Chính sách tài chính đối với việc ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( nghiên cứu trường hợp tỉnh gia lai) (Trang 53 - 58)

9. Kết cấu của Luận văn

2.4.2. Chính sách tài chính đối với việc ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh

lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Gia Lai.

2.4.2.1. Đánh giá chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Gia Lai

Trên cơ sở các chính sách của Trung ƣơng về phát triển ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong nông nghiệp, tỉnh Gia Lai cũng đã xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong phát triển nông nghiệp. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng, đào tạo,... theo quy định của Trung ƣơng thì trong thời gian qua tỉnh Gia Lai cũng đã ban hành các Chƣơng trình phục vụ cho công tác phát triển ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN trong

lĩnh vực nông nghiệp nhƣ: Chƣơng trình ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp đến năm 2020; Chƣơng trình lai cải tạo đàn bò địa phƣơng; Chƣơng trình phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi,... Các chính sách trên đã góp phần thúc đẩy công tác ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hƣớng công nghiệp, hiện đại.

Ngoài các chính sách hỗ trợ trực tiếp vào lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Gia Lai còn ban hành một số chính sách phụ trợ giúp các doanh nghiệp đầu tƣ vào các lĩnh vực tạo điều kiện để sản phẩm nông nghiệp nâng cao chất lƣợng, nâng cao sức cạnh tranh. Để hỗ trợ doanh nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định số 103/2007/QĐ-UBND. Theo quyết định này các cá nhân, doanh nghiệp sẽ đƣợc hỗ trợ 80% lệ phí đăng ký nhãn hiệu, bằng sáng chế cho mỗi giấy chứng nhận, hỗ trợ 50% lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Chính sách này chỉ mới đƣa ra mức hỗ trợ cho phần kinh phí là lệ phí đăng ký. Bên cạnh đó thủ tục để đƣợc nhận sự hỗ trợ còn rƣờm rà, khó thực hiện nên chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm của các doanh nghiệp. Trong thời gian từ năm 2007 đến nay chỉ mới có 06 nhãn hiệu hàng hóa và 01 kiểu dáng công nghiệp đƣợc hỗ trợ kinh phí. Trong 07 đối tƣợng đƣợc hỗ trợ này không có đối tƣợng nào là sản phẩm của ngành nông nghiệp.

Ngày 19 tháng 3 năm 2012, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về ƣu đãi và hỗ trợ đầu tƣ trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản UBND tỉnh Gia Lai cam kết áp dụng đơn giá thuê đất với mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ theo giá đất UBND tỉnh ban hành hàng năm.

Bên cạnh các kết quả đã đạt đƣợc, việc xây dựng các chính sách, các chƣơng trình hỗ trợ cho công tác ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn những khó khăn hạn chế nhất định. Phần lớn các chính sách tài chính chủ yếu là hỗ trợ cho ngƣời dân trực tiếp tham gia sản xuất mà chƣa có sự hỗ trợ thỏa đáng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác hƣớng dẫn chuyển giao các tiến bộ KH&CN nên chƣa tạo đƣợc động lực thúc đẩy công tác ứng dụng chuyển giao một cách có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Một thực tế về các tổ chức hoạt động KH&CN thực hiện nhiệm vụ ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn ít nên vẫn chƣa đảm bảo nhu cầu phát triển ứng dụng trong nông nghiệp trên địa bàn; đồng thời các chế độ chính sách đãi ngộ, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập và chƣa thực sự động viên khuyến khích tham gia, đặc biệt là việc thực hiện công tác chuyển giao các tiến bộ KH&CN cho đối tƣợng là ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số, sống ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện còn rất nhiều khó khăn.

