Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp chè

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần chè hà tĩnh (Trang 32)

1.8.1. Nhóm các nhân tố trong doanh nghiệp

1.8.1.1. Khả năng về tài chính của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có tài chính lành mạnh, có quỹ lương và thưởng dồi dào thì khả năng giữ và thu hút NNL càng cao và ngược lại.

1.8.1.2. Chính sách nhân sự của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có chính sách về bố trí nhân sự đúng người đúng việc, “Dụng nhân như dụng mộc” thì khả năng giữ và thu hút NNL càng cao và ngược lại.

1.8.1.3. Chính sách về tiền lương, thưởng, phúc lợi

Doanh nghiệp có chế độ phân phối thu nhập và các đãi ngộ khác cho người lao động công bằng, hợp lý, thì khả năng giữ và thu hút NNL càng cao và ngược lại.

1.8.1.4. Môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp

Doanh nghiệp có môi trường làm việc nghiêm túc, cởi mở, dân chủ, công khai, mimh bạch; mọi người đoàn kết, tương trợ lẫn nhau về vật chất và tinh thần thì khả năng giữ và thu hút NNL càng cao và ngược lại.

1.8.1.5. Các yếu tố thuộc tổ chức của doanh nghiệp

Doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng công việc theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 – 2008 thì khả năng giữ và thu hút NNL càng cao và ngược lại. 1.8.2. Nhóm các nhân tố ngoài doanh nghiệp

1.8.2.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên

Doanh nghiệp hoạt động ở những vùng có điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu, địa hình, nguồn nước…) thuận lợi cho sức khỏe người lao động thì khả năng giữ và thu hút NNL càng cao và ngược lại.

1.8.2.2. Nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội

Doanh nghiệp hoạt động ở những vùng có điều kiện KTXH phát triển thì khả năng giữ và thu hút NNL càng cao và ngược lại.

1.8.2.3. Nhân tố xã hội và môi trường

Doanh nghiệp hoạt động ở những vùng có trình độ dân trí cao, an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo thì khả năng giữ và thu hút NNL càng cao và ngược lại. 1.8.2.4. Chính sách của các đối thủ cạnh tranh

Cùng một điều kiện tự nhiên, KTXH như nhau, thì doanh nghiệp nào có chính sách đối với người lao động hợp lý và thỏa đáng hơn thì sẽ có khả năng giữ và thu hút NNL càng cao và ngược lại.

1.8.2.5. Nhân tố về chính sách của nhà nước

Chính sách của nhà nước rất quan trọng đối với những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chính sách của nhà nước chủ yếu là đầu tư về hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, trường học, bệnh viện, nhà ở cho người lao động…), về phụ cấp lương, hế độ hưu trí…

1.9. Khái quát tình hình nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp chè ở Việt Nam 1.9.1. Đặc điểm nguồn nhân lực của ngành chè Việt Nam 1.9.1. Đặc điểm nguồn nhân lực của ngành chè Việt Nam

của nhà nước. Về chuyên môn hẹp phục vụ ngành chè có Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và đại học Thái Nguyên có bộ môn cây công nghiệp (trong đó có cây chè) trong khoa Trồng trọt có đào tạo kỹ sư trồng chè; Trường Đại học Bách khoa có khoa Hóa thực phẩm (nay là Viện công nghệ sinh học) có đào tạo kỹ sư chế biến chè; Trường Cao đẳng công nghiệp Việt Trì có khoa chế biến thực phẩm (trong đó có chế biến chè) trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng chế biến chè và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp kinh tế đào tạo các cán bộ quản trị doanh nghiệp cho ngành chè.

Trước đậy Tổng công ty chè Việt Nam có Trường CNKT chè (Trồng, chế biến chè) đã được giao về Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trực tiếp quản lý.

Tất cả các doanh nghiệp chè được thành lập trước năm 2005 đều do nhà nước quản lý và NNL được bố trí khá hoàn chỉnh. Ngành chè có hàng trăm kỹ sư, hàng chục thạc sỹ và tiến sỹ.

