9. Kết cấu của Luận văn
3.2.1. Chính sách tài chính hỗ trợ cho các đơn vị ứng dụng, chuyển giao kết
trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn tại tỉnh Gia Lai
Để các kết quả nghiên cứu thực sự đi vào cuộc sống rất cần sự hỗ trợ của ngân sách nhà nƣớc đối các đơn vị chuyển giao kết quả nghiên cứu, ngƣời dân và cả các tổ chức thực hiện các công đoạn sau thu hoạch nhƣ chế biến, tiêu thụ. Trên cơ sở những định hƣớng sử dụng chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay, tác giả luận văn xin đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:
3.2.1. Chính sách tài chính hỗ trợ cho các đơn vị ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu quả nghiên cứu
Các nhà khoa học qua quá trình nghiên cứu đã tạo ra các sản phẩm là các kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu này cần một cầu nối để có thể đến đƣợc với ngƣời thụ hƣởng nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, cầu nối đó chính là các đơn vị chuyển giao công nghệ. Hơn nữa, đa số nông dân còn gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp thu những kỹ thuật về giống, cây con mới nên rất cần có sự hƣớng dẫn, chuyển giao của các tổ chức làm nhiệm vụ chuyển giao các kết quả nghiên cứu.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu có tính mới, chƣa đƣợc ứng dụng rộng rãi trong thực tế nên ngƣời dân còn ngại trong việc sử dụng nên thị trƣờng của các đơn vị chuyển giao không đƣợc dồi dào. Vì vậy, để các đơn vị chuyển giao mạnh dạn trong việc đƣa các giống cây trồng, vật nuôi mới vào hoạt động chuyển giao của đơn vị thì rất cần chính sách hỗ trợ tài chính từ nhà nƣớc.
3.2.1.1. Chính sách tín dụng
Đa số các đơn vị thực hiện chức năng chuyển giao các kết quả nghiên cứu hiện nay đang hoạt động theo thiết chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Qua đó các đơn vị phải tự chủ về con ngƣời, kinh phí hoạt động. Ngoài việc thực hiện chức năng chuyển giao các kết quả nghiên cứu thì các đơn vị này cũng có những hoạt động nhƣ một doanh nghiệp trong lĩnh vực KH&CN. Hoạt động của các đơn vị này phải đảm bảo có lợi nhuận để vận hành bộ máy và trả lƣơng cho ngƣời lao động. Chính vì lẽ đó mà việc đƣa những giống cây trồng, giống vật nuôi mới vào hoạt động cũng là một thử thách trong việc thu lại lợi nhuận cho đơn vị.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị chuyển giao sử dụng các kết quả đã đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu, với vai trò của mình nhà nƣớc cần có giải pháp hỗ trợ kinh phí thỏa đáng cho các đơn vị bằng cách tạo một số thiết chế trong chính sách tính dụng mới nhằm khuyến khích các đơn vị đầu tƣ phát triển các kết quả nghiên cứu ra thị trƣờng:
- Ấn định tỷ lệ lãi suất tín dụng (thấp hơn tỷ lệ lãi suất của các ngân hàng thƣơng mại) và cố định lãi suất trong một số năm để hỗ trợ các dự án ứng dụng các kết quả nghiên cứu từ Quỹ đầu tƣ phát triển của tỉnh.
- Ban hành văn bản hƣớng dẫn về các tiêu chí cụ thể xác định các dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu cần đƣợc ƣu tiên hỗ trợ.
- Đơn giản hóa thủ tục xét duyệt các dự án, mở rộng đối tƣợng đƣợc Quỹ hỗ trợ (kể cả doanh nghiệp KH&CN do tƣ nhân thành lập), đổi mới hình thức thế chấp, tín chấp hoặc bảo lãnh.
- Tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị chuyển giao đƣợc dùng quyền sử dụng đất để góp vốn trong các liên danh đƣợc thế chấp vay ngân hàng để thực hiện những dự án ứng dụng các kết quả nghiên cứu.
3.2.1.2. Chính sách thuế
Kết quả điều tra phỏng vấn 11 đơn vị có đăng ký hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh cho thấy 7/11 đơn vị (chiếm 63% đơn vị đƣợc điều tra) cho rằng nếu nhà nƣớc có giải pháp hỗ trợ các đơn vị trong chính sách thuế sẽ tạo điệu kiện thuận lợi cho các đơn vị thực hiện các dự án ứng dụng các kết quả nghiên cứu.
Dự án đầu tƣ thuộc các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc đối tƣợng ƣu đãi thuế. Tuy nhiên, với qui định hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp thì chỉ những tổ chức KH&CN hoặc các doanh nghiệp mới thành lập thuộc các loại hình này, các cơ sở nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (hoặc đặc biệt khó khăn) thì mới đƣợc ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, các dự án hay hoạt động KH&CN từ các cơ sở khác thì không thuộc phạm vi đƣợc ƣu đãi thuế. Nhƣ vậy có thể thấy là: với các dự án KH&CN có tính chất nhƣ nhau thậm chí giống hệt nhau nhƣng do các cơ sở thực hiện khác nhau thì sẽ đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau.
Xuất phát từ thực tế trên để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp KH&CN cũng nhƣ các đơn vị chuyển giao trên địa bàn tỉnh Gia Lai tích cực trong việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu, cần có những giải pháp sau:
- Nhà nƣớc cần hoàn thiện các công cụ khuyến khích về thuế, mở rộng đối tƣợng và tạo điều kiện để các đối tƣợng có liên quan biết và hƣởng các ƣu đãi về thuế để đầu tƣ ứng dụng các kết quả nghiên cứu: nhanh chóng triển khai thực hiện những chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp thúc đẩy việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu theo tinh thần của Nghị định 119/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 1999 của Chính Phủ Về một số chính sách và giải pháp tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào hoạt động KH&CN.
- Các quy định và thủ tục xác nhận hỗ trợ thuế cần đƣợc đơn giản hóa để các đơn vị dễ dàng tiếp cận từ các chính sách khuyến khích của Nhà nƣớc dựa trên nguyên tắc công khai, bình đẳng.
- Cho phép các doanh nghiệp, các đơn vị ứng dụng các kết quả nghiên cứu đƣợc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần doanh thu thu đƣợc từ việc ứng dụng kết quả nghiên cứu trong thời hạn 03 năm kể từ ngày đơn vị triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu.