- Trong sản xuất nguyên liệu: Khi chuyển sang công ty cổ phần, vườn chè của công ty đã giao khoán cho các hộ gia đình ổn định, lâu dài và có quyền thừa kế, lao động nguyên là công nhân nông nghiệp được Tổng công ty chè Việt Nam đào tạo cơ bản, khi hết tuổi lao động, truyền lại cho con cháu và LLLĐ về sau chủ yếu là “cha truyền con nối”, làm việc theo kinh nghiệm, được công ty hướng dẫn kỹ thuật, không được tổ chức đào tạo cơ bản.
- Trong công nghiệp chế biến: Số lao động từ doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cơ bản đã được đạo tạo, nhưng LLLĐ này cũng giảm dần vì đến tuổi nghỉ hưu. Những người còn khả năng lao động, công ty ký lại hợp đồng theo thời vụ để làm
nòng cột (như thợ cả), số lao động tuyển dụng mới do công ty tự đào tạo. công ty chưa tổ chức đào tạo bài bản cho công nhân như một số doanh nghiệp khác trong ngành chè. - Trong tiêu thụ sản phẩm: Trước năm 2002, công ty chủ yếu bán sản phẩm cho Tổng công ty chè Việt Nam và một số doanh nghiệp khác để xuất khẩu, mức tiêu thụ hết sức bị động, không ổn định giá cả và số lượng.
Sau khi cổ phần hóa, đội ngũ lãnh đạo được thay thế, Hội đồng quản trị được Đại hội cổ đông bầu trực tiếp, các thành viên Hội đồng quản trị là những người có tâm, có tầm được lựa chọn thông qua phiếu bầu cử, Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị và bầu giám đốc điều hành;
Toàn bộ tư duy của thời kỳ kinh tế bao cấp được loại bỏ thay vào đó là tư duy