Tác động ngoại biên của chính sách

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( nghiên cứu trường hợp tỉnh gia lai) (Trang 82)

9. Kết cấu của Luận văn

3.4.3. Tác động ngoại biên của chính sách

Ngoài việc những tổ chức, những doanh nghiệp đƣợc hƣởng lợi trực tiếp từ chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc để tăng cƣờng năng lực và tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm, chính sách còn có những tác động tích cực đến nhiều đối tƣợng khác trong xã hội nhƣ:

Thị trƣờng tiêu thụ của sản phẩm đƣợc bảo đảm đã khuyến khích ngƣời dân đầu tƣ mở rộng sản xuất. Để cung ứng đƣợc giống cây trồng, vật nuôi cho ngƣời dân các đơn vị sản xuất, cung ứng giống cũng đƣợc đầu tƣ mở rộng, tăng năng suất. Kéo theo sự phát triển sản xuất của ngƣời dân thì các dịch vụ khác nhƣ kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng nhƣ thức ăn chăn nuôi gia súc, vận chuyển, vận tải cũng đƣợc phát triển, doanh thu của các đơn vị đó cũng vì thế mà đƣợc tăng lên.

Một tác động tốt của chính sách đến xã hội nữa đó là qua việc phát triển sản xuất có thể tạo thêm đƣợc nhiều việc làm cho xã hội, giảm tình trạng ngƣời lao động thất nghiệp tạo gánh nặng cho xã hội.

Song song với những tác động góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách vẫn còn có những tác động dẫn đến giảm thiểu hiệu quả của chính sách, nhƣ:

Một số đơn vị, doanh nghiệp lợi dụng sự hỗ trợ của Nhà nƣớc sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích. Nguồn vốn do Nhà nƣớc hỗ trợ có thể đƣợc dùng để đầu tƣ vào những đối tƣợng sản phẩm khác không phải là sản phẩm đƣợc tạo ra do ứng dụng các kết quả nghiên cứu.

Việc xác định các dự án đầu tƣ để phục vụ các sản phẩm đƣợc tạo ra do ứng dụng các kết quả nghiên cứu là rất khó cho các nhà quản lý và cho vay vốn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tiêu cực trong việc xét hồ sơ để tiến hành cho vay. Từ đó có thể xuất hiện một bộ phận môi giới, cò mồi dự án hỗ trợ cho vay.

Việc làm đƣợc tạo ra, có thể thu hút lực lƣợng lao động từ nơi khác đến để làm công. Điều này có thể dẫn đến các tệ nạn xã hội, tạo ra sự mất ổn định về tình hình an ninh trật tự tại địa phƣơng.

Bất kỳ chính sách nào khi ban hành cũng sẽ có những tác động không mong muốn có thể làm suy giảm hiệu lực của chính sách. Tuy nhiên, xét về mặt lợi ích thì những tác động không tốt đó vẫn có thể khắc phục, kiềm chế. Vấn đề cốt lõi là khi

sử dụng chính sách tài chính để hỗ trợ cho các tổ chức, các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng hoạt động sẽ tạo điều kiện cho sản xuất của ngƣời dân đƣợc phát triển và mục tiêu ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sẽ đƣợc thực hiện.

* Kết luận Chƣơng 3

Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp đƣợc đƣa vào ứng dụng trong thực tiễn rất cần đến sự phối hợp, liên kết giữa “4 nhà” (nhà nƣớc, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân). Mối liên kết này cần đƣợc thực hiện một cách chặt chẽ để thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và ổn định thị trƣờng nông, lâm sản, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong bối cảnh hội nhập. Để tạo điều kiện cho quá trình trên đƣợc thực hiện một cách thuận lợi Nhà nƣớc tiếp tục hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, chính sách tài chính phải phù hợp với bản chất và đặc thù để khuyến khích các đơn vị, tổ chức, cá nhân ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Từ định hƣớng trên, tác giả luận văn đề xuất các nhóm giải pháp sử dụng chính sách tài chính của nhà nƣớc nhằm thúc đẩy quá trình ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp vào thực tiễn:

- Một số chính sách tài chính cụ thể đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn tại tỉnh Gia Lai. Trong đó tập trung vào việc sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc, chính sách tín dụng và chính sách thuế.

- Lựa chọn đối tƣợng để Nhà nƣớc hỗ trợ tài chính ngay tạo điều kiện tác động đến các đối tƣợng khác tham gia vào quá trình thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu. Các tác động của chính sách đã đƣợc phân tích cụ thể để thấy đƣợc những ƣu điểm và hạn chế do chính sách mang lại.

- Nhóm giải pháp phụ trợ để thúc đẩy sử dụng hiệu quả các chính sách tài chính để thức đẩy việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp.

KẾT LUẬN

Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lƣợng và hiệu quả trong sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Trong thời gian qua, là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp Gia Lai đã từng bƣớc có những đầu tƣ thích đáng để đƣa nền kinh tế nông nghiệp của Tỉnh ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế chung của Tỉnh.

Luận văn: Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn (nghiên cứu trường hợp tỉnh Gia Lai) đã chọn lọc, kế thừa những tƣ tƣởng, luận điểm đƣợc công bố, đồng thời vận dụng phân tích tổng quát có hệ thống hiện trạng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn cũng nhƣ các chính sách KH&CN nói chung và chính sách tài chính nói riêng để thúc đẩy việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu tại địa phƣơng, rút ra một số kết luận:

- Tình hình ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng có xu hƣớng gia tăng. Tuy nhiên, xét tổng thể thì tỷ lệ các kết quả nghiên cứu đƣợc ứng dụng, nhân rộng trong thực tế vẫn còn thấp, chƣa đồng đều ở các lĩnh vực và chƣa theo một định hƣớng phát triển rõ rệt. Hiện vẫn còn tồn tại, đan xen nhiều hạn chế ở các công đoạn trong việc ứng dụng, phát triển kết quả nghiên cứu.

- Khá nhiều chính sách hỗ trợ, ƣu đãi về tài chính của Nhà nƣớc đã đƣợc ban hành. Tuy nhiên, thực tế thì tác tác động của các chính sách hỗ về tài chính của Nhà nƣớc là không đáng kể, chƣa tạo đƣợc sự chuyển biến mạnh mẽ cho việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

- Nguyên nhân chủ yếu của hiện tƣợng trên là do giải pháp tài chính cho việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu chƣa thật sự hấp dẫn; thủ tục để hỗ trợ còn phức tạp, thông tin tuyên truyền đến ngƣời dân chƣa kịp thời; thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm chƣa đƣợc tạo lập để hỗ trợ nhân dân sản xuất với quy mô lớn.

- Định hƣớng và xây dựng chính sách tài chính của Nhà nƣớc nhằm thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn trong thời gian tới. Để nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng là sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất theo hƣớng hiện đại và hội nhập kinh tế đòi hỏi Nhà nƣớc phải có các chính sách tài chính đồng bộ thúc đẩy các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng và phát huy các kết quả nghiên cứu.

KHUYẾN NGHỊ

Để thúc đẩy nhanh quá trình ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng, sau một thời gian nghiên cứu tác giả luận văn khuyến nghị:

* Đối với Chính phủ

- Khẩn trƣơng bổ sung hoàn thiện đổi mới giải pháp tài chính thông thoáng hơn đối với việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trên cơ sở đẩy mạnh giải pháp khoán để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các tổ chức KH&CN và các cá nhân tham gia thực hiện nghiên cứu khoa học. Từ đó có thể cho ra đời những sản phẩm nghiên cứu có chất lƣợng cao.

- Cần có thiết chế, chính sách hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ, đăng ký sở hữu trí tuệ, phát huy sáng kiến, áp dụng KH&CN tiên tiến để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các mặt hàng nông sản.

- Cần ban hành tiêu chí đánh giá hiệu quả và sự phát huy hiệu quả của các nhiệm vụ KH&CN cũng nhƣ quy trình quản lý các nhiệm vụ sau NC-TK để có sự thống nhất trong thực hiện.

- Xem xét ban hành thiết chế đặc thù về KH&CN cho vùng Tây Nguyên nhằm tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội vùng còn nhiều khó khăn này.

* Đối với tỉnh Gia Lai

- Bố trí đủ kinh phí 2% cho SNKH để thực hiện công tác NC-TK trên địa bàn tỉnh.

- Bố trí biên chế chuyên trách về quản lý KH&CN cho cấp Huyện để phát huy vai trò của KH&CN.

- Nhanh chóng thành lập Quỹ phát triển KH&CN và Quỹ đổi mới của Tỉnh để tạo điều kiện cho các đơn vị có cơ hội để triển khai nghiên cứu khoa học cũng nhƣ đổi mới công nghệ.

- Tiến hành xúc tiến liên kết thƣơng mại với các tỉnh trong vùng cũng nhƣ trong cả nƣớc để tạo thì trƣờng, hỗ trợ cho nông dân trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.

- Tiếp tục hỗ trợ cho các Hiệp hội, các Doanh nghiệp trong việc đăng ký, xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, tên thƣơng mại và xuất xứ hàng hóa.

- Ban hành quy định (tạm thời) về quản lý các nhiệm vụ NC-TK sau nghiệm thu. Trong đó có phân công trách nhiệm, quyền hạn quản lý, phát huy, nhân rộng kết quả nghiên cứu, công tác bàn giao sau nghiệm thu cùng với trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện và chế độ báo cáo các cơ quan liên quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Hoàng Anh – Viện Hàn Lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam

2. Nhật Anh, Xây dựng cơ chế chính sách tài chính phục vụ đổi mới công nghệ,

http://Daibieunhandan.vn, ngày cập nhật 03/11/2012.

3. Nguyễn Lan Anh (2004), Nghiên cứu cơ chế, biện pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu và phát triển sau nghiệm thu,

4. Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TNDN và Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 Hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2008/NĐ-CP.

5. Vũ Cao Đàm (2010), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

6. Vũ Cao Đàm (2009), Giáo trình khoa học luận đại cương, Hà Nội.

7. Vũ Cao Đàm, Trần Ngọc Ca, Nguyễn Võ Hƣng (2011), Phân tích và thiết kế chính sách cho phát triển, Nhà xuất bản Dân Trí, Hà Nội.

8. Ths. Nguyễn Thúy Hà, Chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công

nghệ, http://vnclp.gov.vn, ngày cập nhật 07/6/2013.

9. Kỷ yếu hội thảo Khoa học Cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học và Công nghệ vào nông nghiệp – Bắc Giang 2/2010, Bộ KH&CN. 10. Kỷ yếu hội thảo Khoa học Cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng

khoa học và Công nghệ vào nông nghiệp – Vĩnh Long 3/2010, Bộ KH&CN. 11. Luật Khoa học và Công nghệ, 2013.

12. Luật Chuyển giao công nghệ, 2006.

13. Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lâm Đồng (2005), Điều tra đánh giá hiệu quả các đề tài, dự án KH&CN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 1996 – 2005. 14. Phạm Ngọc Minh (2002), Nghiên cứu xây dựng phương pháp và hệ thống các

chỉ tiêu thống kê việc ứng dụng các thành quả của công tác nghiên cứu - triển khai vào sản xuất và đời sống.

15. Niên Giám thống kê tỉnh Gia Lai năm 2013.

16. Hoàng Phê (1997), Từ điển tiếng Việt - Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học.

17. Quyết định số 103/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai về việc hỗ trợ doanh nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

18. Quyết định 05/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành quy định về ƣu đãi và hỗ trợ đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

19. PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn – Cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam: Một số hạn chế và giải pháp hoàn thiện, http://ueb.vnu.edu.vn, ngày cập nhật 27/10/2012.

