9. Kết cấu của Luận văn
2.4.1. Chính sách chung về KH&CN đối với lĩnh vực nông nghiệp
2.4.1.1. Các chính sách của Trung ương
Từ những năm bắt đầu sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích ứng dụng thành tựu KH&CN phục vụ cho việc phát triển đất nƣớc nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Những chính sách khuyến khích ứng dụng KH&CN vào nông nghiệp nổi bật có thể kể đến nhƣ sau:
- Nghị quyết số 26-NQ/TƢ của bộ Chính trị về KH&CN trong sự nghiệp đổi mới: Hiện đại hóa các công nghệ truyền thống, kết hợp các công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại để đƣa KH&CN mới vào nền kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình và các thành phần kinh tế khác ở khắp các vùng miền trong cả nƣớc. Đƣa ra các biện pháp tổ chức và khuyến khích cán bộ KHKT về công tác tại cơ sở nhất là ở các vùng nông thôn và miền núi. Qua đó đƣa nhanh các thành tựu KH&CN vào sản xuất. Khuyến khích thành lập các tổ chức hỗ trợ phát triển nông thôn.
- Nghị quyết Trung ƣơng 2 (khóa VIII) về định hƣớng chiến lƣợc phát triển KH&CN trong thời kỳ CNH, HĐH: Đến năm 2020 đạt trình độ tiên tiến về công nghệ trong các ngành kinh tế trọng điểm. Đẩy mạnh nghiên cứu tuyển chọn các giống cây, con có năng suất chất lƣợng cao; làm chủ đƣợc các công nghệ sản xuất các giống cây lƣơng thực chủ lực; hƣớng đến sản xuất các loại nông sản sạch. Phát triển chăn nuôi; chú ý đến công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch; Hƣớng
đến phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Thành lập các tổ chức nghiên cứu và triển khai, mở rộng mạng lƣới dịch vụ tƣ vấn KH&CN. Miễn hoặc giảm thuế doanh thu cho các hoạt động tƣ vấn KH&CN.
- Đặc biệt, ngày 28/2/2001, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 63-CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Chỉ thị đã đề cập đến các chính sách đối với các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, các tổ chức nghiê cứu và triển khai, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào nông nghiệp nhằm tăng cƣờng nghiên cứu, áp dụng các thành quả mới nhất của KH&CN. Tập trung các lực lƣợng KH&CN để giải quyết các vấn đề bức xúc trong CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Tăng cƣờng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt là với các nƣớc có nền nông nghiệp phát triển. Qua đó tạo điều kiện cho các cán bộ KHKT đƣợc đào tạo nâng cao trình độ để phục vụ trực tiếp cho mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.
- Nghị Quyết Trung ƣơng 6 (khóa XI) số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế. Theo nghị quyết trong thời gian đến nền KH&CN sẽ tập trung ƣu tiên phát triển một số công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ liên ngành; Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển KH&CN trong các ngành, lĩnh vực, vùng, địa phƣơng.
- Năm 2010, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 61/2010/NĐ-CP chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn. Gần đây, Nghị định này đã đƣợc thay thế bởi Nghị định 210/2013/NĐ-CP. Các chính sách và mức ƣu đãi về miễn, giảm, hỗ trợ tiền sử dụng đất, thuê đất; hỗ trợ phát triển thị trƣờng; hỗ trợ dịch vụ tƣ vấn; hỗ trợ áp dụng KH&CN; hỗ trợ tiền cƣớc phí vận tải đều cao hơn, cụ thể hơn so với Nghị định 61/2010/NĐ-CP.
- Năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tƣ và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN. Nghị định này quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành các Điều 52, 53, 54, 58 và 63 của Luật Khoa học và công nghệ về đầu tƣ, cơ chế tài chính và một số nội dung cần thiết về dự toán ngân sách nhà nƣớc, nội dung chi cho hoạt động KH&CN và quản lý nhà nƣớc về quỹ phát triển KH&CN.
- Ngoài các chính sách trên để hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn phát triển Chính Phủ cũng đã ban hành một số văn bản trong lĩnh vực tín dụng cũng nhƣ chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp nhƣ: Nghị định 41/2010/NĐ-CP; Quyết định 497/QĐ-TTg; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg.
2.4.1.2. Các chính sách của tỉnh Gia Lai
Để hoạt động KH&CN của Tỉnh từng bƣớc phát triển và phục vụ tốt quá trình phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Gia Lai, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Tỉnh cũng đã xác định lĩnh vực KH&CN là lĩnh vực quan trọng tạo tiền đề cho các ngành kinh tế phát triển. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho KH&CN phát triển trong những năm qua tỉnh Gia Lai đã có những chính sách nhằm phát triển KH&CN nhƣ:
- Quyết định số 1544/QĐ-UBND ngày 25/9/2007 về việc phê chuẩn điều lệ hoạt động của Hội đồng KHKT tỉnh;
- Quyết định số 10/2007/QĐ-UBND ngày 05/02/2007 về việc ban hành Quy định về quản lý hoạt động nghiên cứu và áp dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Chƣơng trình hành động thực hiện Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg của thủ tƣớng về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ CNH, HĐH đất nƣớc;
- Chƣơng trình số 20-CT/TU của Tỉnh ủy Gia Lai ngày 30/10/2002 về việc thực hiện chỉ thị 63-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn;
- Chƣơng trình số 25-CTr/TU của Tỉnh ủy Gia Lai ngày 10/01/2003 về việc đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010.
