Giải pháp phát triển nguồn nhân lực về quản lý và điều hành công ty

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần chè hà tĩnh (Trang 83 - 91)

- Xây dựng chức danh, tiêu chuẩn từng vị trí công tác; bố trí đúng người, đúng việc; bồi dưỡng kiến thức cho những vị trí còn yếu và tuyển dụng những vị trí thiếu;

- Hoàn thiện cơ chế trả lương trên nguyên tắc hiệu quả công tác và công việc của từng người hoàn thành và đóng góp cho kết quả kinh doanh hoặc công tác của công ty từng thời kỳ kế hoạch;

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng và tiêu chuẩn cụ thể từng vị trí tuyển dụng: + Xác định các tiêu chí thứ tự ưu tiên: Phẩm chất đạo đức; năng lực; sức khỏe; trình độ; tuổi; con em cán bộ, nhân viên…

+ Phương pháp tuyển dụng: Thông báo nội bộ; đăng các phương tiện thông tin đại chúng; thẩm định và xét hồ sơ, phỏng vấn trực tiếp;

- Xây dựng quy chế khen thưởng, sáng kiến tổ chức, cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và quản trị doanh nghiệp;

- Thành lập Quỹ khoa học - công nghệ từ lợi nhuân sau thuế để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến và phù hợp trong sản xuất và mở rộng thị trường của công ty.

- Các giải pháp về chiêu mộ và tuyển dụng lao động: Có thể chiêu mộ cán bộ từ tổ chức, doanh nghiệp khác có năng lực và đạo đức phẩm chất tốt, phù hợp với nhu cầu của công ty về công ty làm việc với những ưu đãi có thể chấp nhận được trong khả năng của công ty;

+ Để xuất khẩu cần tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp Đại học Ngoại thương, khoa Kinh tế đối ngoại; trong trường hợp thiếu thì tuyển dụng sinh viên giỏi ngoại ngữ và gửi đi đào tạo ngắn hạn tại Đại học Ngoại thương;

+ Đối với việc tiêu thụ trong nước, chú trọng sinh viên tốt nghiệp Đại học Thương mại để tổ chức bán buôn qua đại lý, siêu thị. Không nên mở các chuỗi cửa hàng chuyên chè như một số doanh nghiệp khác đã bị thất bại vì chè là sản phẩm không phải tối cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng.

- Tạo cơ chế cho giám đốc và các phòng chức năng phát hiện những nhân tố mới; những lao động tiên tiến có thể đào tạo và bồi dưỡng để quy hoạch các vị trí trong tương lai gần.

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp văn minh, nhưng phù hợp với phong tục, tập quán tốt của địa phương, tạo ra sự gắn bó mật thiết trong công tác và cuộc sống của người lao động trong từng xí nghiệp và toàn công ty.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hà Tĩnh là một trong những tỉnh còn nghèo, nhưng tốc độ CNH và đô thị hóa khá nhanh; Sản xuất nông nghiệp của Hà Tĩnh chủ yếu là nhỏ lẻ, manh mún, tự cung tự cấp, chưa tạo ra được sản phẩm chủ lực với khối lượng lớn và chất lương cao. Nhưng ngành chè Hà Tĩnh trong những năm qua đã có nhiều khởi sắc, đã đóng góp ngoại tệ cho tỉnh nhà và góp phần tích cực trong quá trình CNH - HĐH nông nghiệp và Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương; Bước đầu công ty đã xây dựng được mô hình liên kết kinh tế nông - công nghiệp và thương mại theo chuỗi giá trị. Hy vọng trong những năm tới Công ty vẫn sẽ là một trong những doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp phát triển với tốc độ cao và bền vững nếu có chiến lược và chính sách đúng về PTNNL - nhân tố quyết định thắng lợi của mọi vấn đề.

Căn cứ vào những mục đích đề ra Luận văn đã hoàn thành những công việc chính sau đây:

1. Luận văn đã làm rõ thêm nhiều nội dung về lý luận và thực tiễn về NNL, vai trò của NNL và PTNNL. Từ đó đưa ra khái niệm và phân loại NNL; PTNNL; nguồn lao động và LLLĐ có cơ sở khoa học và thực tiễn.

Luận văn đã trình bày và phân tích sâu sắc các nhân tố ảnh hưởng đến sự PTNNL cũng như gắn yêu cầu PTNNL trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Luận văn cũng đã trình bày một số kinh nghiệm PTNNL của các nước đã trải qua thời kỳ đầu CNH-HĐH từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.

2. Trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách toàn diện sâu sắc về thực trạng PTNNL ở Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh trong thời kỳ vừa qua. Luận văn đã đưa ra những kết luận cơ bản với các thành tựu đã đạt được cũng như tồn tại, nguyên nhân chủ yếu và những thách thức đang đặt ra của công ty trong lĩnh vực PTNNL cả trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến và quản trị doanh nghiệp.

