3.2.1. Định hướng và mục tiêu
- Công ty phát triển bền vững, đáp ứng được 3 yêu cầu về hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.
- Trong nông nghiệp: Tăng nhanh năng suất các vườn chè có chất lượng cao (về giống, mật độ cây chè); tổ chức trồng thay thế các vườn chè năng suất và chất lượng thấp bằng chè giống mới có năng suất và chất lượng cao, liên kết với các hộ gia đình nông dân để cùng đầu tư trồng chè mới và bao tiêu chè búp tươi.
- Trong công nghiệp: Tiếp tục hoàn thiện công nghệ chế biến, nâng cao chất lương, đa dạng hóa sản phẩm; chú trọng chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
- Về thị trường: Giữ vững thị trường truyền thống, xúc tiến xâm nhập vào thị trường mới có nhiều tiềm năng, trước hết là thị trường EU; mở rộng thị trường nội địa, từng bước xây dựng thương hiệu chè Hà Tĩnh với sản phẩm đặc trưng riêng có.
- Về tổ chức: Tinh giản bộ máy quản lý, bố trí đúng người, đúng việc; tăng năng suất lao động trong cả trong nông nghiệp, công nghiệp và quản lý;
Thu hút LLLĐ có trình độ cao để đáp ứng yêu cầu phát triển, ưu tiên các chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực hoạt động của công ty.
- Nâng cao tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động, tích lũy cho công ty và chia cổ tức hang năm cho các cổ đông.
3.2.2. Một số chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh trong 3 năm tới
- Về nông nghiệp: Trồng mới mỗi năm thêm 19 ha chè giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt. Tổ chức trồng một số giống chè mới nhập nội cho năng suất trung bình, nhưng chất lượng và giá bán cao;
Hàng năm chăm sóc 19 ha chè kiến thiết cơ bản;
Thâm canh tăng năng suất bình quân từ 7,9 tấn/ha (năm 2014) lên 9,6 tấn/ha (năm 2017);
Sản lượng nguyên liệu (chè búp tươi) và sản phẩm chè sơ chế (chè khô) tăng 14 - 15%/năm, từ 4.758 tấn và 1.095 tấn (năm 2014) lên 6.750 tấn và 1.555 tấn (năm 2017);
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, để sản phẩm có thể xuất khẩu vào các nước EU.
- Về chế biến: Bố trí nhà xưởng, thiết bị chế biến hết nguyên liệu;
Đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng chè đóng gói nhỏ đến tận tay người tiêu dùng trong và ngoài nước;
- Về tiêu thụ: Sản phẩm xuất khẩu khoảng 89%, kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân 2,5 triệu USD/năm; tiêu thụ nội địa khoảng 11%, doanh thu bình quân đạt 24 tỷ/năm.
- Tổng doanh thu: Tăng 15 - 20 %/năm;
- Thu nhập của người lao động: Tăng bình quân 14 -16 %/năm; - Lợi nhuận: Tăng 15 - 20%/năm
Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, năm 2015-2017 Năm STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 1 Tổng diện tích chè (ha) 688 707 726 - Chè trồng mới 19 19 19
- Chè Kiến thiết cơ bản 36 27 24
- Chè kinh doanh 633 661 683 2 NS bình quân (tấn/ha) 8,2 9,0 9,6 3 Sản lượng chè tươi (tấn) 5.200 5.950 6.750 4 Sản lượng sản phẩm (tấn) 1.193 1.368 1.555 - Loại 1 1.073 1.120 1.385 - Loại 2 24 30 30 - Loại 3 60 68 65 - Loại 4 36 50 75 5 Giá bán bình quân (tr.đồng/tấn) 53,377 55,210 57,340 - Loại 1 58,000 60,000 63,000 - Loại 2 16,000 16,500 17,000 - Loại 3 12,500 13,000 13,000 - Loại 4 7,500 7,500 7,500 6 Tổng doanh thu chè (Tr.đồng) 63.678 75.527 89.164 7 Lợi nhuận trước thuế (Tr.đồng) 2.530 2.930 3.500
- Thuế TNDN (22%) 556 645 770
- Lợi nhuận sau thuế 1.973 2.285 2.730
8 Thu nhập bình quân (tr.đồng/ng/tháng) 4,7 5,4 6,2 - Nông nghiệp (chuyên làm chè) 3,610 3,950 4,350
- Chế biến 5,416 5,911 6,443
- Quản lý 7,040 7,100 8,376
9 Giá mua chè búp tươi (tr.đ/tấn) 6,800 7,100 7,500
Nguồn: Báo cáo tài chính 5 năm 2010 - 2014 và Kế hoạch phát triển chè đến năm 2020 của Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh.