Từ sau năm 2005, khi Luật doanh nghiệp ra đời, hàng loạt doanh nghiệp chè thuộc các thành phần kinh tế khác được thành lập, về cơ bản LLLĐ kỹ thuật là từ các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang, hoặc đã nghỉ chế độ nhưng vẫn tham gia làm việc.

Đến nay, hệ thống đào tạo về chè của nhà nước vẫn còn, nhưng bị thu hẹp dần bởi theo cơ chế thị trường, học sinh tập trung học các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, thu nhập cao hơn ngành nông nghiệp, trong đó có ngành chè. Ngành chè đang đứng trước thách thức thiếu NNL trình độ cao bởi những người có trình độ cao lần lượt nghỉ chế độ, những người có trình độ cao thì tập trung vào các ngành khác. Mặt khác tốc độ CNH và đô thị hóa nhanh chóng đang thu hút NNL từ nông thôn ra các KCN, ra thành phố, cho nên nguy cơ thiếu hụt NNL cho ngành chè cả trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu. 1.9.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số doanh nghiệp chè

- Công ty cổ phần Chè Nghĩa Lộ: Công ty cổ phần Chè Nghĩa Lộ tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước được chuyển đổi hoạt động sang hình thức cổ phần hóa năm 2000. Với lối đi riêng và những chiến lược đúng đắn, vượt qua được giai đoạn khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế, Công ty đã khẳng định vị trí trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các mặt hàng chè đen, chè xanh chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Khi chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, đội ngũ cán bộ quản lý trong công ty rất lúng túng với cơ chế mới: Nguyên nhân một phần do vẫn hoạt động theo lối tư duy, thói quen, tâm lý như trước khi cổ phần

hóa; phần khác do chưa được đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức về pháp lý, nghiệp vụ phù hợp với môi trường mới. Bên cạnh đó, bộ máy cồng kềnh, chồng chéo, làm ăn kém hiệu quả đã khiến nhiều công ty không thể trụ vững sau cổ phần hoá. Trước những thách thức đó, để đứng vững trên thương trường, bắt buộc Công ty phải có những quyết sách đúng đắn, bảo đảm vừa hài hoà lợi ích cho Công ty và lợi ích cho người lao động. Doanh nghiệp đã phải đối mặt với muôn vàn sức ép từ sự cạnh tranh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh chè tư nhân, nạn “chè bẩn”… trong khi tiềm lực của đơn vị sau khi cổ phần hoá lại yếu, trên 90% là tài sản lưu động. Trong khi đó, mặc dù Công ty quản lý diện tích chè tương đối lớn, hơn 400ha nhưng chủ yếu là chè trung du đã già cỗi, năng suất, chất lượng thấp; các máy móc, trang thiết bị đã cũ kỹ, xuống cấp.

Để đứng vững trong thương trường, Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc Công ty đã bàn bạc và đưa ra nhiều giải pháp, đầu tiên là tinh giảm bộ máy gọn nhẹ, sau nữa là đầu tư mua sắm máy móc hiện đại, phục vụ nhu cầu sản xuất. Cùng với đó, những diện tích chè già cỗi, doanh nghiệp sẽ tập trung hỗ trợ nhân dân trồng mới bằng giống chè cành lai. Đầu tư dần từng bước, sau hơn 10 năm cổ phần hoá, Công ty đã dần khẳng định vị thế trên thị trường. Đến nay, Công ty đã có một dây chuyền hiện đại đủ tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm chè đen xuất khẩu; trên 90% diện tích chè đã được đầu tư trồng mới bằng giống chè cành lai. Đội ngũ 154 cán bộ, công nhân của Công ty đều có mức sống ổn định với mức thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.

Một trong những giải pháp quan trọng để đứng vững trên thương trường là phải tranh thủ chính sách ưu đãi phát triển của Nhà nước và địa phương để tích cực đổi mới cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ, tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bằng việc không ngừng nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm. Quan tâm thực hiện chính sách liên kết “4 nhà”, tăng cường đầu tư cho vùng sản xuất nguyên liệu chè búp tươi nhằm tạo vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng cao. Không ngừng nâng cao trình độ nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn trong quản lý và điều hành sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh”.

Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, đặc biệt sau 10 năm cổ phần hóa, Công ty Cổ phần Chè Nghĩa Lộ đã khẳng định vị thế là một trong những đơn vị hàng đầu của tỉnh Yên Bái trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các mặt hàng chè đen, chè xanh chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Công ty TNHH Đức Thiện – Yên Bái: Chuyên sản xuất, chế biến, kinh doanh chè tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; Nhận xuất khẩu và nhập khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế; Cho thuê máy móc thiết bị chế biến chè… Để đáp ứng mục tiêu phát triển công ty đã đầu tư phát triển nguồn nhân lực đặc biệt chính sách thu hút nguồn nhân lực cao chuyên nghiên cứu nhu cầu chè thế giới và nguồn cung chè trong nước để lập kế hoạch xuất khẩu, trên cơ sở đó tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định của Nhà nước từ khâu thu mua chế biến và xuất khẩu. Quản lý tốt nguồn nhân lực, thực hiện đúng các chính sách đối với người lao động, không ngừng nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức cho người lao động. Với những chính sách phát triển nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu sản xuất kinh doanh, trong những năm qua Công ty Đức Thiện đầu tư mở rộng sản xuất để đảm bảo nhu cầu chè xuất khẩu và trong nước. Hiện nay công ty Đức Thiện hoạt động dựa trên sự liên kết và các nhà máy sản xuất tại các tỉnh phía bắc. Với 05 nhà máy và 06 công ty được thực hiện theo chuỗi từ khâu nghiên cứu, trồng, vùng nguyên liệu và hệ thống các nhà máy sản xuất. Năm 2006 đầu tư mở rộng sản xuất tại nhà máy chè Hán Đà xã Hán Đà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Năm 2009 đầu tư vào vùng nguyên liệu và nhà máy tại xã Ngọc Đồng, huyện Yên Lập, Tỉnh Phú Thọ với diện tích chè 300ha, nhà máy chè đen OTD công suất 1500MT/năm và 400 MT chè xanh/năm, Thành lập Công ty TNHH Chè Ngọc Đồng. Năm 2010 đầu tư vốn vào Công ty cổ phần Chè Văn Hưng. Năm 2012 triển khai nghiên cứu vùng chè cổ thụ Suối Giàng, Năm 2013 mua lại nhà máy chè Suối Giàng củng cố đầu tư máy móc thiết bị tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm chè sạch cổ thụ. Ngày 02 tháng 10 năm 2013 Công ty TNHH Đức Thiện đã chính thức được tỉnh Yên Bái cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu Chè Suối Giàng Yên Bái. Hiện nay công ty TNHH Đức Thiện đã chính thức khai trương hệ thống bán hàng chè Suối Giàng, sản phẩm của công ty đã được khách hàng trong và ngoài tỉnh đánh giá cao về chất lượng cũng như cách nhận biết thương hiệu trên từng sản phẩm bán trên thị trường.

Nhờ sự đoàn kết phấn đấu nỗ lực của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, Công ty TNHH Đức Thiện đã không ngừng phát triển, tạo việc làm ổn định cho 45 lao động với thu nhập bình quân 3,8 triệu đồng/người/ tháng. Doanh thu của công ty năm 2012 đạt trên 41 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm 2013 đạt trên 21 tỷ đồng. Dự kiến doanh thu năm 2013 ước đạt trên 30 tỷ đồng. Đóng góp cho ngân sách Nhà nước mỗi năm 400 triệu đồng và năm 2013 là trên 300 triệu đồng.

Công ty cổ phần trà Than Uyên – Lai Châu: Vốn là hình thành từ cơ sở nhân lực và vật lực của một nông trường quân đội từ những năm 60 nên khi bước sang thời kỳ Đổi mới, công ty Than Uyên bộc lộ những lúng túng trước cơ chế thị trường đang được Nhà nước đưa vào vận hành. Những cách thức đi mới đánh dấu mốc quan trọng, mang lại sự đổi thay cơ bản cho hoạt động của công ty là đưa vào thực hiện cơ chế giao khoán (năm 1994). Để hoàn thiện cơ chế giao khoán, hằng năm đội ngũ lãnh đạo công ty đều tìm cách điều chỉnh chỉ tiêu mức khoán cho phù hợp với điều kiện thực tế và nguyện vọng của người lao động, sự kiên trì, tìm tòi học hỏi, đúc rút kinh nghiệm để xây dựng cho riêng mình một chiến lược sản xuất vùng nguyên liệu, chiến lược sản phẩm và chiến lược tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Trà Than Uyên theo thời gian cũng đơm hoa kết quả đưa trà Than Uyên ngày một phát triển bền vững đi lên.

