầu ra Hội đồng quản trị (05 người) và ban kiểm soát (03 người). Công ty bắt đầu hoạt động theo mô hình “Công ty cổ phần”. Bộ máy lãnh đạo được điều chỉnh, thay thế ở một số vị trí then chốt. Cũng từ đây công ty đã tự tìm kiếm thị trường xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài. Thực hiện phương châm sản xuất, chế biến chè theo yêu cầu khách hàng. Toàn bộ máy móc, thiết bị được cải tiến hoặc thay thế để chuyển sang sản xuất chè xanh theo yêu cầu của một số nước khu vực Trung đông như Afganiftan, A Rập…

Trụ sở của Công ty đóng tại số 166 Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Công ty gồm có 3 xí nghiệp thành viên đóng trên địa bàn 3 huyện:

- Xí nghiệp chè 20/4: Đóng tại xã Hương Trà - huyện Hương Khê. Xí nghiệp được thành lập năm 1959 (tiền thân là Nông trường 20/4);

là Nông trường “voi bổ” được thành lập từ năm 1959 với nhiệm vụ chính là trồng, chế biến chè búp;

- Xí nghiệp chè 12/9: Đóng tại xã Kỳ Trung - huyện Kỳ Anh, tiền thân là nông trường 12/9. Năm 1983 chuyển đổi từ trồng cây cọ dầu sang trồng chè công nghiệp.

b) Mục tiêu phát triển

Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh xác định mục tiêu phát triển chuỗi sản phẩm trong sản xuất kinh doanh chè có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt KT-XH và phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh nhà; Phát triển vùng nguyên liệu gắn với bảo quản chế biến và tiêu thụ theo chuỗi trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền. Nâng cao thu nhập cho người làm chè là cơ sở để công ty phát triển bền vững.

Trong những năm tới Công ty sẽ tập trung phát triển ngành chè Hà Tĩnh theo hướng bền vững; đầu tư mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất và tạo ra vùng nguyên liệu có chất lượng cao, mang bản sắc riêng của chè Hà Tĩnh so với ngành chè cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường nước ngoài (bao gồm thị trường truyền thống và thị trường mới)... phấn đấu để cây chè Hà Tĩnh trở thành cây công nghiệp chủ lực và là thế mạnh của Hà Tĩnh trên địa bàn đồi núi và trung du;

Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP và hệ thống quản lý chất lượng ISO: 9001 – 2008, đây cũng là chiến lược kinh doanh xuyên suốt của Công ty nhằm đảm bảo sự hoạt động bền vững của Công ty tạo ra hiệu quả kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Để đạt được mục tiêu trên, Công ty đã có những giải pháp cụ thể như: Hướng dẫn và quản lý toàn bộ quy trình từ trồng mới; chăm sóc; thu hái và bảo quản chè búp tươi. Đặc biệt là khâu bảo về thực vật đảm bảo cho lượng độc tố dưới mức cho phép. Tất cả sản phẩm chè xuất khẩu đều qua kiểm dịch thực vật; Khuyến khích và có chính sách hộ trợ người trồng chè sử dụng phân hữu cơ tạo sức đề kháng cho cây chè, hạn chế tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;

Năm 2014 công ty đã chuyển giao kỹ thuật công nghệ sản xuất chế biến chè cho Tổng đội thanh niên xung phong (thuộc Tỉnh đoàn Hà Tĩnh) đồng thời bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho đơn vị này.

c) Các thành tích đã đạt được

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và trong nước, ngành chè Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp chè bị khủng hoảng, nhưng với phương thức tổ chức sản xuất và quản lý theo chuỗi giá trị: Sản xuất - Chế biến - Tiêu thụ nên Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh vẫn phát triển khá ổn đinh; sản phẩm Chè xanh lăn sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó; đã tạo được sự tín nhiệm cao của khách hàng nước

ngoài và không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu (Từ năm 2013 đến nay sản phầm

chè của Công ty đã xuất khẩu sang thị trường Saudi Arabia, Vương quốc Anh, Pakistan, Afganiftan) với giá chè xuất khẩu khá cao và đã trở thành doanh nghiệp điển

hình của ngành chè Việt Nam.

Với những thành tích đạt được trong thời gian quan, Công ty cổ phần Chè Hà Tĩnh đã vinh dự được các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như:

- Bằng khen Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng “Công đoàn cơ sở có

thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi” và “Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh năm 2009”;

- Bằng khen Công đoàn Bộ NN-PTNT Việt Nam tặng “Công đoàn cơ sở có

thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng công đoàn vững mạnh các năm 2009; 2010; 2011; 2013” ; Bằng khen “Đơn vị có thỏa ước lao động tập thể chất lượng cao năm 2014”;

- Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh bình chọn là “Sản phẩm công nghiệp nông thôn

tiêu biểu tỉnh Hà Tĩnh năm 2011; 2012” ; "Doanh nghiệp tiêu biểu năm 2013" và "Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh 2013";

- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn "Sản phẩm nông nghiệp tiêu

biểu năm 2013";

- Giấy khen Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh tặng “Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh

đã thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT năm 2011; 2012; 2013 và 2014”;

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu

- Chức năng, nhiệm vụ: Trồng, chế biến và xuất khẩu chè Xanh lăn;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 14-05-2002 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh cấp ngày 14/5/02 với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: Trồng, chế biến chè, dịch vụ cung ứng vật tư và giống chè; xuất khẩu chè và hàng nông sản.

2.1.3. Mô hình tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý 2.1.3.1. Mô hình tổ chức sản xuất 2.1.3.1. Mô hình tổ chức sản xuất

Công ty có 3 xí nghiệp sản xuất chè (tại 3 huyện) và 1 Trung tâm đấu trộn đóng gói chè (tại văn phòng công ty);

Mỗi xí nghiệp có 1 xưởng chế biến chè gắn với vùng nguyên liệu do Công ty đầu tư có công suất phù hợp với sản lượng. Công suất hiện nay có thể chế biến 20 tấn chè tươi/ngày;

Sản phẩm chè từ 3 xí nghiệp được chuyển về xưởng tại Văn phòng Công ty để đấu trộn, đóng gói và tiêu thụ.

2.1.3.2. Mô hình tổ chức quản lý

- Hội đồng quản trị Công ty: Có 5 người, Chủ tịch kiêm giám đốc Công ty; 3 ủy viên là 3 giám đốc 3 xí nghiệp và 1 ủy viên là phó giám đốc Công ty, tất cả đều làm việc kiêm nhiệm.

- Ban Kiểm soát Công ty: Có 3 người, tất cả đều làm việc kiêm nhiệm.

- Bộ máy điều hành Công ty: Gồm Giám đốc, phụ trách chung, trực tiếp phụ trách công tác nhân sự, kế toán tài chính và tiêu thụ sản phẩm; 1 phó giám đốc phụ trách sản xuất và văn phòng.

- Bộ máy giúp việc gồm:

+ Phòng kinh tế tổng hợp có nhiệm vụ: Đảm bảo công tác tài chính, kế toán;

Định mức các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật; tính toán giá thành sản phẩm để giao khoán về cho các xí nghiệp;

Thực hiện các nhiệm vụ xây dựng cơ bản;

Thực hiện các nhiệm vụ xuất khẩu chè như: Hải quan; kiểm dịch thực vật; công nợ với khách hàng nước ngoài; giúp giám đốc ký kết hợp đồng xuất khẩu.

+ Phòng Tổ chức - Hành chính có nhiệm vụ: Công tác nhân sự;

Công tác nâng lương và các chế độ bảo hiểm; Bảo vệ, lái xe và tạp vụ.

+ Ban KCS:

Kiểm tra; phân loại chè nhập từ các xí nghiệp;

Sản xuất nông nghiệp được tổ chức thành các đội sản xuất, mỗi xí nghiệp có 5 đội sản xuất, mỗi đội quản lý khoảng 40 - 50 ha chè, có 1 đội trưởng có nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc trồng, chăm sóc và thu hái chè;

Mỗi xí nghiệp có 1 xưởng chế biến, có xưởng trưởng, xưởng phó chỉ đạo công việc chế biến và bảo quản chè thành phẩm.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh 2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

2.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất chè của Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh 2.2.1.1. Nguyên liệu 2.2.1.1. Nguyên liệu

Chè búp tươi được các hộ tổ chức thu hái theo chỉ đạo của các đội trưởng sản xuất vào giai đoạn phát triển của chè thường hái một tôm, hai lá hoặc một tôm ba lá được để trong các giỏ hoặc sọt chắc, nhẹ, không có mùi lạ để tránh làm dập nát chè và vận chuyển đến nhà máy chế biến;

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần chè hà tĩnh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)