Thực trạng ứng dụng các kết quả nghiên cứu giai đoạn từ 2010 đến nay

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( nghiên cứu trường hợp tỉnh gia lai) (Trang 47 - 49)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3.3.Thực trạng ứng dụng các kết quả nghiên cứu giai đoạn từ 2010 đến nay

nay

Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu của luận văn, số liệu khảo sát đƣợc lấy từ kết quả ứng dụng các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010. Tuy nhiên, để có cái nhìn khách quan cũng nhƣ nhận định chung về thực trạng ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Gia Lai hiện nay, luận văn đề cập và đánh giá thêm về một số kết quả ứng dụng các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Bảng 2.9:Số lƣợng và kinh phí cho Đề tài, Dự án giai đoạn 2010 – 2015

Từ bảng tổng hợp trên có thể nhận thấy trong các năm 2011, 2012, 2013, 2014 số lƣợng các nhiệm vụ KH&CN mảng Nông Lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng số các nhiệm vụ KH&CN hàng năm tại tỉnh Gia Lai. Đặc biệt trong năm 2014, nguồn vốn phân bổ cho nhiệm vụ KH&CN mảng Nông Lâm nghiệp chiếm đến 71,2% tổng kinh phí các nhiệm vụ, điều này cho thấy các đề tài, dự án Nông Lâm nghiệp đều xuất phát từ đòi hỏi của thực tế sản xuất và đời sống. Các nhiệm vụ đang triển khai hoặc đang quá trình chuẩn bị khá đa dạng về ngành, lĩnh vực và nhiệm vụ nào cũng đƣợc xem xét cân nhắc kỹ trong cách nêu vấn đề cũng nhƣ mục tiêu hƣớng đến và cách thức cụ thể giải quyết vấn đề vì vậy đã triển khai khá tốt trong quá trình thực hiện.

Tuy nhiên trong năm 2015, tỉnh Gia Lai chỉ chọn lựa đƣợc 01 đề tài thuộc mảng Nông Lâm nghiệp để triển khai, vì trong năm này các nhiệm vụ đƣợc đề xuất không chú trọng vào các vấn đề thực tế cần phải có KH&CN giải quyết, hoặc nhiều nhiệm vụ đề xuất theo hƣớng đặt hàng của Tỉnh, tuy nhiên chất lƣợng các hồ sơ này là không cao vì vậy không đƣợc chọn để thực hiện. Việc này cho thấy trong thời gian gần đây việc chọn lựa, cho phép thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của Tỉnh đƣợc xem xét rất kỹ. Tỉnh đã kiên quyết loại bỏ những nhiệm vụ, hồ sơ xây dựng không sát với thực tế hoặc chƣa cho thấy sự tin tƣởng khi triển khai. Điều này làm giảm sự thất thoát kinh phí của Nhà nƣớc, tránh đƣợc tình trạng các nghiên cứu thực hiện xong không đƣợc áp dụng nhân rộng thực tế vì nghiên cứu xa rời thực tế, đây

Năm

Tổng nhiệm vụ Nông lâm nghiệp

Ghi chú Số lƣợng Kinh phí (triệu đồng) Số lƣợng Kinh phí (triệu đồng) 2011 15 11.942,390 6 7.897,600 2012 19 19.589,65 9 11.750,42 2013 12 14.313,0 4 5.275,7 2014 6 5.950,8 3 4.237,8 2015 6 3.810 1 750 Tổng 58 55.605,85 23 29.911,52

là điều mà thực tế tại nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc chƣa thực hiện đƣợc.

Trong các năm từ 2011 đến 2015 chỉ có một số ít đề tài đã nghiệm thu và nhân rộng, tuy nhiên nhiều nhiệm vụ đã cho thấy tính khả thi lớn khi đƣợc nhân rộng ra thực tế nhƣ: đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển sản xuất giống lúa lai hai dòng tại tỉnh Gia Lai”, đề tài “Nghiên cứu phát triển một số loài cây ăn quả đặc sản phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Gia Lai”. Đã có nhiều hộ dân tham gia phát triển sản xuất lúa lai 2 dòng sau khi đề tài kết thúc, một số đơn vị tƣ nhân đầu tƣ sản xuất giống để cung cấp và hƣớng dẫn kỹ thuật canh tác cho ngƣời dân sau đó đứng ra thu mua toàn bộ sản phẩm này.

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp vào thực tiễn ( nghiên cứu trường hợp tỉnh gia lai) (Trang 47 - 49)