Thực trạng chính sách Khoa học và Công nghệ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( nghiên cứu trường hợp tỉnh gia lai) (Trang 64 - 65)

9. Kết cấu của Luận văn

3.1.1.Thực trạng chính sách Khoa học và Công nghệ tại Việt Nam

Để tăng cƣờng phát triển Khoa học và Công nghệ, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành hệ thống chính sách nhằm thúc đẩy đầu tƣ phát triển KH&CN, tạo động lực và nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nhƣ: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Năng lƣợng nguyên tử, Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, Nghị định số 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ…

Năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/1999/NĐ-CP về các chính sách và giải pháp tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào hoạt động KH&CN. Theo đó, các doanh nghiệp, khi thực hiện các hoạt động KH&CN sẽ đƣợc hƣởng những ƣu đãi nhất định về thuế, tín dụng, quyền sử dụng đất...

Năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 122/2003/NĐ-CP về Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia nhằm thu hút các nguồn lực tài chính khác nhau đầu tƣ cho KH&CN.

Năm 2004, Thủ tƣớng phê duyệt Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg ngày 28/9/2004 về Đề án đổi mới cơ chế quản lý KH&CN trong đó có nội dung “Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tƣ tài chính cho hoạt động KH&CN”.

Tháng 4/2012, Thủ tƣớng phê duyệt Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 về Chiến lƣợc phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020. Theo đó, định hƣớng đổi mới đƣợc xác định cụ thể là: Phấn đấu tăng tổng đầu tƣ xã hội cho KH&CN đạt 1,5% GDP vào năm 2015 và trên 2% vào năm 2020; huy động các nguồn vốn ngoài NSNN cho hoạt động này. Xây dựng quy định về nguyên tắc, tiêu chí và quy trình phân bổ kinh phí ngân sách đầu tƣ cho KH&CN; Xây dựng cơ chế có thể điều tiết ngân sách KH&CN đã phân bổ phù hợp với nhu cầu, năng lực và tình hình thực tế sử dụng ngân sách…

Tháng 10/2012, Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Bộ Khoa học và Công nghệ và một số bộ, ngành liên quan đang xây dựng Ðề án "Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế" trình Ban Chấp hành Trung ƣơng (Khóa XI). Ðề án tập trung giải quyết những khâu yếu và ách tắc đang cản trở sự phát triển và đóng góp của KH&CN trong quá trình CNH, HÐH đất nƣớc. Một trong những mục tiêu quan trọng Ðề án đƣa ra là khắc phục đƣợc về cơ bản những rào cản chính về cơ chế, chính sách đang cản trở sự phát triển KH&CN hiện nay, đặc biệt là giải pháp, chính sách đầu tƣ, tài chính cho KH&CN.

Năm 2013, Quốc hội đã thông qua Luật KH&CN (thay thế Luật KH&CN năm 2000) khẳng định rõ mức chi ngân sách hàng năm cho KH&CN từ 2% trở lên và tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp KH&CN. Việc giao kinh phí sẽ áp dụng giải pháp khoán, Nhà nƣớc đặt hàng và Quỹ để triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ, tránh đƣợc việc phải lo quyết toán hàng năm.

Năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tƣ và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ. Nghị định này quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành các Điều 52, 53, 54, 58 và 63 của Luật Khoa học và Công nghệ về đầu tƣ, cơ chế tài chính và một số nội dung cần thiết về dự toán ngân sách nhà nƣớc, nội dung chi cho hoạt động KH&CN và quản lý nhà nƣớc về quỹ phát triển KH&CN.

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( nghiên cứu trường hợp tỉnh gia lai) (Trang 64 - 65)