20. Tài liệu trong công tác chuyên môn Phòng Quản lý Khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai.

21. Nguyễn Quang Thành - Đổi mới chính sách tài chính với hoạt động khoa học công nghệ: Thực trạng và một số kiến nghị, http://www.tapchitaichinh.vn, ngày cập nhật 19/6/2014.

22. Nguyễn Thị Anh Thu (2012), Bài giảng Chính sách phát triển các nguồn lực KH&CN, dùng cho đào tạo cao học Quản lý KH&CN tại Trƣờng Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Hƣơng Thu, Việt Nam thiếu nhân lực khoa học công nghệ có kỹ năng cao, http://vnexpress.net, ngày cập nhật 25/12/2013.

24. TS. Nguyễn Quang Tuấn, Thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển sản xuất, kinh doanh, Tạp chí Tài chính ngày 14/10/2014.

25. Viện Nghiên cứu phát triển Giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) (2003), Đánh giá hiệu quả hoạt động nghệ cứu khoa học trong các trường đại học.

26. Thanh Xuân, Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc,

PHỤ LỤC Phụ lục 1

Các kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực nông nghiệp tại Gia Lai từ 2000-2010

STT Tên đề tài, dự án Cơ quan chủ trì Thời gian

thực hiện

1 Đề tài: Nghiên cứu phát triển cây bông tại tỉnh Gia Lai

Trung tâm Nghiên cứu cây Bông và cây

có sợi Tây Nguyên

2001-2002

2 Đề tài: Nạc hóa đàn heo ở Gia Lai Trạm truyền giống

gia súc 1999-2002

3

Đề tài: Điều tra thực trạng cây ăn quả lâu năm đề xuất một số loại cây ăn quả thích hợp cho vùng Đông và Tây tỉnh Gia Lai

Sở Nông nghiệp

&PTNT 2000-2002

4

Đề tài: Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số yếu tố tự nhiên và kỹ thuật hạn chế năng suất mủ cao su, xây dựng biện pháp khắc phục tại Binh đoàn 15-Đức Cơ-Gia Lai

Binh đoàn 15 2000-2001

5

Đề tài: Xác định nguyên nhân làm giảm khả năng sinh sản của đàn bò cái lai ở Trung tâm giống bò Hà Tam và biện pháp khắc phục.

Trung tâm giống Bò

Hà Tam 2001-2003

6 Đề tài: Nghiên cứu khảo nghiệm chế biến phân hữu cơ vi sinh bằng công nghệ EM

Trung tâm Kinh tế

Môi trƣờng 2001-2002

7

Dự án: Điều tra, khảo sát và đánh giá khả năng sinh trƣởng phát triển của cây tiêu trên trụ bê tông, trụ gạch xây, trụ sống và trụ gỗ chết

Trƣờng Trung học lâm

nghiệp Tây Nguyên 2001

8 Đề tài: Khảo nghiệm giống và kỹ thuật trồng dứa Cayen. Trung tâm Giống cây

trồng Tỉnh 2001-2003

9

Đề tài: Điều tra bình tuyển các giống điều tốt có triển vọng và xây dựng mô hình thâm canh cây điều trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Trung tâm Khuyến

nông 2002-2004

10 Dự án: Chọn lọc giống ong ngoại chất lƣợng cao tại Gia Lai Xí nghiệp ong Gia

Lai 2002-2003

11 Đề tài: Đánh giá tài nguyên đặc điểm phân bố cây dƣợc liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Trƣờng ĐH Khoa học

Huế 2002-2004

12 Đề tài: Sản xuất thử nghiệm giống nấm nguyên chủng thích hợp với các vùng sinh thái; Xây dựng, hƣớng dẫn kỹ thuật

Xí nghiên DV TM

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( nghiên cứu trường hợp tỉnh gia lai) (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)