Kết quả đánh giá hiệu quả của các Đề tài, Dự án thuộc lĩnh vực nông

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( nghiên cứu trường hợp tỉnh gia lai) (Trang 41 - 47)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3.2.Kết quả đánh giá hiệu quả của các Đề tài, Dự án thuộc lĩnh vực nông

nghiệp tại Gia Lai từ 2000-2010

2.3.2.1. Căn cứ đánh giá tính hiệu quả của các Đề tài, Dự án

- Một Đề tài, Dự án đạt hiệu quả cao khi đạt đƣợc phần lớn các điều kiện sau:

+ Đề tài phải đƣa ra đƣợc hƣớng giải quyết những vấn đề đang còn tồn tại trong sản xuất thực tế, những vấn đề đó có nghiên cứu mang tính khoa học cao đáp ứng đƣợc nhu cầu;

+ Đề tài thực hiện tạo ra đƣợc các sản phẩm mà thị trƣờng nông sản còn thiếu, đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế của xã hội;

+ Phát triển đƣợc những sản phẩm mang tính đặc trƣng của địa phƣơng; + Dựa trên điều kiện sẵn có của từng vùng, đề tài đƣợc triển khai mang tính mới, đột phá nhằm đƣa những cây, con có tính mới, giá trị cao, đƣợc thị trƣờng tiêu thụ ƣa chuộng. Các sản phẩm đề tài tạo đƣợc ngƣời dân áp dụng ngay vào thực tế mà không cần phải có nhiều chính sách khuyến khích áp dụng và nhân rộng.

+ Các dự án gắn với đời sống sản xuất của ngƣời dân, nhất là ngƣời dân vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Sản phẩm của dự án đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Ngƣời dân có thể áp dụng và nhân rộng đạt kết quả tốt sau khi dự án kết thúc.

+ Nhân rộng đề tài cần nguồn vốn ít.

+ Các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học có trách nhiệm và phối hợp tốt trong việc triển khai nhân rộng kết quả đề tài sau khi đề tài đƣợc nghiệm thu.

- Một Đề tài, Dự án đƣợc đánh giá không hiệu quả khi:

+ Đề tài chƣa mang tính mới, một số công nghệ nghiên cứu đã đƣợc sử dụng nhiều ngoài thực tế (Đề tài nghiên cứu xong thì sản phẩm tạo ra đã cũ, nhiều công nghệ đã bị thay thế bởi các nghiên cứu khác).

+ Một số đề tài đƣợc triển khai mang tính mới, nhƣng đối tƣợng nghiên cứu lại không đáp ứng đƣợc điều kiện tự nhiên của địa phƣơng, hoặc sản phẩm tạo ra chƣa cho thấy đƣợc hiệu quả khi áp dụng thực tế.

+ Những đề tài tạo ra các sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, chƣa đáp ứng đƣợc với yêu cầu thực tế trong sản xuất cũng sẽ khó áp dụng và nhân rộng.

+ Nhân rộng đề tài cần nguồn vốn lớn.

+ Các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học không thực hiện hoặc không phối hợp trong việc triển khai nhân rộng kết quả đề tài sau khi đề tài đƣợc nghiệm thu.

Ngoài ra tính hiệu quả của đề tài, dự án KH&CN còn căn cứ vào kết quả điều tra (Bảng câu hỏi đối với Chủ nhiệm và cộng sự tham gia đề tài, dự án; Bảng câu hỏi đối với Cán bộ quản lý, giám sát đề tài, dự án; Bảng câu hỏi điều tra thu thập thông tin đối với hộ gia đình, cá nhân những nơi triển khai và sử dụng kết quả các đề tài, dự án).

2.3.2.2. Kết quả đánh giá hiệu quả các Đề tài, Dự án

Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2010, việc nghiên cứu khoa học của tỉnh Gia Lai không chỉ do các đơn vị trong tỉnh thực hiện mà còn có sự tham gia của các đơn vị nghiên cứu, các nhà khoa học ngoài tỉnh nhƣ: Đại học Khoa học Huế, Đại học Tây Nguyên, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên…. Điều đó phần nào tạo cho các kết quả nghiên cứu trong giai đoạn này đạt đƣợc kết quả khả quan.

Qua kết quả điều tra đối với một số ĐT, DA đƣợc thực hiện trong giai đoạn này, căn cứ vào các tiêu chí để đánh giá tính hiệu quả của ĐT, DA đƣa ra tại mục 2.3.2.1 có thể đánh giá hiệu quả một số đề tài – dự án đã đƣợc triển khai ứng dụng thực tế nhƣ sau:

a, Các Đề tài, Dự án có kết quả nghiên cứu triển khai có hiệu quả:

Bảng 2.7: Các đề tài đƣợc sử dụng kết quả nghiên cứu triển khai thực tế có hiệu quả, giai đoạn 2000-2010

STT Tên đề tài

1 Nạc hóa đàn heo ở Gia Lai

2 Điều tra thực trạng cây ăn quả lâu năm đề xuất một số loại cây ăn quả thích hợp cho vùng Đông và Tây tỉnh Gia Lai

3

Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số yếu tố tự nhiên và kỹ thuật hạn chế năng suất mủ cao su, xây dựng biện pháp khắc phục tại Binh đoàn 15-Đức Cơ- Gia Lai

Trung tâm giống bò Hà Tam và biện pháp khắc phục.

5 Điều tra bình tuyển các giống điều tốt có triển vọng và xây dựng mô hình thâm canh cây điều trên địa bàn tỉnh Gia Lai

6

Điều tra tình hình sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các yếu tố hóa học trên rau xanh; Thử nghiệm mô hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Gia Lai

7 Khảo nghiệm các dòng chè LDP1, LDP2, LĐ97,...trồng tại xí nghiệp NCN chè Biển Hồ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Thực nghiệm sản xuất lúa lai F1

9 Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ Đông-Xuân ở những vùng hạn của tỉnh Gia Lai

10

Nghiên cứu Gây trồng cây Sa nhân tím trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhằm bảo vệ, phát triển nguồn gen quý, sử dụng hiệu quả đất dốc và nâng cao thu nhập cho nhân dân vùng núi

11 Nguyên cứu ứng dụng quy trình sản xuất giống và thử nghiệm nuôi thƣơng phẩm cá Thát Lát ( Notoplerus notoplerus Pallas, 1780) tại tỉnh Gia Lai 12 Phục tráng giống khoai lang Lệ Cần tại huyện Đăk Đoa

13 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần làm cho quả cà phê vối (Robusta) chín tập trung tại Gia Lai

14

Nghiên cứu một số chuẩn xạ khuẩn ƣa nhiệt phân giải cellulose phân lập tại Gia Lai và đánh giá khả năng phân huỷ vỏ cà phê của chúng để dùng làm phân bón

15 Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất hồ tiêu (Piper nigrum L.) theo hƣớng GAP tại Gia Lai

16 Ứng dụng công nghệ sinh học để chế biến thức ăn chăn nuôi cho đại gia súc từ cỏ và phụ phẩm nông nghiệp.

17 Thử nghiệm một số cặp lai giữa lợn rừng Thái lan và lợn bản địa tai tỉnh Gia Lai

18 Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển cây dƣợc liệu bản địa có giá trị tại vùng Đông Nam tỉnh Gia Lai

19 Thử nghiệm một số biện pháp sinh học phòng trừ sâu tơ hại rau họ hoa thập tự tại tỉnh Gia Lai

Các đề tài trên đã đƣợc triển khai sản xuất trên thực tế và đạt đƣợc hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trƣờng khá tốt. Kết quả trên có đƣợc vì các nghiên cứu đã đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế trong sản xuất và nhu cầu phát triển các sản phẩm đặc trƣng vùng.

Một số sản phẩm do đề tài tạo ra đã phát triển thành các mặt hàng đặc sản đặc trƣng của vùng nhƣ khoai lang Lệ Cần, Sa nhân tím,… các sản phẩm đã làm tăng chất lƣợng và giá trị sản phẩm nông nghiệp, nhiều hộ dân đã phát triển diện tích trồng các loại cây đặc sản trên, tạo đƣợc nguồn thu ổn định từ kinh tế nông nghiệp.

Hình 2.4. Thí nghiệm nhân giống vô tính và hữu tính cây sa nhân tím

Các đề tài nghiên cứu khảo nghiệm giống, nuôi trồng thử nghiệm một số đối tƣợng mới cũng đã tác động đến cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi của tỉnh Gia Lai. Tạo đƣợc đối tƣợng sản xuất nông nghiệp mới mang tính đột phá đối với nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân nhƣ: nuôi heo rừng lai, nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt, phát triển các giống chè mới thay thế cho các giống cũ đã không còn đáp ứng cho sản xuất và thị trƣờng hiện nay. Đặc biệt một số đề tài nghiên cứu về giống cà phê, các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lƣợng quả cà phê đã đem lại những lợi ích to lớn cho ngƣời dân tỉnh nhà nói riêng và nhân dân trồng cà phê khu vực Tây Nguyên nói chung.

Hình 2.5. Đề tài nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật góp phần làm cho quả cà phê vối chín tập trung

b, Các Đề tài, Dự án có kết quả nghiên cứu mang lại hiệu quả chƣa cao

Bảng 2.8: Các đề tài đƣợc sử dụng kết quả nghiên cứu ra thực tế có hiệu quả chƣa cao, giai đoạn 2000 – 2010

STT Tên đề tài

1 Nghiên cứu phát triển cây bông tại tỉnh Gia Lai

2 Nghiên cứu khảo nghiệm chế biến phân hữu cơ vi sinh bằng công nghệ EM 3 Khảo nghiệm giống và kỹ thuật trồng dứa Cayen.

4 Đánh giá tài nguyên đặc điểm phân bố cây dƣợc liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai

5 Sản xuất thử nghiệm giống nấm nguyên chủng thích hợp với các vùng sinh thái; Xây dựng, hƣớng dẫn kỹ thuật nuôi trồng nấm ở Gia Lai.

6 Hoàn thiện dây chuyền chế biến cà phê nhân xuất khẩu bằng công nghệ chế biến ƣớt

7 Điều tra,...Giải pháp quản lý giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn Gia Lai 8 Đánh giá khả năng thích nghi của giống cừu Phan Rang nuôi tại Gia Lai 9 Nghiên cứu đặc điểm đại hoá thổ nhƣỡng và hiện trạng xói mòn vùng đất

dốc tỉnh Gia Lai phục vụ bố trí cây trồng hợp lý.

11 Nguyên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai

12 Nguyên cứu giải pháp về khoa học công nghệ để góp phần ổn định phát triển cây Bông trong hệ thống cơ cấu cây trồng tại các địa bàn tỉnh Gia Lai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13 Ứng dụng quy trình công nghệ Lupus lập phần mềm bố trí sử dụng đất nông nghiệp thí điểm cho địa bàn huyện Chƣ Sê tỉnh Gia Lai

14 Ứng dụng các chế phẩm tăng năng suất và chất lƣợng hạt điều ở ba huyện trọng điểm trồng điều ( Kông Chro, Krông Pa, Ia Grai) của tỉnh Gia La 15 Thử nghiệm chế phẩm nấm Metarhizum anisopliae để phòng trừ ve sầu hại

cà phê và xén tóc hại mía trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Trong gần 10 năm qua, với 48 Đề tài, Dự án KH&CN đƣợc triển khai thực hiện tại tỉnh Gia Lai cũng có một số đề tài chƣa mang lại hiệu quả triển khai nhƣ mong muốn. Kết quả điều tra cho thấy 30% ngƣời dân và các nhà quản lý đƣợc hỏi cho rằng kết quả của các nghiên cứu đã đƣợc ứng dụng ra thực tiễn nhƣng hiệu quả không đáng kể và 60% ngƣời trực tiếp triển khai các đề tài trả lời các kết quả nghiên cứu của họ đã đƣợc triển khai ứng dụng và phát huy, nhân rộng. Điều đó cho thấy vẫn còn một số lƣợng không nhỏ các Đề tài đƣợc nghiên cứu nhƣng kết quả lại không đƣợc ứng dụng vào thực tế.

Các Đề tài trên chƣa phát huy đƣợc hiệu quả do một số yếu tố sau:

Theo kết quả điều tra tại ba nhóm đối tƣợng (cán bộ quản lý, tham gia thực hiện ĐT, DA, ngƣời dân), đa số các ý kiến cho rằng lý do để khó có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn hiện nay là do thị trƣờng đầu ra của sản phẩm không ổn định, không có đơn vị thu mua, tìm thị trƣờng để ngƣời dân có thể mạnh dạn đầu tƣ sản xuất với quy mô lớn. Hoạt động chế biến bảo quản sau thu hoạch chƣa đƣợc đầu tƣ vì thiếu trang thiết bị, công nghệ nên giá trị của sản phẩm không cao, không có sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

* Đối với các Dự án KH&CN: trong 10 năm số lƣợng Dự án đƣợc triển khai chiếm 29% tổng số các nhiệm vụ đƣợc triển khai. Mặc dù chỉ chiếm số lƣợng không nhiều nhƣng các Dự án đã thể hiện đƣợc sự cần thiết và đƣợc ngƣời dân tham gia nhiệt tình và đạt hiểu quả cao trong nhân rộng mô hình.

Các Dự án đƣợc triển khai đã giúp ngƣời nông dân tiếp cận các kiến thức mới trong sản xuất nông nghiệp, nhiều mô hình nông nghiệp áp dụng KH&CN đã đƣợc nhân rộng ra nhiều địa phƣơng trong toàn Tỉnh, đó là nhờ tính phù hợp với nhu cầu

thực tế đƣợc thể hiện trong các mô hình của từng Dự án. Sự phù hợp đó đƣợc thể hiện qua:

- Nhu cầu tiếp thu kiến thức mới của ngƣời nông dân cho việc sản xuất các đối tƣợng nông nghiệp sẵn có tại địa phƣơng (các mô hình áp dụng tiến bộ KH&CN sản xuất hồ tiêu, cà phê, …);

- Nhu cầu thực tế nhằm thay đổi đối tƣợng sản xuất mang tính mới mà tại địa phƣơng chƣa tiếp cận đƣợc (các mô hình nuôi bò lai, mô hình sản xuất phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp, sản xuất thức ăn chăn nuôi,…);

- Nhu cầu thực tế từ thị trƣờng (các mô hình nuôi cá lồng, chăn nuôi heo sọc dƣa,…).

Có thể nhận thấy, hầu hết các dự án KH&CN đƣợc triển khai đều thể hiện đƣợc tính cần thiết tại tỉnh Gia Lai, là địa phƣơng có nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu tuy nhiên có nhiều vùng khó khăn chƣa tiếp cận đƣợc với KH&CN.

Qua những thống kê các đề tài, dự án có hiệu quả và đƣợc nhân rộng, chúng ta có thể thấy để những nghiên cứu, dự án triển khai đạt đƣợc hiệu quả, đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế, việc xác định các nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai cần đƣợc xác định từ khâu đặt hàng từ ban đầu của từng địa phƣơng. Để làm đƣợc việc này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, ngƣời dân và nhà khoa học. Làm đƣợc điều này, các nhiệm vụ KH&CN sẽ mang tính mới và phù hợp với yêu cầu thực tế trong sản xuất nông nghiệp và thị trƣờng tiêu thụ. Khi đó các sản phẩm của Đề tài, những mô hình nông nghiệp áp dung KH&CN tiên tiến sẽ đƣợc áp dụng, nhân rộng dễ dàng, không cần nhiều sự hỗ trợ từ nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( nghiên cứu trường hợp tỉnh gia lai) (Trang 41 - 47)