3.2.3. Một số giải pháp chủ yếu
- Về nông nghiệp và nguyên liệu: Công ty chú trọng nâng cao năng suất và chất lượng vườn chè, bằng các biện pháp thâm canh cao.
Chè trồng mới được lựa chọn đất, gống tốt và thực hiện đúng quy trình. Trong đó, chú trọng bón lót phân chuồng đủ 30 tấn/ha; đảm bảo mật độ cây tiêu chuẩn để sau 2 năm KTCB là chè cho sản phẩm và tăng năng suất nhanh.
Chè kinh doanh được tổ chức trồng thêm cây bóng mát, từng bước cơ giới hóa việc xới đất, bón phân hữu cơ và kết hợp với NPK cân đối. Thu hái chè san trật (thường xuyên), chỉ hái những búp chè đủ tiêu chuẩn (không cắt tất cả các búp chè như hầu hết các doanh nghiệp chè ở Việt Nam vẫn làm) để đảm bảo chất lượng, tăng năng suất chè và dãn được thời vụ, cung ứng đều nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Tổ chức bảo vệ thực vật tập trung của toàn công ty, thay thế việc các hộ gia đình tự bảo vệ thực vật, nhằm kiểm soát được vệ sinh an toàn thực phẩm cho chè để có thể xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng, trước hết là EU; từng bước giảm chi phí vật chất và lao động cho các hộ nhận khoán vườn chè, cũng như hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty.
- Về chế biến: Tiếp tục hoàn thiện thiết bị công nghệ để thực hiện đúng quy trình chế biến đã được tổng kết trong từng thời kỳ; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, chú trọng cơ giới hóa các khâu còn lao động thủ công sử dụng nhiều lao động, nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
- Về tiêu thụ: Giữ vững thị trường truyền thống bằng việc tổ chức sản xuất sản phẩm đáp ứng tốt nhất cho khách hàng về số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng. Mở rộng thị trường mới bằng các sản phẩm mới. Chú trọng tìm kiếm đối tác hợp tác tiêu thụ chè đóng gói nhỏ, đến tận tay người tiêu dùng qua các kênh phân phối siêu thị ở nước ngoài. Phát triển thị trường trong nước với các sản phẩm cá biệt: Giống chè, chế độ canh tác và chế biến riêng, bán giá cao, đi từ nhỏ đến lớn qua các kênh siêu thị trong nước.
- Về tài chính: Cân đối các nguồn để ưu tiên thứ tự đầu tư. Tranh thủ nguồn tiền khách hàng nước ngoài ứng trước để làm vốn lưu động phục vụ sản xuất, nguồn vốn tự có tập trung đầu tư trồng, thâm canh chè và nâng cấp các nhà máy. Khi cần thiết có thể phát hành thêm cổ phần, tăng vốn điều lệ để huy động vốn đầu tư.
công nhân và thu hút thêm NNL có chất lượng đảm bảo để đáp ứng của nhu cầu phát triển của công ty.
3.2.4. Nhu cầu Phát triển nguồn nhân lực của công ty, năm 2015 - 2017 3.2.4.1. Nhu cầu lao động của công ty, năm 2015 - 2017 3.2.4.1. Nhu cầu lao động của công ty, năm 2015 - 2017
a) Lao động gián tiếp (quản lý và kỹ thuật)
Đến năm 2017, lao động quản lý và kỹ thuật toàn công ty chỉ cần tối đa 59 người, trong đó:
- Lao động quản lý là 30 người: Lao động quản lý tại Văn phòng công ty cần 9 người và mỗi xí nghiệp cần 7 người; và kỹ thuât là 29 người;
- Cán bộ kỹ thuật nông nghiệp cần 19 người: Tại văn phòng công ty 1 người để tập trung nghiên cứu như một chuyên gia phục vụ các xí nghiệp chè; tại 3 xí nghiệp cần 3 người để chỉ đạo các đội; 14 người trực tiếp làm việc tại 14 đội sản xuất và 1 người làm việc tại vùng chè liên kết;
- Cán bộ kỹ thuật chế biến chè cần 10 người: Tại Văn phòng công ty 1 người để chỉ đạo tinh chế, đấu trộn, đóng gói, đồng thời chỉ đạo các nhà máy chế biến chè; tại 3 xí nghiệp mỗi xí nghiệp cần 3 người là 9 người để chỉ đạo kỹ thuật chế biến vì đến năm 2017 các nhà máy phải làm việc 3 ca mới có thể chế biến hết nguyên liệu sản xuất theo kế hoạch.
