9. Kết cấu của Luận văn
3.2.2. Chính sách tài chính hỗ trợ cho người dân áp dụng sản phẩm nghiên cứu
cứu khoa học
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam đang là lực lƣợng đông đảo, nòng cốt nhất và có nhiều đóng góp đáng tự hào. Nông dân chính là những ngƣời tích cực tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn, chủ động, sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; trong quá trình tổ chức sản xuất công nghiệp hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa nông nghiệp, nông thôn; trong gìn giữ nếp sống văn hóa, thuần phong mỹ tục và là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh trâ ̣t tƣ̣ tại cơ sở.
Chuyển giao công nghệ tới những ngƣời sản xuất ở nông thôn là quá trình thực hiện hóa các kết quả nghiên cứu khoa học, một trong những yêu cầu quan trọng của việc phát triển KH&CN. Tuy nhiên, để ngƣời dân có thể tiếp cận, sử dụng những kết quả nghiên cứu một cách hiệu quả, đem lại thu nhập cho chính bản thân ngƣời nông dân cũng nhƣ tạo ra những sản phẩm hữu ích cho xã hội đòi hỏi cần
phải có sự hỗ trợ thích đáng từ các cơ quan chức năng nói riêng và nhà nƣớc nói chung.
3.2.2.1. Chính sách tín dụng
Để thúc đẩy ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, ngoài việc hỗ trợ cho các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ chuyển giao Nhà nƣớc cần tăng cƣờng hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời dân sử dụng các kết quả nghiên cứu.
Trong thời gian qua, Nhà nƣớc đã ban hành một số chính sách tín dụng nhằm phục vụ sự phát triển nông nghiệp nông thôn nhƣ Nghị định 41/2010/NĐ-CP. Tại nghị định này đã có 08 lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, đối tƣợng, lĩnh vực ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học đã không đƣợc đề cập và nhận sự hỗ trợ cho vay của nhà nƣớc.
Chính vì vậy, trong thời gian tới để hỗ trợ cho ngƣời dân trong việc tiếp cận các dịch vụ tƣ vấn và ứng dụng KH&CN trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Gia Lai cần tập trung thực hiện một số chính sách sau:
- Thành lập Quỹ ứng dụng kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp để có kinh phí hỗ trợ cho ngƣời dân trong quá trình sản xuất.
- Hỗ trợ 100% kinh phí đầu tƣ mua các giống cây trồng, giống vật nuôi là kết quả nghiên cứu để ngƣời dân phát triển sản xuất. Sự hỗ trợ này đƣợc áp dụng cho tất cả các địa phƣơng trên địa bàn toàn tỉnh, không phân biệt vùng khó khăn hay thuận lợi.
- Hiện nay, quy mô sản xuất nông nghiệp có xu hƣớng mở rộng và chi phí cho sản xuất nông nghiệp tăng lên. Trong khi đó theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP các quy định về mức cho vay không có tài sản bảo đảm là 50 triệu đồng, 200 triệu đồng, 500 triệu đồng đối với cá nhân, hộ kinh doanh, hợp tác xã, chủ trang trại đƣợc thực hiện từ năm 2010 đến nay không còn phù hợp. Vì vậy cần nâng định mức cho vay tƣơng ứng với các đối tƣợng trên là 100 triệu đồng, 500 triệu đồng và 01 tỷ đồng để tạo điều kiện cho ngƣời dân mở rộng quy mô sản xuất theo hƣớng cơ giới hóa và sản xuất bền vững.
- Hiện nay, theo Quyết định 497/QĐ-TTg ngƣời dân đang đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ cho vay vốn để mua các sản phẩm vật tƣ nông nghiệp với mức tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hóa nhƣng không vƣợt quá 07 triệu đồng/ha và đƣợc hỗ trợ 4% lãi suất vay. Thiết nghĩ, đối với những hộ nông dân mạnh dạn ứng dụng các
giống cây trồng, giống vật nuôi là các kết quả nghiên cứu KH&CN thì mức hỗ trợ và lãi suất hỗ trợ trên là chƣa đủ điều kiện để ngƣời dân triển khai sản xuất. Nhà nƣớc nên tăng số vốn đƣợc vay để mua các sản phẩm vật tƣ nông nghiệp lên là 15 triệu đồng/ha và hỗ trợ 50% lãi suất vay cho ngƣời dân.
3.2.2.2. Chính sách thuế
Với mục tiêu khuyến khích phát triển nông nghiệp, giảm nhẹ đóng góp cho nông dân thời gian qua đã có nhiều chính sách đƣợc ban hành. Qua đó, nông dân sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đƣợc miễn giảm thuế nông nghiệp theo 2 mức 50% (phần diện tích ngoài hạn điền) và 100% (trong hạn điền).
Đối với mức tối thiểu 50% cho diện tích ngoài hạn điền nhƣng nếu ngƣời nông dân sử dụng diện tích này để sản xuất, ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN và trồng trọt đúng quy hoạch, đƣợc miễn giảm thêm 25%; nếu ngƣời nông dân trồng trọt sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, … đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đƣợc miễn giảm thêm 25%.
3.2.2.3. Chính sách hỗ trợ đầu ra của sản xuất
Trƣớc hết cần có những chính sách để xử lý mối quan hệ giữa giá đầu vào và giá tiêu thụ nông sản. Khi ngƣời nông dân đã có sản phẩm từ việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào trồng trọt, chăn nuôi để trao đổi trên thị trƣờng thì họ sẽ quan tâm đến lợi nhuận; lợi nhuận của sản phẩm nông nghiệp phụ thuộc vào giá bán của sản phẩm và giá mua các yếu tố đầu vào. Do đó, chính sách giá nông sản cần chú ý đến tác động giữa giá tiêu thụ nông sản và tính toán đƣợc hết các đầu vào, đảm bảo lợi nhuận cho nông dân; tránh tình trạng nông dân bị ép giá, phải bán sản phẩm cho một thƣơng lái nhất định. Điều này có thể giải quyết thông qua chính sách đấu thầu công khai sản phẩm nông sản của ngƣời dân.
Chính sách trợ giá nông sản: Đối với các sản phẩm nông sản có nguồn cung cấp xa nơi tiêu thụ, dễ bị thƣơng lái ép giá; cần có chính sách trợ giá nông sản thông qua việc trợ giá chi phí lƣu thông vận chuyển từ nông thôn, từ vùng sâu, vùng xa ra thành thị, ra thị trƣờng.