- Chƣơng trình số 48-CTr/TU ngày 19/3/2013 của Tỉnh ủy Gia Lai về thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 6 khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH.
a. Những thành tựu đạt đƣợc
Việc có những chƣơng trình, chính sách phát triển kịp thời đã giúp nền nông nghiệp tỉnh Gia Lai có những bƣớc tiến nhảy vọt về khoa học kỹ thuật nhƣ:
- Đẩy mạnh việc tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống, ứng dụng công nghệ sinh học làm tăng năng suất, chất lƣợng cây trồng,
vật nuôi, công nghệ chế biến nông sản, thực phẩm, xử lý ô nhiễm môi trƣờng và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân;
- Tạo đƣợc phong trào ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống nhằm đa dạng hóa các sản phẩm trong các ngành sản xuất của địa phƣơng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và bảo vệ môi trƣờng;
- Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao những thành tựu của công nghệ sinh học. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ năng lực ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sản xuất và đời sống;
- Từng bƣớc đƣa KH&CN trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp và là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH. Tập trung đƣợc lực lƣợng KH&CN đáp ứng, giải quyết các yêu cầu phát triển;
- Phát triển công nghiệp phục vụ địa bàn nông thôn nhƣ công nghiệp chế biến nông sản, giảm tình trạng sản xuất, bán sản phẩm sơ chế, tăng hàng hóa nông sản đã qua chế biến có giá trị cao. Thúc đẩy các hình thức hợp tác để tăng tỷ trọng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi công nghệ xử lý, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch;
- Xây dựng và thực hiện đào tạo, nâng cao trình độ cho ngƣời lao động ở nông thôn, giúp họ ứng dụng KHKT vào sản xuất đạt hiệu quả;
- Trên cơ sở điều kiện tự nhiên của từng vùng, Tỉnh đã có quy hoạch và xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cơ bản hợp lý. Chú trọng khai thác thế mạnh sẵn có và đã định hinh đƣợc tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Tạo đƣợc những vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh với quy mô tập trung tƣơng đối lớn, đặc biệt là các loại cây nông nghiệp dài ngày nhƣ cao su, hồ tiêu, cà phê; các vùng nông sản nguyên liệu nhƣ bắp lai, mía, sắn; phát triển mạnh cả quy mô, số lƣợng và chất lƣợng trong chăn nuôi bò, chăn nuôi heo. Sản xuất nông nghiệp hạn chế xâm hại đến rừng;
- Hình thành đƣợc các mạng lƣới dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp của Nhà nƣớc rộng khắp, chủ yếu là các đơn vị sự nghiệp khoa học kỹ thuật làm công tác giống, bảo vệ cây trồng vật nuôi, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
b. Những tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, nền nông nghiệp tỉnh Gia Lai còn một số tồn tại cần phải có những chính sách sát với thực tế, phù hợp với tình hình sản xuất nông nghiệp và kinh tế xã hội hơn nữa để giải quyết các vấn đề sau:
- Cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nhƣ giao thông, thủy lợi, chế biến chƣa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nông nghiệp;
- Sức cạnh tranh của kinh tế nông thôn còn kém, thu nhập của nông dân phần lớn còn thấp, còn nặng về khai thác tự nhiên; ít có đầu tƣ chiều sâu, đặc biệt hộ nông dân đồng bào dân tộc ít ngƣời chƣa cải tiến một cách cơ bản tập quán sản xuất, chất lƣợng lao động thấp, thu nhập thiếu ổn định; một số hủ tục lạc hậu ở một số vùng chƣa đƣợc xóa bỏ … đã ảnh hƣởng lớn đến đời sống vật chất, tinh thần của cƣ dân nông thôn;
- Kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể còn nhiều mặt hạn chế, lợi nhuận trên đơn vị diện tích canh tác còn thấp, chƣa thực sự đóng vai trò nền tảng và ảnh hƣởng rộng lớn đến sản xuất nông nghiệp, nông thôn toàn tỉnh;
- Sự chênh lệch về kinh tế, xã hội giữa nông thôn và thành thị, giữa các trung tâm với vùng sâu vùng xa, giữa hộ đồng bào kinh với đồng bào dân tộc còn lớn;
- Kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhìn chung còn yếu kém, nhất là khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa. Đây là một trở lực lớn cho CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, chƣa đáp ứng yêu cầu khai thác những tiềm năng sẵn có một cách có hiệu quả;
- Dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực vùng nông thôn còn thấp và không đồng đều, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
- Đội ngũ cán bộ còn yếu, chƣa đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng, ít cơ hội đƣợc tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nên việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế.