Khái quát về tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( nghiên cứu trường hợp tỉnh gia lai) (Trang 31 - 35)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2.1.Khái quát về tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Gia Lai

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 m so với mực nƣớc biển. Gia Lai có gần 500.000 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có hơn 291.000 ha đất cho trồng cây hàng năm và hơn 208.000 ha cây lâu năm nên có tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp.

Bảng 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành kinh tế của tỉnh Gia Lai

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Năm Tổng số

Lĩnh vực

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ và các hoạt động khác

2003 3.091.477 2.702.754 379.908 8.815 2004 3.529.443 3.120.257 394.026 15.160 2005 4.979.236 4.490.287 462.377 26.573 2006 6.295.118 5.765.517 500.323 29.279 2007 7.797.602 7.165.258 606.540 25.805 2008 10.765.573 9.583.133 1.149.471 32.969 2009 11.886.475 10.561.999 1.284.848 39.628 2010 15.789.539 14.379.324 1.369.958 40.257 2011 25.936.932 23.981..686 1.908.055 47.191 2012 28.367.979 25.978.401 2.323.044 66.534 2013 31.283.917 28.043.486 3.170.248 70.183

Theo số liệu trên có thể thấy trong 10 năm giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Gia Lai tăng gấp 10 lần, trong đó giá trị sản xuất của lĩnh vực trồng trọt chiếm tỷ trọng rất cao (89,64%). Qua đó có thể thấy trồng trọt là lĩnh vực chủ lực, là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Gia Lai. Việc tăng trƣởng đều qua từng năm đã thể hiện tính tăng trƣởng của ngành nông nghiệp là khá ổn định và việc tăng trƣởng của ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai đạt đƣợc chủ yếu là nhờ tính tập trung sản xuất một số nông sản chủ lực, thay đổi đƣợc cơ cấu cây trồng có giá trị cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Tỉnh. Điều này sẽ thể hiện qua các số liệu dƣới đây, cho thấy đƣợc những vùng có giá trị sản xuất nông nghiệp cao sẽ gắn liền với cơ cấu cây trồng của địa phƣơng.

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 2010 phân theo huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh (Đơn vị tính: Triệu đồng) 2008 2009 2010 2011 2012 2013 TỔNG SỐ 13,832,935 14,734,544 15,789,539 16,799,229 18,450,681 19.838.896 TP Pleiku 452,601 454,853 479,640 551,242 605,432 650.984 TX An Khê 342,472 358,859 391,184 386,689 424,702 456.656 TX Ayun Pa 155,438 163,091 181,572 179,743 197,412 212.266 H. KBang 629,740 606,444 695,185 790,763 868,499 933.844

H. Đăk Đoa 1,434,689 1,512,517 1,630,921 1,630,742 1,791,052 1.925.809 H. Chƣ Păh 990,920 1,080,538 1,181,858 1,197,065 1,314,743 1.413.663 H. Ia Grai 1,484,969 1,693,021 1,947,167 2,023,627 2,222,561 2.389.784 H. Mang Yang 398,288 440,506 479,781 483,038 530,524 570.440 H.Kông Chro 664,235 735,889 849,525 899,482 987,905 1.062.235 H. Đức Cơ 941,680 981,011 1,017,048 1,233,083 1,354,302 1.456.198 H. Chƣ Prông 1,860,856 1,858,297 2,525,650 2,820,692 3,097,981 3.331.071 H. Chƣ Sê 1,757,512 1,949,324 1,402,550 1,453,982 1,596,917 1.717.067 H. Đăk Pơ 453,730 503,381 518,726 600,224 659,229 708.829 H. Ia Pa 459,934 491,073 529,353 534,133 586,641 630.779 H. Krông Pa 514,657 551,280 608,585 635,933 698,449 750.999 H. Phú Thiện 476,018 472,879 527,769 477,656 524,612 564.083 H. Chƣ Pƣh 815,196 881,581 823,023 901,135 989,721 1.064.187

Có thể thấy giá trị sản xuất nông nghiệp các huyện thuộc vùng phía Tây Trƣờng Sơn của Tỉnh luôn cao hơn các huyện phía Đông Trƣờng Sơn. Điều này xảy ra vì các huyện thuộc phía Tây có thế mạnh là sản xuất cây công nghiệp có giá trị cao (cao su, cà phê, hồ tiêu) còn các huyện phía Đông sản xuất chủ yếu là cây lƣơng thực, hoa màu. Cơ cấu cây trồng ở từng vùng khác nhau dẫn đến thu nhập từ nông nghiệp sẽ có sự chênh lệch khá rõ ở các địa phƣơng trên toàn tỉnh.

Bảng 2.3: Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Gia Lai

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Diện tích (ha) cây

lâu năm 179.550 187.630 201.044 209.483 212.173 Diện tích (ha) cây

hàng năm 29.528 33.643 38.314 42.573 43.830

Là tỉnh có thế mạnh về sản xuất cây nông nghiệp, tỉnh Gia Lai có diện tích đất canh tác cây lâu năm cao hơn khá nhiều so với diện tích canh tác cây hàng năm. Diện tích đƣợc tăng dần qua từng năm, đặc biệt là diện tích cây lâu năm. Tuy nhiên diện tích một số loại cây trồng phát triển “nóng” mang tính tự phát cao vì nguồn thu quá lớn (diện tích trồng cây Hồ tiêu, cao su) dẫn đến tình trạng tăng trƣởng không

an toàn, nguy cơ tác động đến nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nói chung và các hộ nông dân nói riêng là rất lớn. Trên thực tế, 2 năm gần đây diện tích trồng cây cao su (đặc biệt diện tích cao su tiểu điền) bị chặt bỏ để canh tác các loại cây khác trên địa bàn tỉnh xảy ra khá nhiều vì tình trạng mất giá của mủ cao su, điều này gây tổn hại lớn đến nền kinh tế của nhiều hộ nông dân và thu nhập của toàn tỉnh.