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể đƣa ra một số nhận xét sau: hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai chƣa có những chính sách tài chính cụ thể để thúc đẩy việc triển khai kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, mà chỉ là việc vận dụng những chính sách của Trung ƣơng; thiết chế chính sách tài chính thúc đẩy triển khai kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những đặc điểm:

- Yếu tố chủ quan: + Mặt mạnh (Strengths)

 Sở KH&CN tỉnh Gia Lai có đội ngũ công chức, viên chức giàu kinh nghiệm, am hiểu về quản lý KH&CN;

 Các cơ quan, tổ chức tƣ vấn KH&CN (Hội đồng KH&CN tỉnh, Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh, Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ…) ngày càng đƣợc hoàn thiện và thực hiện tốt công tác tƣ vấn cho UBND tỉnh trong lĩnh vực KH&CN;

 Huy động đƣợc đông đảo lực lƣợng gồm các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia công tác R&D;

 Mạng lƣới các cơ quan R&D ngày càng đƣợc kiện toàn, củng cố và phát triển;

 Các ĐT, DA từng bƣớc đáp ứng yêu cầu thực tiễn về công tác R&D. + Mặt yếu (Weaknesses):

 Nguồn nhân lực của các cơ quan R&D còn thiếu và trình độ năng lực còn hạn chế; Chƣa có thiết chế chính sách khuyến khích nhân lực khoa học và công nghệ hăng say nghiên cứu, hoạt động khoa học khi mức sống của họ còn nhiều khó khăn;

 Hoạt động của các Hội đồng KH&CN cơ sở (các Sở, ban ngành, cấp huyện và trƣờng cao đẳng, đại học đóng trên địa bàn) chƣa có sự gắn kết với nhau trong việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN;

 Chính sách thu hút đầu tƣ (về tài chính, con ngƣời, trang - thiết bị) vào hoạt động NCKH còn hạn chế;

 Công tác đánh giá sự phát huy hiệu quả các ĐT, DA còn lúng túng, chƣa có tiêu chí và quy trình đánh giá cụ thể;

 Chƣa phân bổ kinh phí đánh giá sự phát huy hiệu quả các ĐT, DA sau nghiệm thu để triển khai nhiệm vụ này;

 Sự liên kết mạng lƣới các cơ quan R&D chƣa chặt chẽ, chƣa phát huy đƣợc thế mạnh của của liên kết trong đề xuất, thực hiện và nhân rộng kết quả;

 Công tác ứng dụng và chuyển giao công nghệ sau nghiệm thu chƣa đƣợc quan tâm làm cho kết quả nghiên cứu chậm hoặc không đƣợc ứng dụng vào thực tế;

 Công tác truyền thông KH&CN còn hạn chế và chƣa kịp thời nên những thành tựu về KH&CN chƣa đƣợc phổ biến.

- Yếu tố khách quan + Cơ hội (Opportunities):

 Đảng, Nhà nƣớc có nhiều chủ trƣơng, chính sách quan tâm đến phát triển KH&CN;

 Đƣợc sử dụng nguồn kinh phí 2% tổng chi ngân sách để đầu tƣ cho hoạt động KH&CN;

 Nhu cầu đặt hàng chuyển giao công nghệ, áp dụng tiến bộ KHKT của các tổ chức, cá nhân ngày một gia tăng. Các cá nhân, tổ chức trên toàn quốc đều có thể tham gia thực hiện ĐT, DA trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo thiết chế chính sách chung toàn quốc, không bị ràng buộc bởi bất kỳ yếu tố nào.

 Có sự tham gia đầu tƣ vào lĩnh vực KH&CN của các cơ quan NC-TK, các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong nƣớc và ở ngoài nƣớc;

 Công tác truyền thông KH&CN ngày càng đa dạng, phong phú; + Thách thức (Threats):

 Giải pháp, chính sách tài chính còn bất cập, còn mang nặng thủ tục hành chính rƣờm rà, phức tạp, chƣa gắn với thực tế phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Gia Lai;

 Chƣa chủ động bố trí kinh phí để đánh giá và phát huy, nhân rộng.

 Chƣa có giải pháp, chính sách phát huy, nhân rộng hiệu quả của các ĐT, DA; Việc thu hút, huy động nguồn vốn đầu tƣ cho R&D hầu nhƣ chƣa có gì. Do vậy,

khả năng chủ động ứng dụng, nhân rộng kết quả của ĐT, DA còn rời rạc, mang tính tự phát, chậm đƣợc đi vào sản xuất và đời sống.

 Bộ KH&CN chƣa ban hành bộ tiêu chí và khung quy trình đánh giá sự phát huy hiệu quả các ĐT, DA sau nghiệm thu, nên tỉnh còn lúng túng trong hoạt động đánh giá;

 Nhận thức, sự quan tâm chƣa đầy đủ của lãnh đạo địa phƣơng về vai trò vị trí của KH&CN;

Trên đây là những đặc điểm (mạnh, yếu, thách thức, cơ hội) khi tỉnh Gia Lai áp dụng các chính sách tài chính của trung ƣơng mà chƣa có một hệ thống chính sách tài chính cụ thể của tỉnh trong quá trình triển khai chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Gia Lai thông qua việc phân tích SWOT. Mục 2.4.2.2 dƣới đây sẽ làm rõ hơn những thách thức trong quá trình triển khai chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Gia Lai.

2.4.2.2. Một số bất cập trong quá trình triển khai chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Gia Lai

Một số vấn đề tài chính nhƣ: quản lý trong lĩnh vực khoa học, vốn, thanh quyết toán kinh phí,… cho hoạt động ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay đã có nhiều chuyển biến tích cực giúp nâng cao đáng kể hiệu quả công tác này. Tuy nhiên, trên thực tế cho đến nay vẫn còn khá nhiều bất cập về chính sách cần giải quyết nhanh để phát triển đƣợc khu vực nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật một cách thực sự hiệu quả và bền vững. Cụ thể:

- Đối với hệ thống tổ chức và quản lý hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hiện nay chƣa thực sự tạo ra thiết chế hoạt động có hiệu quả cho các tổ chức này, đặc biệt là các đơn vị nghiên cứu ứng dụng chuyển giao. Năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên hiệu quả ứng dụng của các kết quả nghiên cứu không cao. Các tổ chức này bị ràng buộc bởi một số thiết chế hành chính cứng nhắc nên chƣa tạo mối liên kết hữu cơ giữa các tổ chức trong tỉnh với ngoài tỉnh và hợp tác nƣớc ngoài.

- Đầu tƣ kinh phí cho hoạt động ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN trong nông nghiệp còn khá nhiều hạn chế nhƣ đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu và

ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN và phát triển công nghệ trong nông nghiệp còn dàn trải. Giải pháp cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí, đầu tƣ còn nhiều bất cập khi vẫn chƣa có bộ tiêu chuẩn thực sự rõ ràng và phù hợp. Chính điều này một phần cũng là nguyên nhân làm cho các chính sách đầu tƣ cho hoạt động ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN trong nông nghiệp trở nên không đủ mạnh và thiếu đồng bộ làm giảm hiệu quả sử dụng ngân sách.

- Đối với nguồn nhân lực làm công tác ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN trong nông nghiệp cần có chính sách tuyển dụng phù hợp đảm bảo tuyển chọn đƣợc ngƣời có năng lực, kinh nghiệm và nhiệt tâm với công việc. Quy định về quản lý cán bộ nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KH&CN theo giờ hành chính không phù hợp với công việc rất đặc thù này, đặc biệt là với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, chính sách đãi ngộ cho khối cán bộ nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ KH&CN chƣa tạo ra đƣợc động lực làm việc cho cán bộ với mức lƣơng chủ yếu vẫn theo ngạch bậc và hệ số của Nhà nƣớc và hầu nhƣ không có thêm các khuyến khích nào khác.

- Đối với việc phát triển thị trƣờng công nghệ cần có chính sách quyết liệt hơn và hỗ trợ mạnh hơn về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật để xây dựng thị trƣờng công nghệ. Các chính sách hỗ trợ có liên quan nhƣ thu nhập, thuế, bảo vệ bản quyền… cần đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hiện nay để khuyến khích đƣợc các nhà nghiên cứu, phát minh sáng chế.

- Đối với đối tƣợng ứng dụng tiến bộ KH&CN trong nông nghiệp cần có các chính sách hỗ trợ tạo điều kiện tốt hơn cho nông dân trong ứng dụng tiên bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp (giao quyền sử dụng ruộng đất, dồn điền đổi thửa, miễn giảm thuế đất nông nghiệp…).

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( nghiên cứu trường hợp tỉnh gia lai) (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)