3. Với mong muốn nêu ra những quan điểm và một số giải pháp cơ bản cho Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, nên Luận văn đã phân tích những căn cứ chủ yếu để PTNNL, trên cơ sở đó đưa ra các quan điểm nhằm PTNNL đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh đến năm 2017 và cũng là tiền đề cho quá trình phát triển bền vững;

Luận văn đã đưa ra hệ thống các nhóm giải pháp cơ bản nhằm PTNNL trên các mặt chủ yếu như: Nhóm giải pháp về tạo cầu lao động trong nông nghiệp; nhóm giải pháp PTNNL trong công nghiệp chế biến; nhóm giải pháp PTNNL trong quản lý kinh tế và kỹ thuật của công ty;

Để đáp ứng nhu cầu PTNNL đủ về số lượng và có chất lượng cao thì việc lựa chọn các giải pháp và mô hình tổ chức các khóa đào tạo tại chỗ, gửi đi đào tạo là việc làm cấp bách, quyết định đến tương lai phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, để phát triển bền vững và trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của tỉnh Hà Tĩnh thì công ty phải có chiến lược PTNNL chất lượng cao và việc hoàn thiện hệ thống đào tạo NNL phải được coi là một giải pháp quan trọng chiến lược phát triển của công ty.

Đây là vấn đề lớn và phức tạp đang được các doanh nghiệp và toàn xã hội quan tâm, với năng lực còn hạn chế của học viên, tuy đã có cố gắng tiếp cận những phương pháp mới và khai thác hệ thống các số liệu thống kê, cũng như bám sát thực tiễn của địa phương nhưng bản thân tự nhận thấy Luận văn còn một số hạn chế, thiếu sót. Kính mong các thầy cô và các khoa học đóng góp ý kiến để học viên bổ sung, hoàn thiện hơn. 2. Kiến nghị

2.1. Đối với Chính phủ

Sau ba thập niên đổi mới và phát triển kinh tế, con đường phát triển của nông nghiệp Việt Nam còn quá chậm, lao động vẫn chiếm 50% dân số lao động và nhân khẩu trong nông nghiệp nông thôn vẫn chiếm 70% dân số. Tuy không được ưu đãi như nhiều nông dân nước khác, nhưng người nông dân Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, với bản chất thông minh, nghị lực mãnh mẽ, làm việc cần cù, ham học hỏi và năng lực sáng tạo đã giúp đất nước mình trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới trong đó có sản phẩm chè;

Điều đó cho thấy nguồn nhân lực đóng một vai trò rất quan trọng đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp và nguồn nhân lực này vẫn dồi dào nhưng chôn chân ở nông thôn, còn thiếu học và chưa được hướng nghiệp đầy đủ. Qua đây tôi xin được mượn lời của chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng

“Có dịp về nhiều địa phương khác nhau, tiếp xúc với nhiều bà con nông dân và tôi thấy đấy lại là lực lượng đáng tin cậy nhất, đáng hy vọng nhất trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay của cả nước”.

quyết định. Chính phủ cần phải xây dựng một hệ thống giáo dục phổ thông, cưỡng bách và miễn phí tại nông thôn từ lớp 1- 12, với các trường lớp được xây dựng ngay tại các vùng nghèo nhất và lực lượng giáo viên được đào tạo và đãi ngộ đúng mức;

Cần coi trọng giáo dục phổ thông theo giác độ chuẩn bị các kiến thức cơ sở để học sinh có thể bước vào một nghề nếu không có đủ trình độ, điều kiện hoặc không muốn

học tiếp lên; chú trọng giáo dục đồng bộ "đức, trí, thể, mỹ" để học sinh có thể trở thành

những người lao động có kiến thức, kỹ năng, có sức khoẻ và đạo đức lao động tốt trong tương lai;

Có chính sách phân luồng học sinh từ sau khi tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Có thể đưa thành một môn học hoặc một chương trong môn học giáo dục công dân ở chương trình phổ thông tại các vùng chuyên canh các loại cây trồng cụ thể và tổ chức các buổi ngoại khóa do doanh nghiệp hướng dẫn, để sau khi tốt nghiệp PTTH học sinh có thể trực tiếp lao động và sinh sống tại địa phương, tạo NNL cho các ngành nông nghiệp quan trọng;

Coi trọng giáo dục dạy nghề theo giác độ mở rộng quy mô, cơ cấu, loại hình đào tạo và nâng cao chất lượng của các cơ sở dạy nghề để có thể thu hút được các học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, chủ yếu các ngành mà doanh nghiệp không tự đào tạo được như cơ khí, điện công nghiệp…;

Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích ưu đãi về thuế và tín dụng ngân hàng đối với các trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp do tư nhân hoặc doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo nghề cho người lao động trong nông nghiệp, cả nông dân và các hộ gia đình nhận khoán vườn cây của các doanh nghiệp;

Chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương sớm triển khai Nghị định số 55/2015/NĐ- CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; mở rộng, tạo điều kiện và cơ hội cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp được tiếp cận nguồn vốn này;

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; xóa bỏ các lệ phí hành chính cho các hộ gia đình nhận khoán trong các doanh nghiệp nông nghiệp và miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp cho họ. Vì trên thực tế quan hệ giữa doanh nghiệp với lao động nhận khoán là quan hệ kinh tế chứ không phải quan hệ lao động và thực tế họ không được nhận bảo hiểm thất nghiệp vì không bị thu lại vườn cây nếu họ không vi phạm hợp đồng, nhằm khuyến khích lao động phát triển nông nghiệp hàng hóa.

2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

Đổi mới căn bản và xã hội hóa công tác đào tạo nghề theo hướng đào tạo ngắn hạn, gắn với chuyển giao công nghệ, gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nhằm tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; đồng thời hướng đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp về ứng dụng khoa học công nghệ, về bảo quản, chế biến sản phẩm và hoạt động kinh doanh thương mại nhằm tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa cao hơn; ưu tiên đối tượng đào tạo là nông dân, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và người học nghề được hưởng các chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút sinh viên, cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản có chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp về công tác tại địa phương để phát triển nông nghiệp nông thôn;

Khuyến khích doanh nghiệp tiếp nhận lao động địa phương đã qua đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh. Trường hợp lao động địa phương được tiếp nhận nhưng chưa qua đào tạo hoặc chuyên ngành đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng thì sẽ được hỗ trợ kinh phí để đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh theo quy định;

Xúc tiến tạo lập thị trường nhân lực khoa học - công nghệ thông qua chính sách đào tạo bồi dưỡng, thu hút nhân tài; phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao; trọng dụng, tôn vinh nhân tài, đặc biệt các chuyên gia nông nghiệp về công tác tại địa phương.

Chỉ đạo việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách hiện hành của Trung ương và của tỉnh. Đặc biệt tuyên truyền việc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thị trường quy định tại Điều 10 – Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 23/6/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về “Quy định một số chính sách khuyến khích bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020” góp phần đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ trong sản xuất nông nghiệp nói chung và Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh nói riêng nhằm làm giảm tổn thất của quá trình sản xuất, tăng giá trị sản phẩm và thu nhập của người sản xuất, trên cơ sở đó tạo điều kiện và thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, khép kín chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, làm cho sản xuất phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

2.3. Đối với Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh

Hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất; tổ chức quản lý của công ty; của ngành chè theo chuỗi giá trị trên toàn địa bàn tĩnh Hà Tĩnh và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về chính sách phát triển chè trong đó có chính sách PTNNL cho ngành chè Hà Tĩnh;

Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực từ đó đưa ra các chiến lược đào tạo phù hợp; xây dựng kế hoạch và chính sách phát triển nhân lực cụ thể cho toàn công ty phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT-XH từng địa phương và từng xí nghiệp;

Đổi mới chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ thỏa đáng nhất là trong việc tận dụng hết năng lực nguồn nhân lực cao cũng như việc giữ chân người tài bằng cách không ngừng tăng cường cải thiện đời sống và sinh hoạt cho người lao động để họ yên tâm cống hiến cho công ty và bằng lòng với mức thu nhập được hưởng;

Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động (kể cả cán bộ quản lý), cụ thể: Định rõ nhu cầu đào tạo và phát triển; mục tiêu đào tạo cụ thể; lựa chọn các phương pháp đào tạo thích hợp và đánh giá kết quả đào tạo;

Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức và đào tạo lại cho người lao động chưa được đào tạo mới chỉ được hướng dẫn trực tiếp. Hàng năm tổ chức các đợt thi tay nghề, để nâng bậc lương cho công nhân và khuyến khích phong trào tự học;

Để chủ động nguồn lực lao động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hằng năm Công ty cần phối hợp với các trường THPT địa phương đặc biệt là tại các vùng nguyên liệu của công ty để cùng “hướng nghiệp” cho các em học sinh sau khi tốt nghiệp lớp 12 sẽ chọn theo học các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có ngành chè. Đây cũng là việc thể hiện trách nhiệm của công ty đối với xã hội trong hoạt động hướng nghiệp để giúp đỡ các em học sinh sau khi ra trường không bị “thất nghiệp” do lựa chọn ngành nghề không phù hợp với nhu cầu của địa phương;

Xây dựng tủ sách (kinh tế, khoa học - công nghệ) tại Văn phòng và các xí nghiệp; thu thập các sách, báo, tài liệu cập nhật trong nước và thế giới về chè để người lao động có thể khai thác thông tin mới, tự nâng cao trình độ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết của Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh qua các năm 2012, 2013, 2014 và báo cáo Đại hội cổ đông công ty năm 2014

2. Hoàng Chí Bảo (1993) “Ảnh hưởng của văn hóa đối với việc phát huy nguồn

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của công ty cổ phần chè hà tĩnh (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)