b) Lao động trực tiếp
- Lực lượng lao động trực tiếp hưởng lương tại công ty sẽ cần 125 người, trong đó: Công nhân chế biến là 106 người; nhân viên phụ trợ và phục vụ là 19 người. Sản lượng sản phẩm tăng khoảng 50%, nhưng số lượng công nhân chỉ cần tăng khoảng 13% do công ty sẽ áp dụng cơ giới hóa các khâu sử dụng nhiều nhân lực, lực lượng nhân viên phụ trợ và phục vụ không cần tăng;
- Lao động nhận khoán vườn chè: Theo các chuyên gia tổ chức lao động của Tổng công ty chè Việt Nam, với định mức lao động trung bình tiên tiến trong nông nghiệp với điều kiện hái chè bằng tay thì 1 ha chè kinh doanh năng suất bình quân 7 tấn/ ha cần phải có tối thiểu 1,5 lao động nông nghiệp thường xuyên chăm sóc và thu hái chè. Trong đó, hao phí chăm sóc chè cần khoảng 0,5 lao động, hao phí cho việc hái chè cần 1 lao động. Đến năm 2017, công ty có gần 700 ha chè với năng suất 9 tấn/ha, thì nhu cầu lao động nông nhiệp sẽ là 1.350 người, tăng gần 36% so với hiện nay.
Bảng 3.2: Nhu cầu số lượng lao động của công ty, năm 2015 – 2017
Năm So sánh sự biến động
(số người)
So sánh sự biến động (%)
STT Diễn giải Năm
2014
2015 2016 2017 15/14 16/15 17/16 15/14 16/15 17/16
1 Lao động hưởng lương 164 169 177 184 5 8 7 3.05 4.73 3.95
Lao động gián tiếp 52 53 57 59 1 4 2 1.92 7.55 3.51
- Quản lý 35 30 30 30 -5 0 0 -14.29 0.00 0.00 - Kỹ thuật 17 23 27 29 6 4 2 35.29 17.39 7.41 + Chế biến 4 7 10 10 3 3 0 75.00 42.86 0.00 1.1 + Nông nghiệp 13 16 17 19 3 1 2 23.08 6.25 11.76 Lao động trực tiếp 112 116 120 125 4 4 5 3.57 3.45 4.17
- Công nhân chế biến 93 97 101 106 4 4 5 4.30 4.12 4.95
.2
- Phụ trợ và phục vụ 19 19 19 19 0 0 0 0.00 0.00 0.00
2 Lao động nhận khoán 996 1.114 1.232 1.350 118 118 118 11.85 10.59 9.58
Tổng số 1.160 1.281 1.409 1.534 123 126 125 10.60 9.82 8.87
3.2.4.2. Biến động của lao động trong 3 năm tới a) Biến động về số lượng
- Lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp: Lao động sản xuất nông nghiệp chủ yếu các hộ gia đình tự điều chỉnh trực tiếp, khi chủ hộ mất sức lao động, họ có thể chuyển giao lại cho người trong gia đình kế tục hợp đồng nhận khoán; hoặc có thể tách ra thành nhiều hộ với các hợp đồng khác nhau; trong trường hợp không thể thì họ có thể chuyển nhượng lại hợp đồng cho gia đình khác. Tuy nhiên, do biến động về thời gian, các hộ nhận khoán sẽ mất sức lao động, sẽ phải có lực lượng thay thế, số lượng và chất lượng lao động thay thế sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng nguyên liệu, ảnh hưởng trực tiếp và có ý nghĩa quyết định đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, NNL trong nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng cho công ty phát triển bền vững. Do điều kiện, luận văn chưa điều tra được LLLĐ trong nông nghiệp sẽ biến động giảm mức độ nào, nhưng theo quy luật tự nhiên thì chắc chắn có giảm và sẽ được bổ sung bởi LLLĐ trẻ vì hợp đồng nhận khoán vườn chè được thừa kế, chuyển nhượng. Công ty chỉ cần tác động bởi chính sách sẽ cân đối được nguồn lao động. Do đó, LLLĐ trong nông nghiệp coi như không giảm mà chỉ tăng lên khi công ty tăng diện tích và năng suất.
- Lao động trực tiếp trong công nghiệp chế biến: Lao động trong công nghiệp chế biến chủ yếu là nữ, 55 tuổi nghỉ hưu, nhưng tâm lý người lao động thường mong được nghỉ sớm, thường 50 tuổi đã xin nghỉ chế độ và tiếp tục ký lại hợp đồng để được tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên trên thực tế không phải người lao động nào cũng có cơ hội và điều kiện thực hiện. Dự kiến đến năm 2017, không tính những công nhân nghỉ chế độ trước tuổi để ký lại hợp đồng tiếp tục làm việc, thì công ty sẽ có 24 công nhân và 2 phụ trợ, phục vụ nghỉ đúng chế độ quy định.
- Lao động quản lý (cán bộ): Cán bộ quản lý có vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, mỗi cán bộ quản lý ở vị trí khác nhau nhưng họ vẫn có vai trò nhất định, đây là nguồn nhân lực thường xuyên phải trau dồi kiến thức về kinh tế - xã hội;
Cán bộ quản lý hiện nay của công ty đã phần nào đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Họ là những người tham gia vào hoạch định chiến lược kinh doanh, tham gia vào việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm; quản lý, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ trong quá trình sản xuất chế biến chè tùy từng vị trí khác nhau của mỗi cán bộ quản lý. Họ cũng có thể là
những người thu thập ý kiến, tâm tư nguyện vọng của người lao động để phản ánh và đề xuất những giải pháp cụ thể để sao cho sự gắn bó giữa công ty và người làm chè ngày càng bền vững, tạo lòng tin lẫn nhau. Đến năm 2107 sẽ có 14 người nghỉ chế độ, tuy nhiên ở một số vị trí phù hợp trình độ và sức khỏe, công ty vẫn có thể ký hợp đồng lao động, nhưng hầu như không đáng kể.
- Lao động kỹ thuật: Lao động kỹ thuật có vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm chè. Lao động kỹ thuật trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến thường kiêm nhiệm các chức vụ quản lý, điều hành từ công ty đến xí nghiệp, nhà máy và các đội sản xuất. Đến năm 2017, lao động kỹ thuật sẽ có 17 người nghỉ đúng chế độ, trong đó: Kỹ thuật chế biến chè sẽ có 4 người, kỹ thuật nông nghiệp sẽ có 13 người.
b) Biến động về chất lượng
Dự báo trong 3 năm tới, số lượng lao động có trình độ và tay nghề khá sẽ giảm tự nhiên đến 57 người. Ngoài những vị trí mang tính chất sự vụ, thì những vị trí then chốt đòi hỏi trình độ và sự sáng tạo thì không thể thiếu. Đây sẽ là thời kỳ công ty gặp khó khăn trong việc bố trí nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Đòi hỏi phải có giải pháp về khoa học và thực tiễn.
Bảng 3.3: Dự tính số lượng lao động giảm tự nhiên của công ty, trong 3 năm 2015-2017
Năm % so với nhu cầu
STT Diễn giải 2015 2016 2017 2015 2016 2017
1 Lao động hưởng lương 12 18 57 7.32 10.65 30.98 Lao động gián tiếp 7 10 31 13.46 18.87 52.54 - Nghiệp vụ quản lý 3 4 14 8.57 13.33 46.67 - Kỹ thuật 4 6 17 23.53 26.09 58.62 + Chế biến 1 2 4 25.00 28.57 40.00 1.1 + Nông nghiệp 3 4 13 23.08 25.00 68.42 1.2 Lao động trực tiếp 5 8 26 4.46 6.90 20.80
- Công nhân chế biến 5 7 24 5.38 7.22 22.64
- Phụ trợ và phục vụ 0 1 2 0.00 5.26 10.53
2 Lao động nhận khoán 0 0 0 0.00 0.00 0.00
Tổng số 12 18 57 1.03 1.40 3.72
3.2.4.3. Nhu cầu Phát triển nguồn nhân lực trong 3 năm 2015-2017 a) Nhu cầu phát triển về số lượng lao động
Nhu cầu phát triển về số lượng lao động từng năm kế hoạch được xác định bởi
công thức: Lt = Lkh – ( Lc – Lgkh), trong đó:
Lt: là nhu cầu lao động tăng lên trong năm kế hoạch;
Lkh: là nhu cầu lao động theo định biên trong kỳ kế hoạch;