Bảng 2.4: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá hiện hành phân theo nhóm cây trồng

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chú thích:

- * Cây CN hàng năm: Mía,thuốc lá, thuốc lào; lấy sợi: Bông, đay, cói. - ** Cây CN lâu năm: Dừa (chứa dầu); điều, hồ tiêu, cao su, cà phê; chè

Năm 2012, 2013 giá trị sản xuất của cây Công nghiệp giảm dần so với các năm trƣớc là do giá trị xuất khẩu của các loại cây chủ lực của Tỉnh nhƣ cao su, cà phê giá giảm so với các năm dù diện tích tăng lên theo từng năm. Điều này thể hiện rõ sự phát triển diện tích ồ ạt theo giá của ngƣời dân đối với các loại cây trồng có giá trị, tuy nhiên việc phát triển nhƣ vậy gây nên sự mất bền vững trong nông nghiệp. Việt Nam chƣa có đƣợc tính bền vững về giá trị sản phẩm nông nghiệp, thị trƣờng tiêu thụ còn phụ thuộc quá nhiều đến tình hình các nƣớc trên thế giới. Trong khi đó

Năm Tổng số

Cây hàng năm Cây lâu năm -

Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Lƣơng thực có hạt Rau, đậu, hoa, cây cảnh Cây CN hàng năm* Cây ăn quả Cây CN lâu năm** 2004 3,120,257 1,072,737 648,308 172,165 252,264 1,834,082 52,803 1,781,279 2005 4,490,287 1,476,842 853,000 242,393 381,449 2,753,318 60,764 2,692,553 2006 5,765,517 1,792,003 1,019,325 304,556 468,123 3,573,545 65,499 3,508,046 2007 7,165,258 1,969,190 1,127,422 379,123 462,646 4,720,278 69,280 4,650,998 2008 9,583,133 2,697,305 1,611,474 558,388 527,443 6,230,627 100,678 6,129,949 2009 10,561,999 3,640,790 1,973,367 831,384 836,039 6,195,307 125,702 6,069,605 2010 14,379,324 6,113,750 2,389,796 1,390,987 1,777,664 8,265,574 142,756 8,114,266 2011 23,981,686 8,559,563 3,205,595 1,370,211 1,726,809 15,422,123 161,561 15,246,655 2012 25,978,401 9,609,136 3,743,114 1,577,248 1,937,619 16,369,265 200,330 16,155,858 2013 28.043.486 10.738.760 3.918.988 2.046.142 2.199.637 17.304.726 250.885 17.047.930

ngƣời nông dân không có thông tin kịp thời về xu hƣớng sản xuất nông nghiệp dẫn đến tình trạng trồng trọt mang tính tự phát cao, sản xuất theo kiểu “ăn nhanh” vì vậy không chú trọng đến chất lƣợng sản phẩm. Tác động của việc trồng tự phát, phá vỡ quy hoạch là mặc dù năng suất cây trồng khá cao nhƣng giá trị sản phẩm lại rất thấp.

Tóm lại, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Gia Lai trong những năm qua phát triển khá khả quan, diện tích và giá trị kinh tế từ nông nghiệp tăng đều qua từng năm đã cho thấy đƣợc hƣớng đi đúng đắn của ngành nông nghiệp Tỉnh. Tuy nhiên, việc tăng trƣởng nóng nhiều mặt hàng nông sản trong những năm qua đã gây nên tình trạng tăng trƣởng thiếu bền vững của một số loại cây trồng nhƣ Hồ tiêu, cao su. Nhiều năm qua, tình trạng trồng ồ ạt những loại cây trồng khi giá tăng, và phá bỏ cũng ồ ạt khi giá giảm xảy ra khá phổ biến. Để giải quyết việc này cần phải có quy hoạch và định hƣớng dài hạn cho ngành nông nghiệp của Tỉnh, có những khuyến cáo kịp thời giúp ngƣời dân có đƣợc những thông tin cần thiết khi quyết định đầu tƣ vào nông nghiệp. Riêng ngành KH&CN cần có nhiều hơn những nghiên cứu góp phần tăng năng suất, chất lƣợng sản phẩm, giảm giá thành nhằm có tính cạnh tranh cao, nghiên cứu sản xuất bền vững gắn liền với bảo vệ môi trƣờng. Đi đôi với nghiên cứu kỹ thuật cần có những nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm nhằm có những thông tin chính xác cho việc tham mƣu quy hoạch ngành nông nghiệp. Sở KH&CN Gia Lai đã nhận thấy những tồn tại trên và đã có nhiều nghiên cứu giải quyết các vấn đề về năng suất, chất lƣợng sản phẩm, canh tác bền vững, bảo vệ môi trƣờng nông nghiệp và bƣớc đầu nghiên cứu các chuỗi giá trị của từng loại cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai.

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( nghiên cứu trường hợp tỉnh gia lai) (Trang 31 - 35)