Tuy vậy, khó khăn này chưa qua, khó khăn khác lại ập đến. Thử thách đặt ra cho công ty là khi các sản phẩm chế biến từ chè trở nên quá quen thuộc, đơn điệu. Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, năm 2008 Ban giám đốc công ty đã nhanh chóng đổi mới phương án sản xuất, cải tiến, đổi mới dây truyền công nghệ, mở rộng thị trường, tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực về nhân lực và chất lượng sản phẩm để đảm bảo một mục tiêu vững chắc và từng bước nhân rộng mô hình sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn toàn tỉnh, tiến tới xây dựng thương hiệu chè Lai Châu.

- Kinh nghiệm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Hiện nay ở Việt Nam có hàng chục doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất, kinh doanh chè tại Việt Nam, trong đó nổi bật là các doanh nghiệp chè có vốn đầu tư của Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ. LLLĐ chủ yếu của các doanh nghiệp là tại chỗ. Doanh nghiệp chỉ đưa một số ít chuyên gia giỏi về kỹ thuật trồng chè, kỹ thuật chế biến chè sang Việt Nam làm việc; Tuyển dụng nhân sự có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học, chú trọng tuyển dụng lại những người đã có kinh nghiệm sản xuất chè nếu còn đủ sức khỏe để đào tạo và đào tạo lại làm công nhân; Lựa chọn những công nhân có trình độ tay nghề cao để đào tạo nâng cao làm trưởng ca sản xuất. Trong đó chú trọng đào tạo kỷ luật lao động, thù lao lao động hợp lý, trả lương cho cán bộ quản lý cao hơn hẳn người thừa hành. Cán bộ quản lý phải có nhật ký thực hiện công việc hàng ngày, nhất là các đội trưởng quản lý nông nghiệp và vùng nguyên liệu. Hệ thống giám sát từ lãnh đạo doanh nghiệp đến công nhân rất chặt chẽ và ràng buộc lẫn nhau, cấp trên chỉ đạo hướng dẫn cấp dưới,

cấp dưới đánh giá tác động của cấp trên. Chính vì vậy, năng suất lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành chè thường cao hơn các doanh nghiệp Việt Nam và thù lao lao động cũng cao hơn.

1.9.3. Một số vấn đề về nguồn nhân lực của ngành chè Việt Nam

Nguồn nhân lực trong ngành chè Việt Nam đang đứng trước những thách thức về sự thiếu hụt. NNL có trình độ cao đang già hóa nhanh chóng, trong lúc đó rất ít học sinh theo học ngành trồng và chế biến chè; hoặc vào các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, có thù lao cao hơn. LLLĐ nông thôn trồng chè cũng ngày càng giảm vì tâm lý được lao động tập trung trong các KCN hiện đại.

2.0 Căn cứ phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp chè 2.0.1. Kế hoạch phát triển sản xuất - kinh doanh 2.0.1. Kế hoạch phát triển sản xuất - kinh doanh

2.0.1.1. Kế hoạch hóa sản xuất nguyên liệu

Căn cứ quỹ đất, khả năng tài chính và ngồn nhân lực để bố trí trồng mới chè. Trong đó có trồng lại bằng giống mới thay thế giống cũ. Sau khi trồng 2 năm cây chè mới cho thu hoạch và tăng dần trong vòng 10 năm, sau đó cây chè cho năng suất ổn định, nếu được chăm bón đúng quy trình kỹ thuật và không bị thiên tai, địch họa.

Các vườn chè kinh doanh giống chè khác nhau và tuổi khác nhau thì cho năng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần chè hà tĩnh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)