Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( nghiên cứu trường hợp tỉnh gia lai) (Trang 29 - 30)

9. Kết cấu của Luận văn

2.1.1.Điều kiện tự nhiên

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 m so với mực nƣớc biển. Với diện tích 15.536,92 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40" kinh đông. Ở Gia Lai, đỉnh cao nhất là đỉnh Kon Ka Kinh (Kbang) cao 1.748m. Địa hình có xu hƣớng thấp dần từ Bắc xuống Nam và thoải dần từ Tây sang Đông, nét nổi bật của địa hình tỉnh Gia Lai có tính phân bậc, các bậc cao thƣờng nằm phía Đông.

Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa mƣa từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trƣờng Sơn có lƣợng mƣa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trƣờng Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC.

Theo phân loại của FAO – Unesco, đất đai của tỉnh Gia Lai gồm các loại sau: - Nhóm đất phù sa: diện tích 64.218 ha, chiếm 4,13% diện tích tự nhiên, phân bố ở nơi có địa hình bằng phẳng, gần nguồn nƣớc, tầng đất dày, phù hợp cho phát triển cây nông nghiệp đặc biệt là cây lúa nƣớc và cây hoa màu lƣơng thực.

- Nhóm đất xám: diện tích 364.638 ha, chiếm 23,4% diện tích tự nhiên, tập trung dọc sông Ba, sông Ayun. Đƣợc hình thành trên nền phù sa cổ, đá mắc ma axit và đá cát, đất có thành phần có giới nhẹ, dễ thoát nƣớc, nghèo dinh dƣỡng. Đất thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày hoặc trồng rừng để bảo vệ đất.

- Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 756.433 ha, chiếm 48,69% diện tích tự nhiên. Tập trung ở các huyện trên cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng, đất thích hợp cho trồng cây công nghiệp dày ngày (chè, cà phê, cao su), cây ăn quả.

- Nhóm đất đen dốc tụ: diện tích 16.774 ha, chiếm 1,08% diện tích tự nhiên. Nhóm đất ở độ cao 300-700m, thích nghi cho trồng rừng, khôi phục thảm thực vật bề mặt bảo vệ đất.

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 164.751 ha, chiếm 10,6% diện tích tự nhiên. Loại đất này không có khả năng cho sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( nghiên cứu trường hợp tỉnh gia lai) (Trang 29 - 30)