9. Kết cấu của Luận văn
2.4.3. Nhu cầu hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả
nghiên cứu KH&CN vào thực tiễn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của tỉnh Gia Lai
Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học xuất phát từ ý thích, năng lực và suy nghĩ chủ quan của chính các nhà khoa học thay vì xung phong giải các bài toán của doanh nghiệp và đời sống. Chính vì vậy nhiều kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học không thể chuyển giao và thƣơng mại hóa, điều này đồng thời cũng góp phần làm giảm sự quan
tâm của xã hội và doanh nghiệp vào hoạt động nghiên cứu khoa học, giảm đi nguồn lực và động lực cho hoạt động nghiên cứu.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu khoa học xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của đời sống, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho đời sống – sản xuất. Tuy nhiên, có nhiều đề tài, nhiều nghiên cứu sau khi nghiệm thu đạt kết quả tốt không đƣợc triển khai hoặc triển khai không đạt hiệu quả do những thiết chế chính sách về tài chính, về nhân lực, về phƣơng pháp triển khai. Điều đó đã làm rào cản đối với việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, đã làm lệch đi ý nghĩa của việc nghiên cứu khoa học để phục vụ sản xuất.
Rõ ràng, khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng. Khi các ý tƣởng, đề tài dự án nghiên cứu đã xuất phát từ nhu cầu thực tiễn thì các nhà khoa học cần lắng nghe các phản ứng và mong muốn của thị trƣờng, của doanh nghiệp để hoàn thiện sản phẩm. Khi những nghiên cứu trở thành sản phẩm với tính ứng dụng cao và có khả năng ứng dụng thực tế, lúc đó sẽ có thị trƣờng công nghệ.
Các yếu tố tiếp theo có thể thúc đẩy quá trình nghiên cứu khoa học là các chính sách, thể chế cũng cần đổi mới theo hƣớng xóa bỏ các rào cản hành chính rối rắm, có giải pháp tài chính phù hợp, tạo động lực thu hút mọi ngƣời say mê với khoa học.
Cùng với sự quan tâm, đầu tƣ phát triển khoa học và công nghệ của cả nƣớc, tỉnh Gia Lai cũng đã rất quan tâm đầu tƣ trong hoạt động nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn khá nhiều bất cập về chính sách, đòi hỏi cần giải quyết nhanh để thúc đẩy phát triển nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật thực sự có hiệu quả và bền vững, cụ thể cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Hiện nay, các chính sách có liên quan chƣa thực sự tạo ra thiết chế hoạt động có hiệu quả cho các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; năng lực nghiên cứu ở cấp cơ sở rất yếu nên hiệu quả ứng dụng của các kết quả nghiên cứu không cao; chƣa tạo đƣợc sự kết nối hiệu quả giữa hệ thống nghiên cứu, chuyển giao với đào tạo nhân lực trong và ngoài tỉnh gây khó khăn cho việc phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng cao phục vụ công tác nghiên cứu và chuyển giao trên địa bàn Tỉnh; chính sách tổ chức quản lý hiện nay chƣa thật sự khuyến khích các doanh nghiệp tích cực tham gia phối hợp, thực hiện các nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
- Giải pháp chính sách đầu tƣ kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp còn nhiều hạn chế nhƣ đầu tƣ cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp còn dàn trải và chƣa tƣơng xứng với nhu cầu phát triển sản xuất. Giải pháp cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí còn nhiều bất cập không thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.
- Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp có tính chất rất đặc thù về địa bàn, đối tƣợng nhận công nghệ. Do đó,vấn đề khó khăn nhất đối với hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực này là đối tƣợng tiếp nhận và hƣởng lợi từ hoạt động chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp do năng lực của đối tƣợng này hiện nay còn hạn chế về nhận thức và tài chính nên việc thƣơng mại hóa dịch vụ này hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy hầu nhƣ chỉ những ngƣời sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và lợi nhuận cao mới hiểu và sẵn lòng đóng góp một phần kinh phí của mình vào việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật. Phần lớn ngƣời sản xuất nông nghiệp ở quy mô nhỏ, lợi nhuận thấp đều không mặn mà với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật. Vì vậy, cần có chính sách hỗ trợ đối tƣợng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm phát huy tác dụng trong việc giúp đƣa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Các chính sách đó bao gồm: việc đổi mới quản lý sử dụng đất nông nghiệp; các chính sách hỗ trợ về đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp; chính sách nguồn vốn tín dụng; chính sách tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng; khuyến khích hỗ trợ phát triển hệ thống bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông và thông tin. Mặc dù, các chính sách trên đã có tác dụng và hiệu quả nhất định trong hỗ trợ sản xuất cho ngƣời dân, nhƣng cũng còn rất nhiều bất cập nhƣ: Chính sách về quyền sử dụng đất chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế (hạn điền thấp, diện tích canh tác manh mún); Chính sách hỗ trợ cho đối tƣợng nhận chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chƣa phù hợp với trình độ dân trí thấp, nhận thức không đồng đều giữa các vùng địa lý; Chính sách khuyến khích sự tham gia của ngƣời dân chƣa mang lại hiệu quả; Chính sách khuyến nông có nguồn ngân sách Nhà nƣớc vẫn chủ yếu áp dụng theo giải pháp cấp phát theo kế hoạch; Chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của
thực tế; Chính sách vốn tín dụng cũng chƣa phù hợp với thực tiễn sản xuất khi hạn mức cho vay thấp, thời hạn cho vay ngắn và thủ tục còn khá rƣờm rà; Chính sách liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chƣa đem lại hiệu quả cao cho ngƣời sản xuất nông nghiệp do vẫn chƣa tạo dựng đƣợc thị trƣờng thực sự cho các sản phẩm đƣợc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.